Cách thay đổi hình thức lãnh lương hưu trên VssID

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
18/04/2023 08:25 AM

Tôi muốn thay đổi hình thức lãnh lương hưu trên VssID thì các bước thực hiện như thế nào? – Hoàng Việt (Sóc Trăng)

Cách thay đổi hình thức lãnh lương hưu trên VssID

Cách thay đổi hình thức lãnh lương hưu trên VssID (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Cách thay đổi hình thức lãnh lương hưu trên VssID

Người lao động lãnh lương hưu bằng tiền mặt có thể chuyển sang lãnh lương hưu bằng tài khoản ngân hàng hoặc ngược lại. Để thay đổi hình thức lãnh lương hưu trên VssID, người dân thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Đăng nhập vào VssID bằng mã số BHXH và mật khẩu.

Cách thay đổi hình thức lãnh lương hưu trên VssID

- Bước 2: Chọn “Dịch vụ công”

Cách thay đổi hình thức lãnh lương hưu trên VssID

- Bước 3: Chọn "Thay đổi hình thức lĩnh hoặc thông tin người hưởng chế độ BHXH".

- Bước 4: Tích chọn hình thức nhận lương hưu mà mình muốn nhận và điền thông tin.

- Bước 5: Ấn Gửi.

- Bước 6: Nhập mã OTP mà hệ thống đã gửi về cho người dùng. Sau đó bấm xác nhận.

2. Các hình thức lãnh lương hưu

Theo khoản 3 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội theo một trong các hình thức chi trả sau:

- Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

- Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

- Thông qua người sử dụng lao động.

3. Quyền và nghĩa vụ của người lao động về bảo hiểm xã hội

3.1. Quyền của người lao động về bảo hiểm xã hội

Quyền của người lao động về bảo hiểm xã hội bao gồm:

- Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

- Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

- Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

+ Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

+ Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

+ Thông qua người sử dụng lao động.

- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

+ Đang hưởng lương hưu;

+ Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

+ Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

+ Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

- Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

- Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

- Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

(Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

3.2. Nghĩa vụ của người lao động về bảo hiểm xã hội

Nghĩa vụ của người lao động về bảo hiểm xã hội bao gồm:

- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

- Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.

- Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

(Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,473

Bài viết về

Bảo hiểm xã hội

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn