Thành phần của Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
12/06/2023 16:31 PM

Thành phần của Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố gồm những ai? Ở mỗi tỉnh có thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố không? – Thu Lài (Bình Phước)

Thành phần của Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố

Thành phần của Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Thành phần của Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia

- Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố trong phạm vi cả nước.

Bộ Công an là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và có cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách gọi là Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia.

- Thành phần của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia gồm:

+ Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban;

+ Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban;

+ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thành viên;

+ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thành viên;

+ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Thành viên;

+ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Thành viên;

+ Bộ trưởng Bộ Y tế, Thành viên;

+ Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thành viên;

+ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thành viên;

+ Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách công tác an ninh, Thành viên thường trực;

+ Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thành viên.

- Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định bổ sung thành viên là Bộ trưởng hoặc cán bộ cấp cao khác tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban Chỉ đạo.

(Điều 3 Nghị định 07/2014/NĐ-CP)

2. Thành phần của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ, ngành

- Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ, ngành là cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố của Bộ, ngành.

- Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố của Bộ, ngành do một đồng chí cấp Thứ trưởng là Trưởng ban, các thành viên khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định.

(Điều 4 Nghị định 07/2014/NĐ-CP)

3. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh

- Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và có đơn vị tham mưu, giúp việc gọi là Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban;

+ Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng ban;

+ Giám đốc Sở Ngoại vụ (nếu có), Thành viên;

+ Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thành viên;

+ Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thành viên;

+ Giám đốc Sở Y tế, Thành viên;

+ Giám đốc Sở Tài chính, Thành viên;

+ Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phụ trách công tác an ninh, Thành viên thường trực;

+ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hà Nội), Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hồ Chí Minh), Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác), Thành viên.

- Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bổ sung thành viên là Giám đốc sở, người đứng đầu ngành khác tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban Chỉ đạo.

(Điều 5 Nghị định 07/2014/NĐ-CP)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,041

Bài viết về

lĩnh vực khác

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn