Ban hành Phương án điều tra tài nguyên du lịch

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
04/10/2024 08:33 AM

Ngày 12/9/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 2654/QĐ-BVHTTDL năm 2024 về Phương án điều tra tài nguyên du lịch.

Ban hành Phương án điều tra tài nguyên du lịch

Ban hành Phương án điều tra tài nguyên du lịch (Hình từ internet)

Theo đó, Phương án điều tra tài nguyên du lịch có một số nổi dung nổi bật như:

1. Mục đích, yêu cầu điều tra tài nguyên du lịch

- Mục đích:

Thu thập thông tin về đặc điểm các loại tài nguyên du lịch trên phạm vi cả nước, kết hợp với nguồn thông tin hiện có về hiện trạng tài nguyên du lịch nhằm triển khai các nội dung về điều tra tài nguyên du lịch theo Điều 4 Nghị định 168/2017/NĐ-CP.

- Yêu cầu:

+ Việc thu thập thông tin, đánh giá phân loại tài nguyên cần triển khai toàn diện, thực hiện bài bản và chi tiết đến từng địa bàn, từng loại tài nguyên.

+ Phạm vi, nội dung điều tra phải đầy đủ. Các tiêu chí, phương pháp đánh giá đảm bảo tính chính xác, kịp thời để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch.

+ Tổ chức đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch, lưu trữ kết quả điều tra để phục vụ cho công tác quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên, thực hiện lập quy hoạch và phát triển sản phẩm du lịch, phát triển các khu, điểm du lịch.

2. Phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra tài nguyên du lịch

* Phạm vi:

Điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch trên phạm vi toàn quốc (63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

* Đối tượng:

- Theo Điều 15 Luật Du lịch 2017: Các loại tài nguyên du lịch:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

+ Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.”

- Theo Danh mục tài nguyên du lịch được quy định tại Phụ lục số 01

* Đơn vị điều tra:

- Các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao.

- Các Ban quản lý di tích; Ban quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...

- Các doanh nghiệp; các khu, điểm du lịch.

3. Quy trình xử lý điều tra tài nguyên du lịch

* Quy trình thu thập thông tin được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: chọn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thực hiện điều tra trên cơ sở đề xuất của địa phương để thực hiện trong từng giai đoạn.

- Bước 2: xác định danh mục điểm tài nguyên du lịch phù hợp với danh mục tài nguyên du lịch của từng tỉnh/thành phố căn cứ dữ liệu quản lý nhà nước tại địa phương để đưa vào điều tra.

- Bước 3:

+ Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu gắn với điểm/loại tài nguyên du lịch theo Phiếu điều tra.

+ Tiến hành khảo sát, đo đạc, thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu còn thiếu để hoàn thiện Phiếu điều tra.

* Quy trình xử lý thông tin, dữ liệu và tổng hợp kết quả điều tra

- Bước 1:

+ Kiểm tra, làm sạch phiếu.

+ Xây dựng hệ thống biểu tổng hợp đầu ra phân theo các nhóm nội dung chính.

- Bước 2:

+ Tiến hành nhập thông tin phiếu điều tra.

+ Tổng hợp kết quả điều tra.

- Bước 3:

+ Tổ chức đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.

+ Phân tích kết quả điều tra và xây dựng báo cáo tổng hợp điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.

- Bước 4:

+ Công bố kết quả điều tra, công bố các loại tài nguyên du lịch.

+ Lưu trữ kết quả.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 17

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn