Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp TPHCM

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
02/05/2024 17:03 PM

Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp TPHCM được quy định tại Quyết định 40/2022/QĐ-UBND.

 

Vị trí của Sở Tư pháp TPHCM

Theo Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 40/2022/QĐ-UBND, Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là Sở Tư pháp) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân Thành phố), chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế của Ủy ban nhân dân Thành phố theo thẩm quyền; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.

Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định pháp luật.

Sở Tư pháp có tên giao dịch bằng tiếng Anh là:

HO CHI MINH CITY JUSTICE DEPARTMENT.

Trụ sở làm việc của Sở Tư pháp đặt tại: số 141 - 143 đường Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Website: https://sotuphap.hochiminhcity.gov.vn

Điện thoại số: (028) 3829 7052 Email: stp@tphcm.gov.vn

Chức năng của Sở Tư pháp TPHCM

Căn cứ Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 40/2022/QĐ-UBND, Sở Tư pháp TPHCM có chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về:

- Công tác xây dựng và thi hành pháp luật;

- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;

- Phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Hòa giải ở cơ sở;

- Pháp chế;

- Chứng thực;

- Nuôi con nuôi;

- Hộ tịch;

- Quốc tịch;

- Lý lịch tư pháp;

- Bồi thường nhà nước;

- Trợ giúp pháp lý;

- Luật sư, tư vấn pháp luật;

- Công chứng;

- Giám định tư pháp;

- Đấu giá tài sản;

- Trọng tài thương mại;

- Hòa giải thương mại;

- Thừa phát lại;

- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;

- Đăng ký biện pháp bảo đảm;

- Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Công tác tư pháp khác và các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn chung của Sở Tư pháp TPHCM

Cụ thể tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 40/2022/QĐ-UBND) quy định nhiệm vụ và quyền hạn chung của Sở Tư pháp TPHCM như sau:

- Trình Ủy ban nhân dân Thành phố:

+ Dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố trong lĩnh vực tư pháp.

+ Dự thảo kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố trong lĩnh vực tư pháp.

+ Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Tư pháp, dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở theo quy định pháp luật.

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố:

+ Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp.

+ Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác tư pháp trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án trong lĩnh vực tư pháp đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp TPHCM

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp TPHCM bao gồm:

- Phòng Công chứng số 1.

- Phòng Công chứng số 2.

- Phòng Công chứng số 3.

- Phòng Công chứng số 4.

- Phòng Công chứng số 5.

- Phòng Công chứng số 6.

- Phòng Công chứng số 7.

- Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trung tâm Thông tin và Tư vấn công chứng Thành phố Hồ Chí Minh.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công và ủy quyền, Giám đốc Sở Tư pháp sau khi trao đổi thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ, đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định.

(Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 40/2022/QĐ-UBND)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,369

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn