Đề xuất mức lương cơ bản thành viên hội đồng, kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Trọng Tín
19/09/2024 18:45 PM

Bộ LĐTBXH đang dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, trong đó có mức lương cơ bản thành viên hội đồng, kiểm soát viên.

Đề xuất mức lương cơ bản thành viên hội đồng, kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước

Đề xuất mức lương cơ bản thành viên hội đồng, kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)

Đề xuất mức lương cơ bản thành viên hội đồng, kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 88 Luật Doanh nghiệp.

Tại Dự thảo Nghị định, mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách được quy định như sau:

Đơn vị: triệu đồng/tháng

Mức lương
cơ bản

Chức danh

Nhóm I

Nhóm II

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

1. Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị

80

70

60

52

48

42

36

32

2. Trưởng ban Kiểm soát

66

59

51

44

40

35

30

26

3. Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên

65

58

50

43

39

34

29

25

Hằng năm, doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch và bảng lương, xác định mức lương cơ bản cụ thể của từng Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm cơ sở xác định mức tiền lương kế hoạch.

Đề xuất mức tiền lương kế hoạch của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên

Ngoài ra, Điều 18 Dự thảo Nghị định đề xuất quy định mức tiền lương kế hoạch của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản gắn với chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận kế hoạch so với lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề như sau:

- Doanh nghiệp có lợi nhuận, khi lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn thực hiện năm trước liền kề thì mức tiền lương tối đa bằng 02 lần mức lương cơ bản; khi lợi nhuận hoặc tỷ suất lợi nhuận kế hoạch thấp hơn năm trước liền kề thì mức tiền lương kế hoạch tối đa được tính bằng 70% nhân với 02 lần mức lương cơ bản nhân với tỷ lệ lợi nhuận hoặc tỷ suất lợi nhuận kế hoạch thấp hơn so với năm trước liền kề; khi lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kế hoạch đều thấp hơn năm trước liền kề thì mức tiền lương kế hoạch tối đa được tính bằng 70% nhân với 02 lần mức lương cơ bản nhân với tổng của tỷ lệ lợi nhuận và tỷ lệ tỷ suất lợi nhuận kế hoạch so với năm trước liền kề. Mức tiền lương kế hoạch sau khi tính theo lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận không thấp hơn 70% mức lương cơ bản.(*)

- Doanh nghiệp không có lợi nhuận thì mức tiền lương kế hoạch tối đa bằng 70% mức lương cơ bản.

- Doanh nghiệp lỗ thì mức tiền lương kế hoạch tối đa bằng 50% mức lương cơ bản. Trường hợp giảm lỗ (kể cả năm kế hoạch không có lợi nhuận) thì căn cứ mức độ giảm lỗ để xác định mức tiền lương kế hoạch tối đa bằng 70% mức lương cơ bản.

- Đối với doanh nghiệp có lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn thực hiện năm trước liền kề, sau khi xác định mức tiền lương kế hoạch theo mục (*) mà mức tiền lương đó thấp hơn mức tiền lương thực hiện của năm trước liền kề thì được tính bằng mức tiền lương thực hiện của năm trước liền kề.

- Đối với doanh nghiệp có lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn thực hiện năm trước liền kề, trong đó lợi nhuận kế hoạch cao hơn nhiều lần so với chỉ tiêu lợi nhuận (7.000 tỷ đồng hoặc 5.000 tỷ đồng tuỳ theo ngành, lĩnh vực) quy định đối với mức 1, nhóm I tại Phụ lục ban hành kèm theo Dự thảo Nghị định, giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân mà mức tiền lương của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên xác định theo mục (*) thấp hơn so với mức lương của chức danh tương đương ở các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực trên thị trường, doanh nghiệp thấy cần thiết áp dụng mức lương cao hơn so với mức lương quy định tại mục (*) thì báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bảo đảm cân đối chung.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 529

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]