Phân biệt 'Lạm dụng chức vụ, quyền hạn' và 'Lợi dụng chức vụ, quyền hạn'
Tình tiết |
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn |
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn |
Căn cứ pháp lý |
Khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP |
Khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP |
Khái niệm |
“Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 355 của Bộ luật Hình sự là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện. |
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật. |
Ví dụ minh họa |
Ví dụ: Nguyễn Văn A là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. A chỉ được phân công phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội, không được phân công phụ trách lĩnh vực quản lý đất đai nhưng A vần ra quyết định thu hồi đất của Công ty X để giao cho Công ty Y (là Công ty của gia đình A). Trường hợp này hành vi của A đã vượt quá chức trách, nhiệm vụ được giao. |
Ví dụ: Nguyễn Văn A là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B đã thực hiện hành vi trái công vụ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện B ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. |
Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2021.
>> Xem thêm: Tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật Hình sự 2015
Châu Thanh