Vỡ đê sông Lô dài 10m: phải tạm dừng xử lý hàn khẩu do chênh lệch mực nước lớn

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
11/09/2024 17:49 PM

Dưới đây là nội dung về sự cố vỡ đê sông Lô dài 10m trên bàn xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang.

Vỡ đê sông Lô dài 10m: phải tạm dừng xử lý hàn khẩu do chênh lệch mực nước lớn

Vỡ đê sông Lô dài 10m: phải tạm dừng xử lý hàn khẩu do chênh lệch mực nước lớn (Hình từ internet)

Vỡ đê sông Lô dài 10m: phải tạm dừng xử lý hàn khẩu do chênh lệch mực nước lớn

Cụ thể, theo báo cáo nhanh về công tác phòng, chống thiên tai ngày 10/9/2024 của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT).

Về tình hình đê điều ,theo báo cáo và thông tin từ Chi cục Quản lý đê điều &PCLB/Thủy lợi của các địa phương, tính đến 19h00 ngày 10/9/2024 trên hệ thống đê đã phát sinh tổng số đã xảy ra 25 sự cố đê điều tại 09 tỉnh, thành phố.

Trong đó, đã có sự cố vỡ đê cấp V, dài 10m (đê tả sông Lô thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương bảo vệ cho khu vực 40 ha với khoảng 230 hộ dân), địa phương đã tổ chức di dời dân cư để tránh ngập lụt và đang tiến hành xử lý hàn khẩu, nhưng phải tạm dừng do chênh lệch mực nước lớn.

Như vậy, đối với sự số vỡ đê sông Lô dài 10m, hiện cho chênh lệch mực nước lớn nên vẫn chưa tiến hành xử lý hàn khẩu.

Về tình hình lũ trên các sông Bắc Bộ, báo cáo nhanh như sau:

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái đang xuống nhưng vẫn ở trên mức nước lũ lịch sử năm 1968 (34,42m), tại Phú Thọ đang biến đổi chậm. Lũ trên sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Bắc Ninh), sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương), sông Hồng (Hà Nội), sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang lên; sông Lục Nam (Bắc Giang) đang xuống. Mực nước lúc trên các sông như sau:

- Trên sông Thao tại Lào Cai lúc 07h: 81,34m, trên báo động BĐ1 1,34m; tại Bảo Hà lúc 06h: 57,03m trên BĐ3 0,03m; tại Yên Bái lúc 07h: 34,51m, trên BĐ3 2,51m;

- Trên sông Cầu tại Cầu Gia Bảy lúc 06h: 27,38m trên BĐ3 0,38m; tại Đáp Cầu lúc 06h: 7,18m, trên BĐ3 0,88m;

- Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương lúc 6h: 7,07m, trên BĐ3 0,77m

- Trên sông Lục Nam tại Lục Nam lúc 06h: 6,03m trên BĐ3 0,73m;

- Trên sông Lô tại Tuyên Quang lúc 05h: 27,73m trên BĐ3 1,73m;

- Trên sông Thái Bình tại Phả Lại lúc 07h: 5,83m trên BĐ2 0,83m;

- Trên sông Hồng tại Hà Nội lúc 07h: 10,86m, trên BĐ2 0,36m.

Dự báo: Trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức BĐ3, tại Phú Thọ biến đổi chậm ở mức BĐ2; trên sông Lô tại Tuyên Quang có khả năng đạt đỉnh 27,80m, trên BĐ3 1,80m vào sáng 11/9 sau đó xuống chậm, tại Vụ Quang tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức 21,00m, trên mức BĐ3 0,50m vào trưa 11/9 sau đó xuống; trên sông Cầu tiếp tục lên và ở trên mức BĐ3; trên sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3; trên sông Lục Nam xuống chậm nhưng vẫn ở trên mức BĐ2; trên sông Thái Bình tiếp tục lên mức BĐ3; trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức BĐ3; trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa ngày 11/9 và trên mức BĐ2

Quy định về nội dung phương án ứng phó với thiên tai với hồ thủy điện,đập nước và hồ thủy lợi

Tại Điều 25 Nghị định 114/2018/NĐ-CP đã quy định về phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với như sau:

(1) Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.

(2) Phương án ứng phó thiên tai thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật phòng, chống thiên tai.

(3) Nội dung chính của phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp

- Kịch bản vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập;

- Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập theo quy định tại Điều 27 Nghị định 114/2018/NĐ-CP;

- Các tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập; dự kiến và kế hoạch ứng phó ở công trình đầu mối;

- Thống kê các đối tượng bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng theo các kịch bản;

- Quy định về chế độ, phương thức thông tin, cảnh báo, báo động đến chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, phòng chống thiên tai và người dân khu vực bị ảnh hưởng;

- Kế hoạch ứng phó phù hợp với từng tình huống lũ, ngập lụt ở vùng hạ du đập;

- Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án;

- Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan.

(4) Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ; đập, hồ chứa nước lớn có tràn tự do đang khai thác mà chưa có thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập thì phải lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 861

Bài viết về

Phòng chống lụt bão

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]