Nhà đầu tư là gì? Thủ tục chấp nhận nhà đầu tư

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Ngọc Nhi
29/10/2022 18:00 PM

Xin hỏi nhà đầu tư là gì? Điều kiện để công nhận tư cách hợp lệ của nhà đầu tư quy định thế nào? - Bảo Trân (Đồng Nai)

Nhà đầu tư là gì? Tư cách hợp lệ của nhà đầu tư

Nhà đầu tư là gì? Thủ tục chấp nhận nhà đầu tư (Hình từ Internet)

Xin hỏi nhà đầu tư là gì? Điều kiện để công nhận tư cách hợp lệ của nhà đầu tư quy định thế nào? - Bảo Trân (Đồng Nai)

1. Nhà đầu tư là gì?

- Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

- Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

(Khoản 18,19, 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020)

2. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư

Căn cứ Điều 29 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư như sau:

*Hình thức lựa chọn nhà đầu tư

Lựa chọn nhà đầu tư được tiến hành thông qua một trong các hình thức sau đây:

(1) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

(2) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

- Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư 2020.

Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (1), (2) được thực hiện sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư, trừ trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Trường hợp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong các trường hợp sau đây:

+ Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai;

+ Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

+ Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục chấp nhận nhà đầu tư

Tại Điều 30 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục chấp thuận nhà đầu tư như sau:

*Nhà đầu tư duy nhất đã đăng ký tham gia đấu giá hoặc nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án đầu tư sau khi tổ chức đấu giá ít nhất 02 lần nhưng không thành theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 29 Nghị định 31/2021/NĐ-CP

*Nhà đầu tư duy nhất đã đăng ký tham gia đấu giá hoặc nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án đầu tư sau khi tổ chức đấu giá ít nhất 02 lần nhưng không thành theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 29 Nghị định 31/2021/NĐ-CP được xem xét chấp thuận theo thủ tục sau:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận nhà đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư gồm:

(1) Văn bản đề nghị chấp thuận nhà đầu tư;

(2) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, e, g và h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư, cụ thể:

- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;

+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; 

+ Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan về việc đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư.

Đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư đồng thời gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư;

Bước 4: Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Bước 1 , cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư, trình UBND cấp tỉnh;

Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, UBND cấp tỉnh chấp thuận nhà đầu tư và gửi Quyết định chấp thuận nhà đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư); cơ quan tổ chức đấu giá; cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư.

*Nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định 31/2021/NĐ-CP 

Nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định 31/2021/NĐ-CP được xem xét chấp thuận theo thủ tục sau:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận nhà đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư gồm: văn bản đề nghị chấp thuận nhà đầu tư, tài liệu quy định tại các điểm b, c, e, g và h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư;

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi báo cáo kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm và hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư để lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan về việc đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư.

Đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư đồng thời gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư;

Bước 4: Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo gồm các nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư, trình UBND cấp tỉnh;

Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo, UBND cấp tỉnh chấp thuận nhà đầu tư và gửi Quyết định chấp thuận nhà đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư) và nhà đầu tư.

Lưu ý: Trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức đấu thầu thì các cơ quan này lập báo cáo kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm và chấp thuận nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư.

Quyết định chấp thuận nhà đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư), cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư.

*Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thực hiện tại khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Đầu tư

Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thực hiện tại khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Đầu tư được thực hiện như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận nhà đầu tư cho Ban quản lý khu kinh tế gồm:

(1) Văn bản đề nghị chấp thuận nhà đầu tư;

(2) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, e, g và h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư;

- Ban quản lý khu kinh tế gửi hồ sơ lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tương ứng tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 30 Nghị định 31/2021/NĐ-CP;

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban quản lý khu kinh tế, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Ban quản lý khu kinh tế;

Bước 3: Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại Bước 1.

>>> Xem thêm: Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư áp dụng từ 01/8/2022? Thông tin nào về kinh nghiệm của nhà đầu tư được đăng tải trên Hệ thống?

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với những hình thức nào? Nội dung cơ bản của từng hình thức là gì?

Mẫu đơn dự sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP? Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển như thế nào?

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 35,868

Bài viết về

lĩnh vực Đầu tư

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn