Những thay đổi về tiền lương của người lao động khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 (Dự kiến)

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
24/06/2024 15:15 PM

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024, theo đó tiền lương của một số người lao động sẽ có sự thay đổi.

Những thay đổi về tiền lương của người lao động khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 (Dự kiến) (Hình từ internet)

Mới đây, Bộ Lao Lao động - Thương binh và Xã hội đã công bố Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (gọi tắt là Dự thảo Nghị định). Theo dự thảo, mức lương tối thiểu tháng của các vùng đã tăng lên so với mức lương tối thiểu hiện tại. Mức tăng này dự kiến được áp dụng từ 01/7/2024.

Dự thảo Nghị định​

Những thay đổi về tiền lương của người lao động khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 (Dự kiến)

Theo đó, Bộ đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu, tăng tiền lương tối thiểu lên 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 01/7/2024, cụ thể:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Dự kiến từ 01/7/2024

Hiện hành

Dự kiến từ 01/7/2024

Hiện hành

Vùng I

4.960.000

4.680.000

23.800

22.500

Vùng II

4.410.000

4.160.000

21.200

20.000

Vùng III

3.860.000

3.640.000

18.600

17.500

Vùng IV

3.450.000

3.250.000

16.600

15.600

Khoản 1 Điều 91 Bộ Luật Lao động 2019 quy định như sau:

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 5 Dự thảo Nghị định có quy định như sau:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; 

Không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. 

Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động (bao gồm cả thỏa thuận về chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu) so với quy định nêu trên, thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp sau khi tiến hành tăng lương tối thiểu vùng mà lương của người lao động đang được trả thấp hơn mức lương tối thiểu đã điều chỉnh thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, theo đó: 

- Nếu lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động của người lao động đang bằng hoặc thấp hơn lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024, công ty cần tăng lên cho phù hợp với quy định mới.

- Nếu lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động của người lao động đang cao hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng khi được tăng từ 01/7/2024 thì công ty không bắt buộc phải điều chỉnh lại tăng lương, lúc này người lao động sẽ được tăng lương chế độ tăng lương theo hợp đồng lao động (nếu có).

Quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động được quy định tại Điều 93 Bộ Luật Lao động 2019 như sau: 

- Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

- Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

- Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp cho người lao động

Theo Điều 103 Bộ Luật Lao động 2019 quy định chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Đồng thời, tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định chế độ nâng bậc, nâng lương thực hiện theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.

Như vậy, chế độ nâng nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,542

Bài viết về

Lương tối thiểu vùng 2024

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]