Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 18/2019/NĐ-CP thì quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:
- Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là quỹ được thành lập ở trung ương, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý để tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, ủng hộ tự nguyện vật chất, tài chính thực hiện công tác khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam, hỗ trợ bảo đảm an toàn đời sống, sinh hoạt cho nhân dân, giúp đỡ nạn nhân bom mìn vật nổ hòa nhập đời sống cộng đồng.
- Nguồn tài chính của Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh:
+ Thu từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
+ Thu từ vốn ODA không hoàn lại, viện trợ phi chính phủ nước ngoài (nếu có);
+ Thu từ ủng hộ có mục đích, địa chỉ cụ thể để thực hiện mục tiêu theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
+ Thu từ lãi tiền gửi;
+ Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
- Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh sau:
+ Chi tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân;
+ Chi hỗ trợ các hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá, xử lý bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
+ Chi hỗ trợ học tập đối với trẻ em là nạn nhân hoặc con của nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
+ Chi hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
+ Chi hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp cho nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
+ Chi hỗ trợ khẩn cấp để cấp cứu, cứu chữa và trợ giúp cho các nạn nhân thuộc gia đình hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị tai nạn do bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
+ Chi hỗ trợ tái định cư, tái hòa nhập cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư thuộc vùng ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại các tỉnh bị ô nhiễm nặng;
+ Chi có mục đích theo hợp đồng hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân phù hợp với tôn chỉ mục đích hoạt động của Quỹ;
+ Chi tổ chức tuyên truyền, vận động ủng hộ Quỹ ở trong và ngoài nước;
+ Chi phí thuê mướn và các khoản chi đặc thù, chi khác có liên quan.
- Việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải bảo đảm đúng mục đích, kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Chế độ bồi dưỡng đối với đối tượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh được quy định cụ thể tại Điều 3 Quyết định 16/2024/QĐ-TTg như sau:
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 16/2024/QĐ-TTg ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp (nếu có) và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật, được hưởng chế độ bồi dưỡng mức 350.000 đồng/người/ngày, tính theo ngày thực tế trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại khu vực khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ.
Trong ngày thực tế làm việc, nếu thời gian trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại khu vực khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ dưới 04 giờ thì được tính bằng một nửa ngày; từ đủ 04 giờ trở lên được tính 01 ngày.