Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử ngành công tác xã hội tại Việt Nam

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
01/04/2024 23:07 PM

Xin cho tôi biết đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử ngành công tác xã hội tại Việt Nam? - Minh Nhựt (TPHCM)

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử ngành công tác xã hội tại Việt Nam

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử ngành công tác xã hội tại Việt Nam (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử ngành công tác xã hội tại Việt Nam

Dưới đây là đáp án tham khảo Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử ngành công tác xã hội tại Việt Nam:

Câu 1: Ngành Công tác xã hội ra đời ở đâu, vào thời gian nào?

A. Tại Philippin, thế kỷ XIX

B. Tại Anh, thế kỷ XIX

C. Tại Mỹ, thế kỷ XIX

D. Tại Pháp, thế kỷ XX

Câu 2: Ngày công tác xã hội Việt Nam là ngày nào?

A. Ngày 25/3 hàng năm

B. Ngày 15/10 hàng năm

C. Ngày 26/3 hàng năm

Câu 3: Cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội thực hiện quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội như thế nào?

A. Tiếp nhận thông tin, sàng lọc và phân loại người sử dụng dịch vụ, đánh giá về tâm sinh lý, tình trạng sức khoẻ và các nhu cầu của người sử dụng dịch vụ, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp xã hội.

B. Tiếp nhận thông tin, sàng lọc và phân loại người sử dụng dịch vụ, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp xã hội, thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và đánh giá sự tiến triển của người; giám sát, đánh giá các hoạt động chăm sóc và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc nếu cần thiết, hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hoà nhập cộng đồng.

C. Tiếp nhận thông tin, sàng lọc và phân loại người sử dụng dịch vụ, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp xã hội, hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hoà nhập cộng đồng.

Câu 4: Công tác xã hội có vai trò bảo đảm an sinh xã hội cho người dân và là phương tiện, công cụ rất hữu hiệu để đưa chính sách xã hội, đường lối của Đảng, Nhà nước vào thực tế một cách hiệu quả ?

A. Sai

B. Đúng

Câu 5: Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề công tác xã hội đối với người Việt Nam?

A. Có văn bằng chuyên môn liên quan đến công tác xã hội được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam.

B. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội.

C. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề công tác xã hội.

D. Đạt kỳ thi sát hạch theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

E. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn công tác xã hội theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn công tác xã hội; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; không có tiền án, tiền sự liên quan đến xâm hại phụ nữ và trẻ em.

F. Tất cả các nội dung trên.

Câu 6: Các nhiệm vụ cơ bản của công tác xã hội?

A. Nâng cao năng lực, thúc đẩy khả năng tự giải quyết vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng, nối kết con người với hệ thống nguồn lực, dịch vụ và những cơ hội trong xã hội

B. Nâng cao năng lực, thúc đẩy khả năng tự giải quyết vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng, nối kết con người với hệ thống nguồn lực, dịch vụ và những cơ hội trong xã hội, thúc đẩy sự hoạt động có hiệu quả và tính nhân văn của các hệ thống cung cấp nguồn lực và dịch vụ xã hội, phát triển và cải thiện chính sách xã hội.

C. Thúc đẩy sự hoạt động có hiệu quả và tính nhân văn của các hệ thống cung cấp nguồn lực và dịch vụ xã hội, phát triển và cải thiện chính sách xã hội.

D. Nối kết con người với hệ thống nguồn lực, dịch vụ và những cơ hội trong xã hội, thúc đẩy sự hoạt động có hiệu quả và tính nhân văn của các hệ thống cung cấp nguồn lực và dịch vụ xã hội

Câu 7: Nguồn tài chính phục vụ cho công tác xã hội được lấy từ đâu?

A. Ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

B. Kinh phí từ nguồn chi trả chi phí sử dụng dịch vụ công tác xã hội.

C. Nguồn vận động và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật

D. Tất cả các phương án trên

Câu 8: Mối quan hệ giữa từ thiện và công tác xã hội là gì?

A. Trợ giúp con người giải quyết vấn đề

B. Dựa trên nền tảng cho và nhận

C. Hoạt động dựa trên cơ sở của lòng nhân ái, sự cưu mang đùm bọc

D. Giải quyết vấn đề tức thời

Câu 9: Đâu không phải là mục đích của an sinh xã hội:

A. Tạo sự ổn định của xã hội

B. Phát triển kinh tế xã hội

C. Đảm bảo công bằng xã hội

D. Hướng tới tự do, hạnh phúc

Câu 10: Nhân viên xã hội trong trường hợp sau vi phạm nguyên tắc hoạt động nào? “Anh B là nhân viên xã hội làm việc tại cơ sở bảo trợ xã hội N. Trong quá trình hỗ trợ em Y, anh B thường xuyên có những lời lẽ xúc phạm em Y và hoàn cảnh xuất thân của em Y.”

A. Xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp giữa nhân viên xã hội và thân chủ

B. Chấp nhận thân chủ

C. Thân chủ tham gia giải quyết vấn đề

D. Quyền tự quyết của thân chủ

Câu 11: Nhân viên xã hội có cần kỹ năng biện hộ cho các vấn đề của thân chủ không?

A. Có

B. Không

Câu 12: Người sử dụng dịch vụ công tác xã hội có quyền được từ chối sử dụng dịch vụ công tác xã hội hay không?

A. Được từ chối sử dụng dịch vụ công tác xã hội nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình.

B. Không được phép

Câu 13: Những phẩm chất đạo đức cần có của nhân viên công tác xã hội là gì?

A. Sự cảm thông và tình yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ người khác, có thái độ cởi mở

B. Có niềm đam mê nghề nghiệp, sự cam kết với nghề nghiệp.

C. Trung thực, có tính kiên trì, nhẫn nại, cương trực, sẵn sàng từ chối sự gian lận

D. Có lòng vị tha, sự rộng lượng, có quan điểm cấp tiến và hoạt động hướng tới sự thay đổi trong trật tự xã hội.

E. Tất cả các ý kiến trên

Câu 14: Nhà nước có cho phép xã hội hoá công tác xã hội không?

A. Không cho phép

B. Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ công tác xã hội; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, thành lập các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; khuyến khích cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tư nhân hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Câu 15: Bạn hãy cho biết: Vì sao nói công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp? (câu trả lời tối thiểu 50 từ)

Công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp vì:

- Có hệ thống lý luận và kiến thức chuyên môn;

- Có kỹ năng chuyên môn;

- Có đạo đức nghề nghiệp;

- Có tổ chức nghề nghiệp;

- Được xã hội công nhận.

Câu 16: Giá trị cốt lõi của Trung tâm Công tác Xã hội Thanh thiếu niên (YSW) nhiệm kỳ 2021-2026 là gì?

A. Yêu thương và sẻ chia

B. Lan toả trái tim Việt Nam

C. Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình

D. Kết nối, tận hiến, phụng sự

Cách thức dự thi Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử ngành công tác xã hội tại Việt Nam

Người dự thi thực hiện các bước sau để tham gia dự thi:

- Bước 1: Người dự thi truy cập vào Trang Thông tin điện tử của Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên, địa chỉ cuocthitructuyen.yswcvn.org.

- Bước 2: Nhập các thông tin cá nhân: Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân; Họ và tên (ký tự có dấu); Ngày sinh; Giới tính; Địa chỉ cư trú; Email; Số điện thoại liên hệ; Đơn vị công tác; Chuyên môn công tác. Các thông tin bắt buộc này là thông tin không thay đổi và được sử dụng trong suốt quá trình tham gia thi, trường hợp trúng giải, BTC chỉ trao giải cho đúng người khớp với thông tin đã khai báo.

- Bước 3: Người dự thi bấm nút “Vào thi” để vào phần trả lời các câu hỏi. Người dự thi trả lời các câu hỏi bằng cách chọn 01 phương án đúng nhất (đối với các câu hỏi trắc nghiệm) hoặc điền từ thích hợp (đối với câu hỏi tự luận).

Trong thời gian thi, hệ thống cho phép thí sinh đọc lại các câu hỏi đã trả lời trước đó để thí sinh chỉnh sửa hoặc kiểm tra trước khi nộp bài.

- Bước 4: Sau khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, người dự thi nhấp chuột vào phần “Nộp bài” và xác nhận hoàn thành bài thi trên hệ thống một bước nữa để kết thúc phần thi.

Thời gian tổ chức Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử ngành công tác xã hội tại Việt Nam

- Cuộc thi được tổ chức từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 10/4/2024.

- Thời gian công bố kết quả sơ khảo vòng 1: 11/4/2024.

- Thời gian công bố kết quả chung cuộc: ngày 12/4/2024. Dự kiến trao giải trong chương trình kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên ngày 12/04/2024 tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác xã hội

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác xã hội.

- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác xã hội và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội; chính sách đối với người làm công tác xã hội; kế hoạch, đề án liên quan đến quy hoạch phát triển cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội; chiến lược phát triển, quy hoạch cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;

+ Quản lý thống nhất việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động;

+ Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về người hành nghề và cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Quỹ an sinh xã hội theo quy định của pháp luật.

+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác xã hội;

+ Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; hướng dẫn việc luân phiên người hành nghề; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội;

+ Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác xã hội; thừa nhận chứng chỉ hành nghề giữa các nước; hướng dẫn cung cấp dịch vụ công tác xã hội; hợp tác chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật và phương pháp nghiệp vụ công tác xã hội mới;

+ Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Thông tư quy định khung giá dịch vụ công tác xã hội;

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác xã hội.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác xã hội trong phạm vi địa phương.

(Điều 8 dự thảo Nghị định về Công tác xã hội)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,106

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]