Phân biệt thời hạn và thời hiệu

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
03/05/2022 15:33 PM

Thời hạn và thời hiệu là những yếu tố quan trọng nhằm xác định quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Vậy, thời hạn và thời hiệu khác nhau như thế nào?

Phân biệt thời hạn và thời hiệu

Phân biệt thời hạn và thời hiệu (Ảnh minh họa)

Tiêu chí

Thời hạn

Thời hiệu

Khái niệm

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Đơn vị tính

Có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Không có điều khoản quy định cụ thể trong BLDS 2015; thường được tính bằng ngày, tháng, năm tùy theo quy định của pháp luật. 

Phân loại

Gồm 3 loại:

+ Thời hạn do luật định

+ Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên

+ Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể.

Gồm 4 loại:

+ Thời hiệu hưởng quyền dân sự

+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

+ Thời hiệu khởi kiện

+ Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

Thời điểm bắt đầu và kết thúc

- Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

- Theo thỏa thuận

- Được tính theo dương lịch, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. 

CSPL

Điều 144 - 148 BLDS 2015

Điều 149 - 157 BLDS 2015

 

Xuân Thảo

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 58,916

Bài viết về

lĩnh vực Hộ tịch – Cư trú – Quyền dân sự

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn