Tiếp tục xây dựng pháp luật theo quan điểm luôn đặt doanh nghiệp và người dân làm chủ thể

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
08/10/2024 14:45 PM

Tiếp tục xây dựng pháp luật theo quan điểm luôn đặt doanh nghiệp và người dân làm chủ thể là nội dung được quy định trong Thông báo 447/TB-VPCP năm 2024.

Tiếp tục xây dựng pháp luật theo quan điểm luôn đặt doanh nghiệp và người dân làm chủ thể

Tiếp tục xây dựng pháp luật theo quan điểm luôn đặt doanh nghiệp và người dân làm chủ thể (Hình từ Internet)

Ngày 04/10/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 447/TB-VPCP về Kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tiếp tục xây dựng pháp luật theo quan điểm luôn đặt doanh nghiệp và người dân làm chủ thể

Theo nội dung trong Thông báo 447/TB-VPCP năm 2024 thì đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thường trực Chính phủ có một số yêu cầu như sau: 

- Thực hiện nguyên tắc 3 không: "Không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm khi doanh nghiệp có kiến nghị, đề xuất".

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật theo quan điểm luôn đặt doanh nghiệp và người dân làm chủ thể để hướng tới mục tiêu quản lý hiệu quả và kiến tạo cho môi trường phát triển; tiếp tục nghiên cứu bãi bỏ các giấy phép con, xóa bỏ môi trường tạo sách nhiễu, phiền hà, làm tăng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hơn nữa cho các địa phương, các Bộ, các ngành; nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các chủ thể được phân công và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

- Tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp (tại Phụ lục kèm theo), giải quyết hoặc góp phần giải quyết kiến nghị với giải pháp trước mắt và lâu dài theo tinh thần rủi ro chia sẻ, lợi ích hài hòa; đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là phải có sản phẩm, kết quả cụ thể, lượng hóa được.

- Xử lý công việc với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và tổ chức thực hiện theo nguyên tắc 5 rõ: "Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm và rõ sản phẩm, kết quả".

- Tiếp tục tổ chức các hội nghị chuyên đề với doanh nghiệp theo các lĩnh vực như tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, thuế, đầu tư, giải quyết các giấy phép đầu tư...

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, theo thẩm quyền và quy định của pháp luật khẩn trương hoàn thành việc đóng cửa mỏ sắt Quý Xa trước ngày 31/12/2024 như báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại cuộc họp; trường hợp vượt thẩm quyền, thẩm tra, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đồng thời, tiến hành hướng dẫn việc đấu thầu khai thác theo quy định của pháp luật.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp tại cuộc họp, lưu ý các đề xuất giao nhiệm vụ tham gia thực hiện các dự án trọng điểm của đất nước như: Xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt đô thị, sản xuất thép, xây dựng các tuyến cao tốc, nhà máy điện, sân bay, bến cảng, nhà ở xã hội, nâng cao thể chất, dinh dưỡng cho trẻ em và người dân... trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Đề án “Xây dựng cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, có lợi thế cạnh tranh và khả năng dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”, trình Chính phủ trong Quý IV năm 2024.

Xem thêm Thông báo 447/TB-VPCP ban hành ngày 04/10/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 220

Bài viết về

lĩnh vực Thương mại

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn