Biểu giá điện sinh hoạt áp dụng từ ngày 09/11/2023 đến ngày 10/10/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
01/01/2024 21:21 PM

Dưới đây là biểu giá điện sinh hoạt áp dụng từ ngày 09/11/2023 đến ngày 10/10/2024 theo Quyết định 1416/QĐ-EVN năm 2023 của EVN.

Biểu giá điện sinh hoạt áp dụng từ ngày 11/10/2024

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Biểu giá điện sinh hoạt áp dụng từ ngày 09/11/2023 đến ngày 10/10/2024

Theo Quyết định 1416/QĐ-EVN ngày 08/11/2023 của EVN thì giá bán lẻ điện bình quân là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT).

Theo đó, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới nhất áp dụng từ ngày 09/11/2023 như sau:

Bậc

Mức sử dụng

Giá bán điện

1

0-50 kWh

1.806

2

51-100 kWh

1.866

3

101-200 kWh

2.167

4

201-300 kWh

2.729

5

301-400 kWh

3.050

6

401 kWh trở lên

3.151

Đơn vị: đồng/kWh

Biểu giá điện sinh hoạt mới nhất 2024

Biểu giá điện sinh hoạt mới nhất 2024 (Hình từ internet)

Nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân

Theo Điều 3 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ ban hành (có hiệu lực từ ngày 15/5/2024), nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân được quy định như sau:

1. Hằng năm, sau khi kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và điều hành - quản lý ngành) và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

2. Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

3. Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.

4. Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

5. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 03 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

6. Giá bán điện bình quân được tính toán theo quy định tại Điều 4 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg. Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán nằm ngoài khung giá, chỉ được xem xét điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định. Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong phạm vi khung giá theo cơ chế quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

7. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

Giá bán điện bình quân là gì?

Theo Điều 2 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, các thuật ngữ về giá bán điện bình quân được hiểu như sau:

Giá bán điện bình quân là mức giá bán lẻ điện bình quân trong phạm vi khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Giá bán điện bình quân hiện hành là mức giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng tại thời điểm xem xét điều chỉnh giá điện.

Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Tổng công ty Điện lực.

Bên bán điện là các đơn vị phát điện, tổ chức, cá nhân thực hiện hợp đồng mua bán điện có ký hợp đồng mua bán điện với Bên mua điện.

Năm N là năm giá bán điện bình quân được xây dựng theo quy định tại Quyết định này.

Khung giá là khoảng giới hạn giữa mức giá tối thiểu và mức giá tối đa của mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện là các yếu tố có tác động trực tiếp đến chi phí phát điện mà đơn vị điện lực không có khả năng kiểm soát, bao gồm giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát và chi phí mua điện trên thị trường điện, trong đó chi phí mua điện trên thị trường điện là chi phí thanh toán cho các đơn vị phát điện tham gia thị trường điện theo quy định vận hành thị trường điện do Bộ Công Thương ban hành.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 158,683

Bài viết về

lĩnh vực Điện

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn