Mức xử phạt khi chở chó bằng xe máy năm 2025 (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Đi xe dàn hàng ngang;
- Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
- Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
- Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;
- Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;
- Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng xe để dẫn dắt vật nuôi khi tham gia giao thông đường bộ.
Theo khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 quy định vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi. Trong đó: - Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi. (Ví dụ như chó, mèo, heo, bò,...) - Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi. (Ví dụ như gà, vịt, chim,...) - Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. |
Mức xử phạt hành chính với hành vi sử dụng xe máy để dẫn dắt vật nuôi theo xe hoặc chở vật nuôi trên xe khi tham gia giao thông đường bộ như sau:
Hành vi |
Mức phạt |
Mức trừ điểm GPLX |
CSPL |
Đang điều khiển xe mà dẫn dắt vật nuôi hoặc chở người ngồi trên xe dẫn dắt vật nuôi |
600.000 đồng đến 800.000 đồng |
Không có |
Điểm e khoản 3 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Đang điều khiển xe mà dẫn dắt vật nuôi mà gây tai nạn giao thông hoặc chở người ngồi trên xe dẫn dắt vật nuôi mà gây tai nạn giao thông |
10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng |
10 điểm GPLX |
Điểm b khoản 10 và điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Dẫn dắt vật nuôi chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ |
400.000 đồng đến 600.000 đồng |
Không có |
Điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Tuy nhiên, đây không phải là quy định mới mà tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã có quy định xử phạt về hành vi sử dụng xe máy để dẫn dắt vật nuôi theo xe hoặc chở vật nuôi trên xe khi tham gia giao thông đường bộ như sau:
Hành vi |
Mức phạt |
CSPL |
Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe dẫn dắt súc vật |
400.000 đồng đến 600.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. |
Điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Đã bị bãi bỏ bởi điểm d khoản 8 Điều 52 Nghị định 168/2024/NĐ-CP) |
Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) dẫn dắt súc vật |
400.000 đồng đến 600.000 đồng |
Điểm a khoản 6 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
(Đã bị bãi bỏ bởi Điểm d Khoản 8 Điều 52 Nghị định 168/2024/NĐ-CP) |
Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ |
100.000 đồng đến 200.000 đồng |
Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
(Đã bị bãi bỏ bởi điểm d khoản 8 Điều 52 Nghị định 168/2024/NĐ-CP) |