Các hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Tô Quốc Trình
28/09/2024 20:30 PM

Nội dung bài viết trình bày các hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Các hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện 2024

Các hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện 2024 (Hình ảnh từ Internet)

1. Các hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện 2024

Tại Điều 5 Nghị định 80/2017/NĐ-CP thì các hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện như sau:

- Đối với cơ sở giáo dục

+ Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai;

+ Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục có sự tham gia của người học;

+ Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học; bảo mật cho người cung cấp thông tin;

+ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, từ thiện vì cộng đồng, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý của người học;

+ Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn, công tác trợ giúp người học;

+ Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học.

- Đối với lớp độc lập: Tối thiểu phải đạt yêu cầu quy định tại điểm a và điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2017/NĐ-CP.

2. Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Tại Điều 3 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

* Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần thực hiện tốt những việc sau:

- Đảm bảo an ninh trật tự, nội vụ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Có kế hoạch phòng chống cháy nổ, ứng phó trước hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai (mưa bão, lũ lụt,...), phòng chống dịch bệnh theo quy định.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nước uống; không để xảy ra ngộ độc, mất an toàn thực phẩm trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên trong quá trình học tập và các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ; không để xảy ra hành vi quấy rối, xâm hại tình dục đối với học sinh, sinh viên.

- Phối hợp giữa nhà trường với địa phương trong việc bảo đảm an ninh, an toàn cho học sinh, sinh viên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

* Xây dựng và thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Trên cơ sở quy tắc ứng xử chung được quy định tại Điều 4 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH, cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng Bộ quy tắc ứng xử phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

- Bộ quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải được lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và của học sinh, sinh viên trước khi ban hành.

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm quán triệt đến toàn thể cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên biết và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử của đơn vị.

- Bộ Quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải được niêm yết tại các bảng tin, bảng thông báo, website của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong đơn vị. Định kỳ khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên về việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử.

* Thiết lập kênh thông tin trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Xây dựng và phát huy hiệu quả trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng cường trao đổi thông tin với cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cá nhân có liên quan khác về văn hóa ứng xử.

- Thiết lập hộp thư góp ý và công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh về môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Xử lý thông tin nhanh và hiệu quả. Đảm bảo việc bảo mật thông tin cá nhân của người cung cấp thông tin theo quy định pháp luật.

- Tổ chức gặp gỡ, trao đổi thông tin với gia đình học sinh, sinh viên.

* Tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh, sinh viên

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các hoạt động hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động từ thiện, hoạt động vì cộng đồng, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành, phù hợp với khả năng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của học sinh, sinh viên.

- Các hoạt động nêu tại điểm a khoản 4 Điều 32 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH phải được lập kế hoạch theo học kỳ hoặc năm học trước khi tổ chức.

- Các hoạt động nêu tại điểm a khoản Điều 32 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH phải đảm bảo đúng quy định pháp luật, phù hợp với độ tuổi, tâm lý của học sinh, sinh viên và không trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, vùng, miền.

- Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động từ thiện, hoạt động vì cộng đồng, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các hoạt động liên quan đến xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

* Thực hiện công tác y tế trường học và trợ giúp học sinh, sinh viên

- Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên theo quy định.

- Triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch bệnh do cơ quan y tế hoặc cơ quan quản lý cấp trên yêu cầu.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh, sinh viên.

- Đảm bảo các điều kiện sơ, cấp cứu, hỗ trợ kịp thời nạn nhân khi xảy ra tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

* Tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn để đảm bảo:

- An ninh, trật tự, an toàn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- An toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của cán bộ, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên.

- An toàn cho các hoạt động giáo dục, các cuộc giao lưu văn hóa xã hội.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,636

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]