Tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
08/12/2022 07:45 AM

Xin hỏi về tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa được quy định thế nào? - Khánh Bình (Tiền Giang)

Tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa

Tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đối tượng áp dụng đối với tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa

Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 10/2021/TT-NHNN quy định về đối tượng áp dụng đối với tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa bao gồm:

- Ngân hàng thương mại Nhà nước đang cổ phần hóa;

- Ngân hàng thương mại Nhà nước đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết tại thị trường chứng khoán;

- Ngân hàng thương mại Nhà nước đã cổ phần hóa và niêm yết tại thị trường chứng khoán.

2. Mục đích và yêu cầu đối với tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa

Mục đích và yêu cầu đối với tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa theo Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-NHNN như sau:

- Ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa lựa chọn cổ đông chiến lược nhằm mục đích lựa chọn được nhà đầu tư có uy tín, có năng lực tài chính và khả năng hỗ trợ ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa trong việc:

+ Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản lý rủi ro;

+ Áp dụng công nghệ hiện đại;

+ Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng;

+ Phát triển các lĩnh vực khác phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa;

- Cổ đông chiến lược của ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có lợi ích chiến lược phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa;

+ Không tạo ra sự xung đột lợi ích;

+ Không tạo ra sự độc quyền trong cạnh tranh không lành mạnh đối với khách hàng, nhà đầu tư khác của ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa và đối với các tổ chức tín dụng khác.

3. Tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa

Việc lựa chọn cổ đông chiến lược với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa phải đáp ứng tối thiểu các tiêu chí theo Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-NHNN sau đây:

(1) Đối với cổ đông chiến lược nước ngoài:

- Là tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức tài chính nước ngoài, có tổng tài sản tối thiểu tương đương 20 (hai mươi) tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược;

- Có trên 05 (năm) năm kinh nghiệm hoạt động quốc tế;

- Được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập quốc tế (Moody’s, Standard & Poor, Fitch Rating …) xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi;

- Không là cổ đông chiến lược, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào tại Việt Nam;

- Có cam kết bằng văn bản về việc hỗ trợ ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-NHNN và cam kết gắn bó lâu dài với ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa.

(2) Đối với cổ đông chiến lược trong nước:

- Là doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng lực quản trị tốt;

- Có tổng tài sản tối thiểu 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng vào năm trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược;

- Có đủ nguồn vốn góp: Vốn chủ sở hữu trừ đi các khoản đầu tư dài hạn bằng vốn chủ sở hữu và tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn còn lại tối thiểu bằng số vốn góp theo đăng ký tham gia cổ đông chiến lược;

- Có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trên 15%, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản có (ROA) trên 1% của năm liền kề trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược, có lợi nhuận ròng dương trong ba năm liên tiếp trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược;

- Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng;

- Không là cổ đông chiến lược, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào tại Việt Nam vào thời điểm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược;

- Có cam kết bằng văn bản về việc hỗ trợ ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-NHNN;

- Có cam kết bằng văn bản không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày mua cổ phần, trở thành cổ đông chiến lược và không thực hiện các giao dịch nào với ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa dẫn đến xung đột lợi ích và tạo ra sự độc quyền;

Hoặc cạnh tranh không lành mạnh với khách hàng, nhà đầu tư khác của Ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa và đối với các tổ chức tín dụng khác;

- Đối với cổ đông chiến lược trong nước là tổ chức tín dụng, ngoài các điều kiện nêu tại điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-NHNN phải đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Đảm bảo duy trì các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

+ Có tỷ lệ an toàn vốn (CAR) năm liền kề trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược trên 10%;

+ Có tỷ lệ nợ xấu năm liền kề trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược dưới 2%;

+ Tổ chức tín dụng không được mua cổ phần của ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa mà ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa là cổ đông, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng đó vào thời điểm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược.

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,286

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn