Đã có dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
22/07/2024 17:39 PM

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh.

Đã có dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh

Đã có dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh (Hình từ internet)

Đã có dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh

Bộ GD&ĐT đang dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh.

dự thảo Thông tư

Cụ thể, Thông tư này quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh.

Thông tư này áp dụng đối với: trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, trường dành cho người khuyết tật, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đơn cử mục đích và nguyên tắc khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh được quy định như sau:

(1) Mục đích và nguyên tắc khen thưởng

- Việc khen thưởng đối với học sinh nhằm ghi nhận, động viên, khuyến khích, tạo động lực để học sinh rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống; tôn vinh, nhân rộng tấm gương người tốt, việc tốt.

- Bảo đảm công khai, khách quan, chính xác, kịp thời và tương xứng giữa hình thức khen thưởng với thành tích đạt được.

- Không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó. Một hình thức khen thưởng có thể áp dụng nhiều lần cho một học sinh.

(2) Mục đích và nguyên tắc kỷ luật

- Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm nội quy, quy định, quy chế của nhà trường, quy định của pháp luật; giáo dục, giúp đỡ để học sinh tự giác điều chỉnh hành vi, sửa chữa khuyết điểm, thay đổi nhận thức, tự giác tu dưỡng, rèn luyện để tiến bộ.

- Tăng tính chủ động, tích cực trong thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của học sinh; góp phần xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường và giữ vững kỷ cương, nền nếp trong nhà trường.

- Tôn trọng, bao dung, không định kiến, bảo đảm quyền được tham gia của học sinh đối với các vấn đề liên quan.

- Bảo đảm tính giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, giới tính, thể chất của học sinh. Không sử dụng các hình thức phê bình, kỷ luật, xử phạt mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của học sinh.

- Các hình thức kỷ luật học sinh phải kèm theo kế hoạch giáo dục giúp đỡ học sinh tiến bộ bằng các biện pháp giáo dục tích cực và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các cá nhân, tổ chức liên quan trong quá trình kỷ luật học sinh.

Hiện hành Thông tư 08/TT năm 1988 quy định mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc tiến hành việc khen thưởng và thi hành kỉ luật đối với học sinh như sau:

(1) Việc khen thưởng và thi hành kỉ luật đối với học sinh là một trong các biện pháp giáo dục quan trọng trong nhà trường phổ thông, nhằm mục đích:

- Khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên, noi theo các gương tốt để tu dưỡng và rèn luyện bản thân.

- Ngăn chặn không để các hiện tượng sai trái phát triển, giáo dục các học sinh phạm sai lầm, giúp các học sinh này phấn đấu trở thành học sinh tốt.

- Thúc đẩy học sinh tự giác thực hiện quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao ý thức góp phần xây dựng mọi nề nếp, kỷ cương trong nhà trường.

(2) Việc khen thưởng và kỉ luật đối với học sinh được thực hiện đúng đắn sẽ góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển phong trào thi đua “Hai tốt” trong nhà trường phổ thông từng bước thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường và từng cấp học. Muốn vậy, cần phải đảm bảo được các nguyên tắc sau:

- Chính xác, khách quan, vô tư, không định kiến, hẹp hòi, tùy tiện.

- Dân chủ, bình đẳng, có lí có tình đối với mọi học sinh.

- Lấy giáo dục làm chính, đồng thời giữ nghiêm kỉ luật. Phát huy ưu điểm, bồi dưỡng những nhân tố tích cực, lấy đó làm chỗ dựa để khắc phục những thiếu sót, những biểu hiện tiêu cực.

- Tiến hành kịp thời những hình thức thích hợp.

- Tạo ra trong nhà trường và ngoài xã hội một dư luận đúng đắn, ủng hộ cái tốt, phê phán cái sai.

- Có kế hoạch theo dõi sự tiến bộ và sửa chữa của học sinh phạm lỗi.

- Khen phải kèm theo hình thức thưởng thích đáng.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn