Vứt rác sang nhà hàng xóm có thể bị phạt đến 2 triệu đồng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Thùy Liên
19/11/2020 08:59 AM

Hiện nay, tình trạng vứt rác, đổ chất thải trên phần đường chung, thậm chí là trước nhà người khác gây ô nhiễm môi trường và tắc đường không phải là hiếm. Cá nhân thực hiện hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt lên đến 2 triệu đồng.

vứt rác bừa bãi

Vứt rác sang nhà hàng xóm có thể bị phạt đến 2 triệu đồng  (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

- Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác.

- Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;

- Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;

- Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.

Một số mức phạt đối với các hành vi vi phạm khác về vệ sinh nơi công cộng như:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

(Theo Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

Như vậy, cá nhân cần có ý thức trong việc giữ vệ sinh chung, nhất là những nơi công cộng, khu sinh hoạt tập thể để tránh bị xử phạt hành chính cũng như những tranh cãi gây mất tình làng nghĩa xóm.

>>> Xem thêm: Tại sao phải bảo vệ môi trường? Hàng xóm đổ rác lung tung thì bị phạt như thế nào? Trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình trong bảo vệ môi trường

 

Thùy Liên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 15,972

Bài viết về

lĩnh vực Vi phạm hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]