Giải thưởng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư năm 2024 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Ngày 22/1/2024, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch 2858-KH/HVCTQG tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Kế hoạch 2858-KH/HVCTQG |
(1) Cơ cấu và số lượng giải thưởng
* Về giải thưởng cho tác phẩm của tác giả/nhóm tác giả
- 01 giải Đặc biệt cho tất cả các loại hình.
- Tác phẩm loại hình Tạp chí: 03 giải A, 06 giải B, 10 giải C, 20 giải Khuyến khích.
- Tác phẩm loại hình Báo: 03 giải A, 06 giải B, 10 giải C, 20 giải Khuyến khích.
- Tác phẩm loại hình Phát thanh: 02 giải A, 04 giải B, 6 giải C, 10 giải Khuyến khích.
- Tác phẩm chính luận loại hình Truyền hình: 02 giải A, 04 giải B, 06 giải C, 10 giải Khuyến khích.
- Tác phẩm chính luận loại hình Video Clip: 01 giải A, 02 giải B, 3 giải C, 06 giải Khuyến khích.
- Ngoài giải chính thức, Ban Chỉ đạo Cuộc thi trao tặng 20 giải Triển vọng cho tác phẩm dự thi của tác giả/nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên, sinh viên lọt vào vòng Chung khảo có số điểm cao nhất trong số tác phẩm của đoàn viên, thanh niên, sinh viên; và Trao phần thưởng cho tác giả/nhóm tác giả cao tuổi và nhỏ tuổi nhất.
* Về giải thưởng tập thể xuất sắc
Ban Chỉ đạo Cuộc thi tặng 15 giải Tập thể xuất sắc cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức Cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình với cách thức triển khai sâu rộng, sáng tạo; có nhiều tác phẩm dự thi cấp Trung ương đạt chất lượng tốt, trong đó có ít nhất 01 tác phẩm đạt giải B trở lên.
(2) Hình thức giải thưởng
* Giải thưởng dành cho tác phẩm của tác giả/nhóm tác giả
Mỗi tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải được tặng Giấy chứng nhận của Ban Chỉ đạo cuộc thi, Cúp lưu niệm và tiền thưởng.
* Giải tập thể xuất sắc
Mỗi tập thể đạt giải xuất sắc được tặng Bằng khen của Ban Chỉ đạo Cuộc thi, Cúp lưu niệm và tiền thưởng.
* Vòng sơ khảo
- Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương căn cứ Thể lệ đã công bố để tiếp tục đánh giá ban đầu và sàng lọc các tác phẩm gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi. Các tác phẩm đáp ứng yêu cầu về thể loại, chủ đề, kết cấu và hình thức sẽ được đưa vào chấm Sơ khảo.
- Hội đồng Sơ khảo tiến hành chấm thi. Căn cứ vào kết quả chấm sơ khảo, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn những tác phẩm có chất lượng tốt nhất (lấy điểm từ cao xuống thấp) để xem xét đưa vào chấm vòng Chung khảo.
- Với các tác phẩm dạng viết, Ban Tổ chức tiến hành rà quét bằng phần mềm công nghệ để xác định mức độ trùng lặp. Chỉ những bài viết có tỷ lệ trùng lặp không quá 20% (với thể loại Tạp chí) hoặc không quá 25% (với thể loại Báo) mới đủ điều kiện đưa vào chấm vòng Chung khảo.
* Vòng chung khảo
Hội đồng Chung khảo tổ chức chấm thi và lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất, đề xuất Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Cuộc thi xét trao giải thưởng.
Việc lựa chọn tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng căn cứ vào kết quả thực tế, không nhất thiết phải xét đủ số lượng giải Đặc biệt, A, B, C, Khuyến khích.
- Chấp hành đúng đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, quy định có liên quan.
- Quán triệt và thực hiện tốt phương châm kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”.
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về Cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, nhất là những điểm mới so với các cuộc thi trước. Thông qua đó, động viên, khuyến khích, huy động sự tham gia đông đảo của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân ở trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam.
- Qua Cuộc thi lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu để tuyên truyền, lan tỏa rộng rãi trong hệ thống chính trị và trong xã hội.
- Công tác chuẩn bị, tổ chức Cuộc thi phải được tiến hành bài bản, chu đáo, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở; công tác thẩm định, đánh giá tác phẩm dự thi phải khách quan, công tâm, chính xác, công bằng, công khai, minh bạch.