Cập nhật thiệt hại do bão số 6 mới nhất ngày 29/10: Số người chết, mất tích?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
29/10/2024 10:55 AM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung cập nhật thiệt hại do bão số 6 mới nhất ngày 29/10: Số người chết, mất tích?

Cập nhật thiệt hại do bão số 6 mới nhất ngày 29/10: Số người chết, mất tích

Cập nhật thiệt hại do bão số 6 mới nhất ngày 29/10: Số người chết, mất tích? (Hình từ internet)

Cập nhật thiệt hại do bão số 6 mới nhất ngày 29/10: Số người chết, mất tích?

Ngày 29/10/2024, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) có BÁO CÁO NHANH về công tác phòng, chống thiên tai ngày 28/10/2024.

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực BCH PCTT&TKCN các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, tính đến 07h/29/10, bão số 6 và mưa lũ hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại như sau:

- Về người: 01 người chết tại Quảng Bình (do nước cuốn trôi khi đang làm nhiệm vụ cứu hộ), 01 người mất tích tại Quảng Bình (bị nước cuốn mất tích trong lúc di chuyển tài sản tránh lũ, thuyền bị lật), 05 người bị thương (Quảng Trị 01; Quảng Nam 04).

- Về nhà ở: 318 nhà hư hỏng, tốc mái (Quảng Trị 05, TT Huế 235, Quảng Nam 18, Đà Nẵng 60); 34.201 nhà ngập (Quảng Bình 32.767, Quảng Trị 1.336, TT Huế 47, Đà Nẵng 51). Đến nay còn 34.020 nhà ngập (Quảng Bình 32.767, Quảng Trị 1.253).

- Về nông nghiệp: 622 ha hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, hư hại (Quảng Bình 291; Quảng Trị 309,5; TT Huế 05; Quảng Nam 6,5; Đà Nẵng 10); 2.784 cây xanh đô thị bị gãy đổ (Quảng Bình 15, Quảng Trị 14, TT Huế 1.807, Quảng Nam 95, Đà Nẵng 853); 531 con gia súc (Quảng Trị 530, Quảng Nam 01), 17.552 con gia cầm bị chết, cuốn trôi (Quảng Bình 4.000, Quảng Trị 13.482, Quảng Nam 70); 1.091 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại (Hà Tĩnh 02, Quảng Bình 410, Quảng Trị 681).

- Về giao thông: 53 vị trí đường Quốc lộ 9B, 9C, 12A, 9E, 15 (Quảng Bình), 15D, 9D (Quảng Trị), 49B (TT Huế) bị sạt lở, hư hỏng; 89 vị trí đường giao thông nông thôn bị sạt lở, hư hỏng với tổng khối lượng 25.914 m3 đất đá. Sự cố đường sắt Bắc - Nam tại khu gian Sa Lung - Tiên An đang tiếp tục xử lý và bố trí ô tô chuyển tải hành khách giữa ga Đông Hà và ga Đồng Hới; dự kiến thông đường trước 15h ngày 29/10.

- Về thủy lợi: 6,5km kè, kênh mương bị hư hỏng tại Quảng Trị; 16,8km bờ biển bị sạt lở (Quảng Bình 1,5km; Quảng Trị 5km; Thừa Thiên Huế 10,3km).

Các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại.

Thủ tướng chỉ đạo 11 tỉnh, thành phố ứng phó bão số 6

Thủ tướng Chính phủ có Công điện 110/CĐ-TTg ngày 24/10/2024 về việc chủ động ứng phó bão TRAMI.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát, cập nhật lại phương án ứng phó thiên tai, bão lũ trên địa bàn; căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ, trong đó:

- Tập trung bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo:

+ Tổ chức rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

+ Rà soát, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, cửa sông, ven biển; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp.

+ Căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.

- Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền:

+ Rà soát, sẵn sàng sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những nơi có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, cửa sông, ven biển.

+ Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, đê điều; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp.

+ Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.

- Bảo đảm an toàn khu vực miền núi:

+ Rà soát, sẵn sàng triển khai sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

+ Kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

+ Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

+ Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 752

Bài viết về

Phòng chống lụt bão

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn