Chính sách mới >> Tài chính 08/08/2024 08:15 AM

Sẽ trình Nghị định lập dự toán chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
08/08/2024 08:15 AM

Bộ Tài chính được giao hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về lập dự toán chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị.

Hoàn thiện, trình Nghị định lập dự toán chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị

Nội dung được đề cập tại Thông báo 363/TB-VPCP ngày 06/8/2024 của Văn phòng Chính phủ: Kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ tám ngày 15/7/2024.

Cụ thể, Bộ Tài chính được giao trên cơ sở ý kiến của các thành viên Chính phủ, hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải cạo, nâng cấp mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đầu tư xây dựng.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giải quyết khó khăn trong triển khai các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý thuế, hóa đơn điện tử.

Hoàn thiện, trình Nghị định lập dự toán chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị

Sẽ trình Nghị định lập dự toán chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị (Hình từ internet)

Ban hành Nghị quyết cắt giảm 5% chi thường xuyên

Ngày 07/8/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 119/NQ-CP về phạm vi, đối tượng tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024.

Nghị quyết 119/NQ-CP nêu rõ tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên ngân sách Nhà nước; nguồn thu phí được khấu trừ để lại, nguồn thu sự nghiệp, thu khác được để lại theo chế độ được giao đầu năm 2024 để chi thường xuyên của các đơn vị dự toán thuộc các bộ, cơ quan ở Trung ương, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi loại trừ các khoản sau:

- Các khoản chi lương, có tính chất tiền lương và các khoản chi cho con người:

Số tiết kiệm 10% dành để cải cách tiền lương dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao theo quy định;

Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi có tính chất lương;

Kinh phí thực hiện các chế độ chính sách an sinh xã hội đã được cấp có thẩm quyền quyết định; các khoản chi cho con người theo chế độ (bao gồm: kinh phí tinh giản biên chế; học bổng, chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên; chỉ hỗ trợ nhân sỹ khó khăn; tiền ăn, tiền thưởng theo chế độ quy định, tiền thuê chuyên gia, tiền công và các khoản chi cho con người khác; tiền công và các khoản chi cho con người của các cuộc điều tra thống kê, thực hiện các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng; các khoản phụ cấp đặc thù của từng ngành kể cả bằng tiền và hiện vật; kinh phí cấp bù miễn, giảm học phí theo chế độ quy định; quỹ nhuận bút, giải thưởng văn học, nghệ thuật...).

- Các khoản chi theo các cam kết quốc tế: Chi từ nguồn vốn ngoài nước; vốn đối ứng để thực hiện các dự án ODA; các khoản chi đóng niên liễm; kinh phí thực hiện thỏa thuận hòa giải, phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế.

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ mua sắm, sửa chữa theo các hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã ký hợp đồng trước ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết này và tiếp tục thực hiện trong năm 2024; các gói thầu đã được phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết này;

- Kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thực hiện cắt giảm… Xem chi tiết tại Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024.

Nghị quyết 01/NQ-CP: Năm 2024 cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao

Theo Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024 yêu cầu:

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; quản lý thu ngân sách nhà nước chặt chẽ, hoàn thuế theo đúng quy định; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế; chống thất thu thuế, quyết liệt thu hồi nợ đọng thuế; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, khai thác tối đa nguồn thu còn dư địa và có giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu hiệu quả, bền vững, phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2024 vượt ít nhất 5% dự toán; phân bổ, giao dự toán năm 2024 cho các đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo thời gian, điều kiện, thủ tục theo quy định;

Triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, năm 2024 cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao; kiểm soát bội chi, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn cho phép; thực hiện hiệu quả việc mua lại, hoán đổi, thanh toán trái phiếu Chính phủ; chi trả kịp thời các nghĩa vụ nợ của ngân sách nhà nước; nghiên cứu tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất.

Ban hành và kịp thời triển khai các chính sách phù hợp, hiệu quả liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 22

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn