Quy định ghi nhãn thức ăn chăn nuôi

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
30/08/2023 18:30 PM

Hiện hành, việc ghi nhãn thức ăn chăn nuôi được quy định thế nào? Nội dung thể hiện trên nhãn sản phẩm thức ăn chăn nuôi gồm những gì? – Văn Tuân (Cà Mau)

Quy định ghi nhãn thức ăn chăn nuôi

Quy định ghi nhãn thức ăn chăn nuôi (Hình từ internet)

Quy định ghi nhãn thức ăn chăn nuôi

Nội dung đề cập tại Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT.

Theo đó, quy định ghi nhãn thức ăn chăn nuôi như sau:

(1) Nội dung thể hiện trên nhãn thức ăn chăn nuôi được quy định lại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT.

(2) Thức ăn chăn nuôi là hàng rời khi lưu thông phải có tài liệu kèm theo được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT, trừ trường hợp thức ăn chăn nuôi truyền thống chưa qua chế biến và bán trực tiếp cho người chăn nuôi.

(3) Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có bao bì khi lưu thông không phải ghi nhãn theo quy định tại mục (1) nhưng phải có dấu hiệu trên bao bì để nhận biết, tránh nhầm lẫn và có tài liệu kèm theo được quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT.

(4) Thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y để phòng, trị bệnh cho vật nuôi

+ Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ chứa thuốc thú y có thành phần kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đủ các thông tin: Tên và hàm lượng kháng sinh, mục đích sử dụng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng, tên và địa chỉ trang trại hoặc cơ sở chăn nuôi (đối với trường hợp điều trị, điều trị dự phòng) trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành phù hợp với nội dung ghi trong đơn thuốc của người kê đơn thuốc thú y theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y;

+ Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ chứa thuốc thú y không phải kê đơn theo quy định về thú y để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đủ các thông tin: Tên và hàm lượng hoạt chất có tác dụng phòng, trị bệnh; mục đích sử dụng; hướng dẫn sử dụng; thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành phù hợp với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thuốc thú y và pháp luật về quản lý thuốc thú y.

(5) Thức ăn chăn nuôi đã công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường phải thể hiện dấu hợp quy như sau:

+ Thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng quy định tại mục (2)(3): Dấu hợp quy được thể hiện trong tài liệu kèm theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Thức ăn chăn nuôi không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này: Dấu hợp quy được thể hiện trên nhãn hoặc bao bì của sản phẩm hoặc trong tài liệu kỹ thuật kèm theo lô hàng khi lưu hành.

Tài liệu kỹ thuật bao gồm các thông tin tối thiểu: Tên cơ sở chịu trách nhiệm về hàng hóa, địa chỉ sản xuất bảo đảm truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm; tên sản phẩm; số tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Nội dung thể hiện trên nhãn sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo Phụ lục II

1. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc

TÊN CỦA SẢN PHẨM

(Ví dụ: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt từ 21 đến 42 ngày tuổi)

TÊN THƯƠNG MẠI (nếu có)

Định lượng:

Số tiêu chuẩn công bố: Ngày sản xuất:

Hạn sử dụng*:

Hướng dẫn bảo quản:

Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân đăng ký (Đảm bảo truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm).

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG HOẶC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

Độ ẩm (%) max:

Protein thô (%) min:

ME (Kcal/kg) min:

Xơ thô (%) max:

Ca (%) min-max:

P tổng số (%) min-max:

Lysine tổng số (%) min:

Methionine + Cystine tổng số (%) min **:

Thông tin kháng sinh; hoạt chất phòng, trị bệnh*** (nếu sử dụng):[13]

Những điều cần lưu ý (nếu có):

NGUYÊN LIỆU

(Ghi tên các loại nguyên liệu chính sử dụng để phối chế sản phẩm)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

- Ngoài các nội dung bắt buộc nêu trên, cơ sở có thể ghi thêm các nội dung khác (ví dụ: Lô sản xuất, biểu tượng, mã số của sản phẩm, hình vẽ, quảng cáo…), nhưng không được trái với quy định về ghi nhãn hàng hóa.

- Đối với thức ăn chăn nuôi chỉ nhằm mục đích xuất khẩu, việc ghi nhãn được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

- Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: nhãn gốc theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, nhãn phụ theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT.

*Không bắt buộc phải ghi cụ thể hạn sử dụng trên mẫu nhãn khi công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng bắt buộc phải ghi trong quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm.

** Bao gồm các chất thay thế Methionine.

*** Không bắt buộc phải ghi trên mẫu nhãn khi công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng bắt buộc phải ghi theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT trong quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm.

2. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật cảnh

TÊN CỦA SẢN PHẨM

TÊN THƯƠNG MẠI (nếu có)

Định lượng:

Số tiêu chuẩn công bố:

Ngày sản xuất:

Hạn sử dụng*:

Hướng dẫn bảo quản:

Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân đăng ký (Đảm bảo truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm).

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG HOẶC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

Độ ẩm (%) max:

Protein thô (%) min:

Béo thô (%) min:

Xơ thô (%) max:

Khoáng tổng số (%) max:

Thông tin kháng sinh; hoạt chất phòng, trị bệnh[15]**(nếu sử dụng):

Những điều cần lưu ý (nếu có):

NGUYÊN LIỆU

(Ghi tên các loại nguyên liệu chính sử dụng để phối chế sản phẩm)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

- Ngoài các nội dung bắt buộc nêu trên, tổ chức, cá nhân có thể ghi thêm các nội dung khác (ví dụ: Lô sản xuất, biểu tượng, mã số của sản phẩm, hình vẽ, quảng cáo…), nhưng không được trái với quy định về ghi nhãn hàng hóa.

- Đối với thức ăn chăn nuôi chỉ nhằm mục đích xuất khẩu, việc ghi nhãn được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

- Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: nhãn gốc theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, nhãn phụ theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT.

*Không bắt buộc phải ghi cụ thể hạn sử dụng trên mẫu nhãn khi công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng bắt buộc phải ghi trong quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm.

** Không bắt buộc phải ghi trên mẫu nhãn khi công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng bắt buộc phải ghi theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT trong quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm.

3. Thức ăn bổ sung, thức ăn truyền thống

TÊN CỦA SẢN PHẨM

TÊN THƯƠNG MẠI (nếu có)

Định lượng:

Số tiêu chuẩn công bố: Ngày sản xuất:

Hạn sử dụng*:

Hướng dẫn bảo quản:

Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân đăng ký (Đảm bảo truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm).

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG** HOẶC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

1. Chất chính …

2. Chất khác…..

Những điều cần lưu ý (nếu có)

NGUYÊN LIỆU

(Ghi tên các loại nguyên liệu của sản phẩm)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

-  Ngoài các nội dung bắt buộc nêu trên, tổ chức, cá nhân có thể ghi thêm các nội dung khác (ví dụ: Công dụng, lô sản xuất, biểu tượng, mã số của sản phẩm, hình vẽ, quảng cáo…), nhưng không được trái với quy định về ghi nhãn hàng hóa.

- Đối với thức ăn chăn nuôi chỉ nhằm mục đích xuất khẩu, việc ghi nhãn được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

- Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: nhãn gốc theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, nhãn phụ theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT.

- Nguyên liệu thức ăn truyền thống, nguyên liệu đơn được sử dụng làm thực phẩm tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm nếu đã được ghi nhãn theo quy định của pháp luật về thực phẩm thì không bắt buộc phải ghi nhãn theo quy định của Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT.

*Không bắt buộc phải ghi cụ thể hạn sử dụng trên mẫu nhãn khi công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng bắt buộc phải ghi trong quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm.

**Chất chính, chất khác bắt buộc phải công bố hàm lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp không ghi rõ các chất chính thì các chỉ tiêu chất lượng công bố trên nhãn được coi là chất chính.

4. Trường hợp thức ăn chăn nuôi có chỉ tiêu chất lượng chưa có phương pháp thử được chỉ định hoặc thừa nhận

Thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước có chứa hoạt chất chưa có phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc chưa có phòng thử nghiệm được thừa nhận thực hiện thử nghiệm thì không phải công bố hàm lượng hoạt chất đó trên nhãn hoặc tài liệu kèm theo nhưng phải ghi thành phần định lượng nguyên liệu chứa hoạt chất và tên hoạt chất.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,161

Bài viết về

lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn