Đề xuất tăng gấp đôi mức chi hỏi thăm và hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
06/08/2024 20:15 PM

Nội dung đề xuất tăng gấp đôi mức chi hỏi thăm và hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết đang được lấy ý kiến tại dự thảo Nghị định.

Đề xuất tăng gấp đôi mức chi hỏi thăm và hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết (Hình từ internet)

Mới đây, Bộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe.

Đề xuất tăng gấp đôi mức chi hỏi thăm và hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết

Cụ thể, tại điểm c khoản 1 Điều 5 dự thảo Nghị định đã đề xuất quy định về mức chi như sau:

 Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông:

Trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng: Chi hỗ trợ không quá 10.000.000 đồng/người bị tử vong; không quá 5.000.000 đồng/người bị thương nặng;

Trong dịp Tết Nguyên đán, “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”: Chi thăm hỏi không quá 5.000.000 đồng/người đối với nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn;

Dự kiến, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Như vây, dự thảo Nghị định trên đã đề xuất tăng gấp đôi mức chi hỏi thăm và hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia định nạn nhân bị chết so với quy định hiện hành.

Hiện hành, tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 01/2018/TT-BTC đang quy định về mức chi cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông như sau:

- Chi công tác phí, hội nghị, tập huấn triển khai thực hiện nhiệm vụ, công tác bảo đảm TTATGT thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.

+ Chi tập huấn nghiệp vụ về TTATGT thực hiện theo quy định của pháp luật về việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

+ Chi khen thưởng theo quy định tại Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Thi đua khen thưởng.

+ Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết:

- Trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng: Chi hỗ trợ không quá 05 triệu đồng/người bị tử vong; không quá 02 triệu đồng/người bị thương nặng;

- Trong dịp Tết Nguyên đán, “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”: Chi thăm hỏi không quá 02 triệu đồng/người đối với nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.

+ Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT ban đêm (bao gồm cả lực lượng cảnh sát khác tham gia trực tiếp cho nhiệm vụ bảo đảm TTATGT theo quy định tại Nghị định 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 của Chính phủ): tối đa 100.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên).

Đề xuất nguyên tắc bố trí kinh phí, lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe

 

Tại Điều 3 dự thảo Nghị định cũng đã đề xuất quy định bố trí kinh phí, lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe như sau:

 

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định của pháp luật.

- Lực lượng Công an nhân dân được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện hoạt động tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông từ 70% đến 85% khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ và 30% khoản thu từ đấu giá biển số xe.

- Các cơ quan khác được sử dụng thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ không thuộc khoản 2 Điều 3 dự thảo Nghị định được ngân sách nhà nước bố trí từ 15 đến 30% khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

- Việc lập, phân bổ dự toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe trong lực lượng Công an nhân dân thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh.

- Việc lập, phân bổ dự toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ của các cơ quan không thuộc khoản 4 Điều 3 dự thảo Nghị định thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và pháp luật chuyên ngành có liên quan.

- Việc quyết toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe đối với nội dung chi đặc thù trong lực lượng Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

- Các cơ quan được sử dụng kinh phí theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 dự thảo Nghị định có trách nhiệm lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, về quản lý, sử dụng tài sản công, kế toán và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Xem thêm nội dung tại dự thảo Nghị định.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 541

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn