Tải App trên Android

Câu hỏi kèm đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
03/05/2024 14:51 PM

Xin cho tôi biết câu hỏi kèm đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024? - Khánh Nam (Bình Dương)

Câu hỏi kèm đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

Câu hỏi kèm đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Câu hỏi kèm đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

Dưới đây là câu hỏi kèm đáp án tham khảo tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024:

Câu hỏi số 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam mới ở đâu và đạt kết quả như thế nào?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử tại Hà Nội, Người đi bỏ phiếu và đạt tỷ lệ số phiếu 100%

B. Tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh được miễn không phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử.

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử tại Hà Nội, Người đi bỏ phiếu và đạt tỷ lệ số phiếu 99%

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử tại Hà Nội, Người đi bỏ phiếu và đạt tỷ lệ số phiếu 98,4%.

Câu hỏi số 2: Trận đánh của quân dân Thủ đô mở đầu “60 ngày đêm khói lửa” năm 1946 vào thời gian nào?

A. 20 giờ 15 phút ngày 19-12-1946

B. 20 giờ 00 phút ngày 19-12-1946

C. 20 giờ 03 phút ngày 19-12-1946

D. 20 giờ 30 phút ngày 19-12-1946

Câu hỏi số 3: Nhà tư sản nào của Hà Nội hiến hơn 5.000 lượng vàng cho Chính phủ sau Cách mạng Tháng 8/1945?

A. Nguyễn Sơn Hà

B. Ngô Tử Hạ

C. Trịnh Văn Bô

D. Đỗ Đình Thiện

Câu hỏi số 4: Thành uỷ Hà Nội được chính thức thành lập và kiện toàn tại địa điểm nào sau đây?

A. Số 177, phố Hàng Bông

B. Số 42, phố Hàng Thiếc

C. Số 86, phố Hàng Bạc

D. Số 48, phố Hàng Ngang

Câu hỏi số 5: Ai là người được Tổng cục Cung cấp (Bộ Quốc phòng) cử tham gia Ban chỉ đạo tiếp quản Hà Nội (10/10/1954) của Bộ Quốc phòng giữ cương vị Tổng Tư lệnh?

A. Trần Hữu Dực

B. Nguyễn Ngọc Minh

C. Trần Duy Hưng

D. Nguyễn Thế Khánh

Câu hỏi số 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu về đến Đình làng Phú Thượng (nay thuộc quận Tây Hồ) Hà Nội ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 24/8/1945

B. Ngày 25/8/1945

C. Ngày 22/8/1945

D. Ngày 23/8/1945

Câu hỏi số 7: Đảng bộ Thành phố Hà Nội thành lập ngày tháng, năm nào?

A. Ngày 10/03/1930

B. Ngày 07/5/1930

C. Ngày 17/3/1930

D. Ngày 16/3/1930

Câu hỏi số 8: Số vàng các nhà hảo tâm ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong "Tuần lễ vàng" từ ngày 17 đến 24-9-1945 là bao nhiêu?

A. 350 kg

B. 370 kg

C. 300 kg

D. 400 kg

Câu hỏi số 9: Trụ sở Ban Chỉ huy Trung đoàn Thủ đô ngày đầu thành lập tại địa điểm nào?

A. Số 42, phố Hàng Thiếc

B. Số 48, phố Hàng Ngang

C. Số 177, phố Hàng Bông

D. Số 86, phố Hàng Bạc

Câu hỏi số 10: Ai là Bí thư Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ Hà Nội?

A. Đồng chí Trần Quang Tặng

B. Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ

C. Đồng chí Phạm Văn Phong

D. Đồng chí Đỗ Ngọc Du

Câu hỏi số 11: Nêu bài học chủ yếu của Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội trong Cách mạng Tháng Tám 1945?

A. Xứ ủy Bắc kỳ, Thành ủy Hà Nội đã chủ động, táo bạo tìm ra phương thức khởi nghĩa phù hợp, tổ chức thành công các cuộc đấu tranh ngoại giao, vô hiệu hóa kẻ thù để giành được thắng lợi lớn nhất với tổn thất ít nhất; vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối chiến lược, sách lược của Đảng vào thực tiễn Hà Nội…

B. Quá trình chuẩn bị mọi mặt của Đảng bộ và nhân dân Hà Nội, từ tổ chức, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, đến tập dượt quần chúng.

C. Đó là thắng lợi của nghệ thuật biết giành thời cơ cách mạng và năng lực tổ chức, phát huy sức mạnh vô địch của nhân dân “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu hỏi số 12: Trung Đoàn Thủ Đô Anh hùng được thành lập ngày tháng năm nào?

A. Ngày 17/02/1947

B. Ngày 12/01/1947

C. Ngày 06/01/1947

D. Ngày 19/12/1946

Câu hỏi số 13: Thành ủy Hà Nội chính thức được lập lại vào tháng, năm nào?

A. Tháng 05 năm 1935

B. Tháng 3 năm 1935

C. Tháng 03 năm 1937

D. Tháng 03 năm 1936

Câu hỏi số 14: Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn Thủ đô là ai?

A. Lê Trung Toản

B. Hoàng Siêu Hải

C. Hoàng Phương

D. Trần Phúc Ánh

Câu hỏi số 15: Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết; theo quy định, thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương nhưng thời gian họ lưu lại tại Hà Nội là bao nhiêu ngày?

A. 90 ngày

B. 50 ngày

C. 100 ngày

D. 80 ngày

Câu hỏi số 16: Bài hát “Người Hà Nội” là một ca khúc mang tính biểu tượng của Hà Nội được sáng tác năm nào?

A. Năm 1945

B. Năm 1947

C. Năm 1949

D. Năm 1946

Câu hỏi số 17: Trung đoàn Thủ Đô đã thực hiện cuộc lui quân “thần kỳ”, rút khỏi thành phố trong vòng vây khép kín của kẻ thù, vượt qua sông Hồng, lên Chiến khu an toàn bắt đầu ngày nào?

A. Ngày 17/02/1947

B. Ngày 16/02/1947

C. Ngày 15/02/1947

D. Ngày 18/02/1947

Câu hỏi số 18: Trong các dữ kiện sau dữ kiện nào là dữ kiện đúng ?

A. 5 giờ, ngày 10/10/1954, Trung đoàn Thủ đô dẫn đầu đội hình của Đại đoàn Quân Tiên phong (308) tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Bộ đội tiến đến đâu, nhân dân ta đổ ra hai bên đường, phất cờ tung hoa, reo mừng không ngớt. Cổng chào, khẩu hiệu dựng lên khắp các đường phố, cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên khắp các tầng nhà. Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng.

B. 16 giờ đến 16 giờ 30, quân đội Liên hiệp Pháp rời khỏi thành phố, lặng lẽ rút sang phía Bắc cầu Long Biên, quân đội ta hoàn toàn kiểm soát thành phố Hà Nội.

C. 6 giờ sáng ngày 9/10/1954, Bộ đội ta theo nhiều đường từ ngoại thành tiến vào nội thành Hà Nội, chia làm nhiều cánh quân tiến vào thủ đô.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu hỏi số 19: Nhân dân Tứ Tổng (Tứ Liên) đã dùng phương tiện gì chở cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô qua sông Hồng?

A. Xuồng máy

B. Thuyền tam ban

C. Xà Lan.

D. Thuyền gỗ.

Câu hỏi số 20: Bí thư Khu ủy XI (Hà Nội) kiêm Chủ tịch Ủy Ban kháng chiến Khu XI là ai?

A. Trần Quang Huy

B. Nguyễn Văn Trân

C. Nguyễn Ngọc Vũ

D. Nguyễn Quyết

Câu hỏi số 21: Đồng chí có đề xuất giải pháp cụ thể gì đối với xây dựng Thủ đô gắn với việc thực hiện 1 trong các tiêu chí sau: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại (Lưu ý: Số lượng từ 250 từ đến tối đa không quá 500 từ)

Thời gian diễn ra Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

* Phát động Cuộc thi: Ngày 22/4/2024

* Tổ chức các Vòng thi:

- Vòng sơ khảo: diễn ra trong 12 tuần từ ngày 01/5/2024 đến ngày 31/7/2024, cụ thể:

+ Giai đoạn 1: Chủ đề “Tiến về Hà Nội” (Từ khi thành lập Đảng bộ Thành phố đến giải phóng Thủ đô): Bắt đầu từ 8h00 ngày 01/5/2024 đến 23h00 ngày 31/5/2024

+ Giai đoạn 2: Chủ đề “Hà Nội - Thủ đô ta đó” (Giai đoạn từ sau giải phóng Thủ đô đến nay): Bắt đầu từ 8h00 ngày 01/6/2024 đến 23h00 ngày 30/6/2024

+ Giai đoạn 3: Chủ đề “Thênh thang đường mới” (Gắn với việc thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và các chỉ thị, nghị quyết khác có liên quan): Bắt đầu từ 8h00 ngày 01/7/2024 đến 23h00 ngày 31/7/2024.

- Vòng chung khảo: 16 thí sinh có thành tích xuất sắc tại vòng sơ khảo tham gia thi Vòng chung khảo dự kiến tổ chức trong tháng 8/2024 dưới hình thức thi “sân khấu hoá”.

- Tổng kết và trao giải cuộc thi: được tổ chức ngay sau khi kết thúc vòng thi chung khảo.

Nội dung Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

- Tìm hiểu về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang và những đóng góp to lớn của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tìm hiểu về truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, những thành tựu của Thủ đô đạt được qua 70 năm xây dựng và phát triển và sau gần 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới trên các lĩnh vực.

- Tìm hiểu về những nội dung cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (như: những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, các chỉ tiêu cơ bản; kết quả thực hiện của Thành phố trong thời gian qua…).

- Đóng góp ý kiến, hiến kế, phát hiện và nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả trong bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô.

(Nguồn Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội)

Mục tiêu và tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội

(1) Mục tiêu đến năm 2030

- Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

- Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD.

(2) Tầm nhìn đến năm 2045

Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

(Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 05/5/2022)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 60,235

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]