Sẽ đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
30/08/2024 11:00 AM

Bài viết sau có nội dung về việc sẽ đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính được quy định trong Thông tư 01/2024/TT-VPCP năm 2024.

Sẽ đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính

Sẽ đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính (Hình từ Internet)

Ngày 27/8/2024, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 832/QĐ-BXD về Kế hoạch thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ.

Sẽ đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính

Theo đó, để đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính trên cả 06 lĩnh vực với trọng tâm, trọng điểm kế hoạch cải cách hành chính năm 2024 thì Bộ Xây dựng đã có một ssos các yêu cầu được quy định trong Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 832/QĐ-BXD năm 2024 như sau:

- Về cải cách thể chế:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển của Ngành. Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

- Về cải cách thủ tục hành chính:

Thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.

- Về cải cách tổ chức bộ máy:

Rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017; rà soát, kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong các đơn vị hành chính trực thuộc Bộ theo quy định tại Nghị định 101/2020/NĐ-CP.

Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Xây dựng theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017. Thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao năng lực thực thi của cán bộ, công chức, viên chức.

Hoàn thành kế hoạch chuyển giao các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị sự nghiệp y tế về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và địa phương theo Quyết định 996/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng.

- Về cải cách chế độ công vụ:

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa công sở; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và hiệu quả. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Xây dựng có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.

- Về cải cách tài chính công:

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực tài chính, tạo sự chủ động đồng thời tăng cường trách nhiệm của các đơn vị, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

- Về xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số:

Tiếp tục nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; đảm bảo an ninh bảo mật các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ Xây dựng; xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; số hóa dữ liệu, kết nối dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành có liên quan phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ cũng như cung cấp thông tin, giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Xem thêm Quyết định 832/QĐ-BXD ban hành ngày 27/8/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 649

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn