Tăng giá dịch vụ trong lễ 2/9 phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Căn cứ Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và những người sử dụng lao động khác thực hiện lịch nghỉ lễ Quốc khánh trong năm 2024 như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8/2024 đến hết thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 02 ngày nghỉ hằng tuần.
- Đối với người lao động thuộc khu vực tư nhân, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 như sau:
+ Đối với dịp nghỉ lễ Quốc khánh: thứ Hai ngày 02/9/2024 Dương lịch và lựa chọn 01 trong 02 ngày: Chủ Nhật ngày 01/9/2024 hoặc thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch.
+ Thông báo phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
+ Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, người lao động thuộc khu vực công sẽ được nghỉ 4 ngày liên tục từ thứ Bảy ngày 31/8/2024 đến hết thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch (trừ trường hợp các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ Nhật).
Người lao động thuộc khu vực tư nhân sẽ được nghỉ số ngày do người sử dụng lao động quyết định lựa chọn theo 2 phương án sau: thứ Hai ngày 02/9/2024 và Chủ Nhật ngày 01/9/2024 Dương lịch hoặc thứ Hai ngày 02/9/2024 và thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch.
Cụ thể, hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá, kê khai giá không thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trường hợp dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá thì sẽ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên sẽ áp dụng cá nhân có hành vi vi phạm, còn tổ chức vi phạm sẽ có mức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Theo đó, tổ chức có hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá, kê khai giá không thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
Nếu dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá thì sẽ phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hàng vi vi phạm nêu trên còn phải buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá niêm yết vào ngân sách nhà nước.
(Khoản 4 Điều 3 và khoản 2, 3, 4 Điều 13 Nghị định 87/2024/NĐ-CP)