Tải App trên Android

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Tài nguyên nước mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
24/05/2024 20:15 PM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giới thiệu văn bản hướng dẫn Luật Tài nguyên nước mới nhất được cập nhật.

Cập nhật văn bản hướng dẫn Luật Tài nguyên nước mới nhất

Cập nhật văn bản hướng dẫn Luật Tài nguyên nước mới nhất

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Tài nguyên nước mới nhất

Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Để triển khai Luật Tài nguyên nước 2023, hiện nay các văn bản hướng dẫn Luật đang được khẩn trương hoàn thiện và ban hành:

Số hiệu văn bản

Trích yếu nội dung

Ngày ban hành

Ngày có hiệu lực

Nghị định 53/2024/NĐ-CP

Hướng dẫn Luật Tài nguyên nước

16/5/2024

01/7/2024

Nghị định 54/2024/NĐ-CP

Quy định về hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

16/5/2024

01/7/2024

Thông tư 03/2024/TT-BTNMT

Hướng dẫn Luật Tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

16/5/2024

01/7/2024

Thông tư 04/2024/TT-BTNMT

Quy định kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

16/5/2024

01/7/2024

Thông tư 05/2024/TT-BTNMT Quy định về di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 16/5/2024 01/7/2024

Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Theo Điều 3 Luật Tài nguyên nước 2023, nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra

- Bảo đảm chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; bảo đảm an ninh nguồn nước để mọi người dân được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý.

- Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng; giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

- Quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa giới hành chính; phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn.

- Bảo vệ tài nguyên nước phải lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ số lượng, chất lượng nước; bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng gắn liền với bảo vệ, phát triển nguồn sinh thủy, chức năng nguồn nước.

- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải được kê khai, đăng ký, cấp phép, phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn nước, theo phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước và phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước; bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả.

- Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải phù hợp với quy luật, điều kiện tự nhiên; văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng; cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra phải có kế hoạch và biện pháp chủ động; bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, địa phương, ngành, lĩnh vực; kết hợp giữa khoa học, công nghệ tiên tiến với kinh nghiệm truyền thống và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

- Quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải gắn với khả năng, chức năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, không vượt quá ngưỡng khai thác nước dưới đất và phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước.

- Bảo vệ, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 7,797

Bài viết về

Tổng hợp văn bản hướng dẫn

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]