Thường xuyên rà soát các hồ sơ mở tài khoản thanh toán có giao dịch đáng ngờ

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
07/11/2022 15:35 PM

Xin cho tôi hỏi để giảm nguy cơ lợi dụng tài khoản thanh toán cho mục đích bất hợp pháp, NHNN đã có những yêu cầu gì? - Kim Ngân (Bình Phước)

Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn 5865/NHNN-TT ngày 24/8/2022 về việc tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro đối với mở và sử dụng tài khoản thanh toán.

Thường xuyên rà soát các hồ sơ mở tài khoản thanh toán có giao dịch đáng ngờ

Thường xuyên rà soát các hồ sơ mở tài khoản thanh toán có giao dịch đáng ngờ

Theo đó, để tăng cường các công tác phòng ngừa tội phạm trong hoạt động thanh toán, giảm thiểu rủi ro, nguy cơ lợi dụng tài khoản thanh toán cho mục đích bất hợp pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu:

Thường xuyên rà soát các hồ sơ mở tài khoản thanh toán có giao dịch đáng ngờ

Theo đó, các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện các hoạt động sau:

- Thường xuyên rà soát, kiểm tra hồ sơ mở tài khoản thanh toán đối với các khách hàng có giao dịch đáng ngờ, giao dịch giá trị lớn hoặc khách hàng, giao dịch có mức độ rủi ro cao để phát hiện các trường hợp khách hàng không cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán.

Qua đó sẽ triển khai các biện pháp nhận biết, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng, đánh giá tăng cường đối với khách hàng, giao dịch có mức độ rủi ro cao;

- Xem xét tạm dừng hoặc chấm dứt cung ứng dịch vụ trong trường hợp khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác, không thể hoàn thành việc nhận biết, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

- Tăng cường triển khai các biện pháp kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng khi thực hiện giao dịch trên tài khoản thanh toán, đảm bảo người thực hiện giao dịch là chủ tài khoản thanh toán;

- Nghiên cứu triển khai các giải pháp xác thực khách hàng đa thành tố đối với các giao dịch thanh toán, chuyển tiền có giá trị lớn, giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ hoặc khách hàng, giao dịch có mức độ rủi ro cao theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền và phù hợp với quy định về an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến.

- Chú trọng xây dựng, triển khai các giải pháp theo dõi giao dịch, kiểm soát, đánh giá rủi ro trong và sau khi khách hàng thực hiện giao dịch dựa trên dữ liệu khách hàng và công nghệ tiên tiến như; phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, học máy, xác thực khách hàng đa thành tố,.., để kịp thời phát hiện các tài khoản thanh toán có dấu hiệu đáng ngờ;

- Thực hiện các biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng, giao dịch có mức độ rủi ro cao theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Các lưu ý trong công tác hậu kiểm, quản lý rủi ro tại các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Đối với các tài khoản thanh toán đã được mở bằng phương thức điện tử, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tăng cường công tác hậu kiểm, quản lý rủi ro, trong đó lưu ý:

- Bố trí bộ phận hậu kiểm (back-office) thực hiện rà soát, kiểm tra, đối chiếu ngay sau khi tài khoản thanh toán được mở để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp hồ sơ mở tài khoản thanh toán có dấu hiệu bất thường, chủ tài khoản có hành vi mạo danh, sử dụng giấy tờ tùy thân giả, cho thuê, cho mượn tài khoản;

- Tăng cường các biện pháp kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin khách hàng kết hợp với phân tích dữ liệu khách hàng, xác thực giao dịch trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ, đảm bảo người thực hiện giao dịch thanh toán là chủ tài khoản;

- Xem xét áp dụng giải pháp xác thực bằng yếu tố sinh trắc học đối với các giao dịch thanh toán có giá trị lớn, giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ hoặc khách hàng, giao dịch có mức độ rủi ro cao theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền và phù hợp với quy định về an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến.

- Áp dụng các hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán được mở bằng phương thức điện tử phù hợp với từng nhóm khách hàng trên cơ sở cập nhật kết quả rà soát, đánh giá và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro.

- Thường xuyên, liên tục theo dõi, kiểm soát, đánh giá rủi ro gian lận đối với toàn bộ giao dịch trên tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử để kịp thời phát hiện các sai lệch thông tin định danh khách hàng hoặc giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong quá trình khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán;

- Kịp thời từ chối hoặc dừng giao dịch, tạm khóa hoặc phong tỏa tài khoản thanh toán và tiến hành nhận biết, cập nhật, xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng.

Xem thêm Công văn 5865/NHNN-TT ngày 24/8/2022.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,855

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn