Đề xuất Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ hành chính

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
27/05/2024 16:00 PM

Bộ Tài nguyên và Môi trường Dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ hành chính.

Đề xuất Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ hành chính

 Đề xuất Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ hành chính (Hình từ internet)

Đề xuất Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ hành chính

Cụ thể, Dự thảo đề xuất ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định kỹ thuật về nội dung, ký hiệu, siêu dữ liệu, quy trình thành lập và cập nhật bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính cấp tỉnh và bản đồ hành chính cấp huyện.

*Cơ sở toán học

- Bản đồ hành chính được thành lập trong Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000, Hệ độ cao quốc gia.

- Bản đồ hành chính Việt Nam được thành lập trong lưới chiếu hình nón đứng đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn  và 21, kinh tuyến trục, vĩ tuyến gốc

- Bản đồ hành chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính cấp huyện được thành lập theo phép chiếu hình trụ ngang đồng góc, múi chiếu  , hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996. Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định chi tiết xem Phụ lục B ban hành kèm Dự thảo này.

*Độ chính xác bản đồ hành chính

- Sai số trung phương vị trí của các đối tượng thể hiện trên bản đồ hành chính các cấp không được vượt quá 0,7 mm trên bản đồ. 2.2

- Đối với bản đồ in trên giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ ≤ 0,2 mm; đường chéo bản đồ ≤ 0,3 mm; khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ ≤ 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.

*Tỷ lệ bản đồ hành chính

- Bản đồ hành chính Việt Nam bao gồm các tỷ lệ sau: 1:1.000.000, 1:1.500.000, 1:2.300.000 và 1:3.500.000.

- Tỷ lệ bản đồ hành chính cấp tỉnh được quy định chi tiết xem Phụ lục B. Trường hợp đặc biệt có thể được thành lập ở tỷ lệ lớn hơn và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

- Tỷ lệ bản đồ hành chính cấp huyện được lựa chọn đảm bảo xác định lãnh thổ cấp huyện đó nằm vừa trong khổ giấy A3, A2, A0, 2A0, 4A0 và tùy thuộc mục đích sử dụng.

- Tỷ lệ bản đồ hành chính phải có mẫu số là số chẵn nghìn đơn vị.

Xác định bố cục bản đồ

*Bản đồ hành chính Việt Nam

- Bản đồ phải thể hiện trọn vẹn lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền, biển đảo, quần đảo; đặc biệt phải thể hiện được đầy đủ biển, đảo, quần đảo theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Khung bản đồ được trình bày theo mẫu xem Phụ lục F ban hành kèm Dự thảo.

- Bản đồ thể hiện lãnh thổ trong phạm vi khoảng kinh tuyến từ 1020 - 1180 độ kinh Đông; vĩ tuyến từ 04030’ -  23030’ độ vĩ Bắc.

-Tên bản đồ phải là tên quốc gia đầy đủ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được bố trí ở vị trí trang trọng phía trên khung Bắc tờ bản đồ.

- Dưới khung Nam bản đồ cần ghi rõ tỷ lệ bản đồ và thước tỷ lệ; tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản.

- Bản chú giải được bố trí khu vực ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

- Tùy thuộc mục đích sử dụng có thể bổ sung bảng diện tích, dân số, mật độ dân cư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở vị trí ngoài lãnh thổ Việt Nam.

- Các thông tin khác được bố trí hợp lý dưới khung Nam của bản đồ.

*Bản đồ hành chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính cấp huyện

- Biểu thị trọn vẹn lãnh thổ đơn vị hành chính thành lập ở trung tâm bản đồ; ở lãnh thổ quốc gia lân cận chỉ thể hiện tên các đơn vị hành chính cùng cấp, không thể hiện các yếu tố địa lý; trường hợp lãnh thổ có vùng biển thì đường bờ biển được thể hiện đến hết khung trong bản đồ.

- Khung bản đồ được trình bày theo mẫu xem Phụ lục G và Phụ lục H ban hành kèm Dự thảo.

- Tên bản đồ phải là tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện đầy đủ và được bố trí ở vị trí trang trọng phía trên hoặc dưới khung Bắc tờ bản đồ.

- Bản đồ được chia mảnh và đánh số mảnh trong trường hợp có từ 2 mảnh trở lên; sử dụng số tự nhiên để đánh số và theo nguyên tắc từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.

- Dưới khung Nam bản đồ cần ghi rõ tỷ lệ bản đồ, thước tỷ lệ, tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản.

- Bản chú giải; bản đồ phụ; bảng diện tích, dân số của các huyện đối với bản đồ hành chính cấp tỉnh hoặc bảng diện tích, dân số của các xã đối với bản đồ hành chính cấp huyện. Bản đồ phụ phải bố trí ở vị trí phù hợp ngoài nội dung của bản đồ chính.

- Các thông tin khác được bố trí hợp lý phía ngoài, dưới khung Nam của bản đồ.

Hiện hành, các quy định về thành lập bản đồ hành chính các cấp được quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 22/8/2014.

Xem thêm nội dung tại Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ hành chính.

Lê Nguyễn Anh Hào

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 349

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn