Tải app trên IOS

Chứng minh nhân dân bị khai tử từ 01/01/2025 (đề xuất)

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
15/01/2023 23:59 PM

Chứng minh nhân dân còn sử dụng được không? Thời điểm nào chứng minh nhân dân chính thức bị khai tử?

Dự thảo Luật Căn cước công dân

Chứng minh nhân dân chính thức bị khai tử từ 01/01/2025 (đề xuất)

Chứng minh nhân dân chính thức bị khai tử từ 01/01/2025 (đề xuất)

Chứng minh nhân dân chính thức bị khai tử từ 01/01/2025 (đề xuất)

Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi vừa có đề xuất quan trọng liên quan đến thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân, cụ thể:

Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024;

Đồng thời, dự thảo Luật cũng chỉ rõ: Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Cơ quan quản lý nhà nước không được quy định các thủ tục về đính chính, thay đổi thông tin liên quan đến Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân trong các giấy tờ nêu trên.

Như vậy, với đề xuất này, chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng sẽ được tiếp tục sử dụng đến ngày 31/12/2024, đồng nghĩa với việc chứng minh nhân dân bị khai tử từ ngày 01/01/2025.

Thời hạn sử dụng chứng minh nhân dân

Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân thì thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân như sau:

Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Tại khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:

Điều 38. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp

2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, Luật Căn cước công dân 2014 cho phép sử dụng chứng minh nhân dân đã cấp đến khi hết thời hạn quy định (15 năm). Tuy nhiên, dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi đã đề xuất thời điểm chứng minh nhân dân chính thức bị khai tử là ngày 01/01/2025.

Thời hạn sử dụng căn cước công dân

Theo Luật Căn cước công dân 2014 thì thời hạn sử dụng căn cước công dân sẽ được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc sau:

- Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Đề xuất bổ sung người được cấp thẻ căn cước công dân

Về người được cấp thẻ căn cước công dân, dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi:

Bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ và phục vụ công tác quản lý nhà nước; phát huy giá trị, tiện ích của thẻ Căn cước công dân trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số.

Tuy nhiên, việc cấp thẻ cho công dân dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với công dân từ đủ 14 tuổi trơ lên là bắt buộc như quy định của Luật Căn cước công dân 2014.

Điều 20. Người được cấp thẻ căn cước công dân

1. Người được cấp thẻ căn cước công dân là công dân Việt Nam.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân. Người dưới 14 tuổi thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân theo nhu cầu.

Xem chi tiết tại dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi.

Dự thảo Luật Căn cước công dân

Xem thêm: Bỏ dấu vân tay trên thẻ Căn cước công dân (đề xuất)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 12,662

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]