Hệ số trượt giá BHXH 2025 dự kiến bao nhiêu? Cách tính hệ số trượt giá

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
29/10/2024 09:12 AM

Sắp tới, hệ số trượt giá BHXH 2025 sẽ được Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội điều chỉnh từ ngày 01/01/2025.

Hệ số trượt giá BHXH được hiểu như thế nào?

Hiện hành, tại Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH như sau:

(1) Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2016.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi thì tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được điều chỉnh như quy định tại khoản (2).

(2) Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, hiện nay tiền lương tháng đã đóng BHXH sẽ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ, và mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH được nhiều người gọi là hệ số trượt giá BHXH.

Hệ số trượt giá BHXH 2025 dự kiến bao nhiêu?

Hệ số trượt giá BHXH 2025 dự kiến bao nhiêu? (Hình từ internet)

Hệ số trượt giá BHXH 2025 (dự kiến)

Vừa qua, Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội áp dụng từ ngày 01/01/2025.

Theo đó, dự kiến hệ số trượt giá BHXH 2025 theo Bảng 1 (mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc) và Bảng 2 (mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện).

Bảng 1: Mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc

Bảng 2: Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện

Xem chi tiết tại dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội áp dụng từ ngày 01/01/2025.

Cách tính hệ số trượt giá BHXH

Tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội (tính hệ số trượt giá BHXH).

Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được quy định như sau:

(1) Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2016.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản (2).

(2) Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = (Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm) x (Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng)

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t = (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%) : (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%)

Trong đó:

- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.

(3) Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, trên cơ sở quy định tại Khoản (2) và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 488

Bài viết về

Bảo hiểm xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn