Quy định về an toàn trong sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ mới nhất (Hình từ internet)
Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Điện lực 2024, có hiệu lực từ ngày 01/02/2025)
Cụ thể, tại Điều 74 Luật Điện lực 2024, đã quy định về an toàn trong sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ có trách nhiệm sau đây:
- Thiết kế, lắp đặt dây dẫn, thiết bị đóng cắt và thiết bị điện trong nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt, dịch vụ phải bảo đảm chất lượng, an toàn điện, an toàn phòng cháy, chữa cháy, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và phù hợp với tổng nhu cầu sử dụng điện năng của người sử dụng;
- Lắp đặt đường dây dẫn điện từ công tơ đo đếm điện đến nhà ở, công trình, khu vực sử dụng điện bảo đảm chất lượng, an toàn và không gây cản trở đến hoạt động giao thông vận tải;
- Cung cấp thông tin về hệ thống điện trong nhà ở, công trình và nhu cầu sử dụng điện năng khi ký hợp đồng mua bán điện;
- Bảo đảm an toàn đối với hệ thống điện trong nhà ở, công trình do mình sở hữu hoặc quản lý, sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời sửa chữa, thay thế dây dẫn, thiết bị điện không bảo đảm chất lượng. Khi xảy ra sự cố điện phải có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây cháy lan sang đồ vật, trang thiết bị khác trong nhà ở, công trình và kịp thời thông báo cho đơn vị bán điện và cơ quan chức năng tại địa phương;
- Phối hợp với cơ quan chức năng trong việc kiểm tra an toàn trong sử dụng điện.
(2) Đơn vị bán điện có trách nhiệm sau đây:
- Hướng dẫn việc lắp đặt, sử dụng hệ thống, thiết bị điện để bảo đảm an toàn; cung cấp cho khách hàng sử dụng điện thông tin về nguy cơ gây mất an toàn trong sử dụng điện và biện pháp bảo đảm an toàn điện;
- Ứng dụng công nghệ số trong việc thông tin cho khách hàng sử dụng điện về nguy cơ mất an toàn điện trong quá trình sử dụng điện;
- Định kỳ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho khách hàng sử dụng điện an toàn;
- Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì đơn vị bán điện có trách nhiệm phối hợp kiểm tra an toàn hệ thống điện của khách hàng sử dụng điện, trường hợp phát hiện có nguy cơ mất an toàn phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn hoặc ngừng cung cấp điện theo quy định của pháp luật.
(3) Chính phủ quy định chi tiết Điều 74 Luật Điện lực 2024.
>>> Xem thêm: Giá bán lẻ điện được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân?
- Căn cứ lập giá điện bao gồm:
+ Chính sách giá điện;
+ Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
+ Quan hệ cung cầu về điện;
+ Chi phí sản xuất, kinh doanh điện hợp lý và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực;
+ Cấp độ thị trường điện cạnh tranh;
+ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hằng năm của đơn vị điện lực.
- Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được quy định như sau:
+ Giá bán lẻ điện được phản ánh và điều chỉnh kịp thời theo biến động thực tế của thông số đầu vào, bù đắp chi phí hợp lý, hợp lệ với lợi nhuận hợp lý để bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và cấp độ thị trường điện cạnh tranh;
+ Khi thị trường bán lẻ điện vận hành, giá bán lẻ điện thực hiện theo cơ chế thị trường;
(Khoản 1, 2 Điều 52 Luật Điện lực 2024)
Xem thêm nội dung tại Luật Điện lực 2024 có hiệu lực từ ngày 01/02/2025.