Đến 2030, xây ít nhất 1 triệu nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
30/08/2022 19:13 PM

Tôi được biết Thủ tướng vừa có chỉ đạo xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp? Vậy quy định cụ thể như thế nào? – Quốc Dũng (Bình Dương)

Đến 2030, xây ít nhất 1 triệu nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp

Đến 2030, xây ít nhất 1 triệu nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp (Hình từ internet)

Ngày 30/8/2022, Văn phòng chính phủ có Thông báo 269/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”.

Để tập trung phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

1. Đến 2030, xây ít nhất 1 triệu nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp

- Quan tâm thực hiện dịch chuyển lao động, việc làm theo địa lý, địa bàn, đảm bảo cơ cấu phân bổ lao động việc làm hợp lý trên toàn quốc.

- Có cơ chế khuyến khích hỗ trợ dịch chuyển lao động, hỗ trợ các địa bàn còn yếu kém;

- Đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước với nước ngoài.

- Tạo việc làm ở khu vực nông thôn, miền núi để người dân yên tâm làm việc tại quê hương với mức thu nhập ổn định.

- Triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở cho công nhân, người lao động ở khu công nghiệp, khu kinh tế và các thành phố lớn phù hợp với mục tiêu đã được Chính phủ đề ra, đến năm 2030, xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.

2. Nâng cao nhận thức về thị trường lao động

- Nâng cao nhận thức về thị trường lao động.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, đầy đủ, bền vững, hội nhập quốc tế, nhằm giải phóng triệt để sức sản xuất, tập trung phát triển lao động có kỹ năng, thúc đẩy tạo việc làm bền vững, có thu nhập cao.

- Tiếp tục nội luật hóa và quy định cụ thể các tiêu chuẩn lao động phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế (các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các FTA thế hệ mới) mà Việt Nam cam kết và phê chuẩn.

3. Đẩy mạnh xây dựng chính sách hỗ trợ tạo việc làm

- Đẩy mạnh xây dựng chính sách hỗ trợ tạo việc làm trên nguyên tắc có tính dự báo, tầm nhìn chiến lược, chủ động, phù hợp với cơ chế thị trường.

- Đa dạng hoá các nguồn tín dụng để thúc đẩy việc tạo việc làm mới, việc làm sáng tạo, chất lượng cao, việc làm bền vững, việc làm xanh, việc làm cho đối tượng yếu thế, vùng sâu vùng xa.

4. Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp

- Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng thời cơ dân số vàng, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa để phát triển nguồn nhân lực. Chú trọng đào tạo những kỹ năng ngoại ngữ, tính kỷ luật, kỷ cương,… đáp ứng hội nhập với thị trường lao động thế giới.

5. Tập trung xây dựng hệ thống quản trị thị trường lao động hiện đại, minh bạch

- Tập trung xây dựng hệ thống quản trị thị trường lao động hiện đại, minh bạch để mỗi người lao động từ khi tham gia đến khi rời thị trường lao động được quản trị minh bạch, thống nhất, tạo điều kiện cho tham gia các hoạt động giao dịch việc làm, tiếp cận thông tin về thị trường lao động việc làm; để doanh nghiệp dễ tiếp cận cung lao động, nâng cao chất lượng lao động, cơ sở đào tạo; có chiến lược, kế hoạch đào tạo, cung ứng kịp thời, sát với nhu cầu thực tiễn.

- Đẩy mạnh đầu tư số hóa quản trị lao động việc làm kết nối với số hóa quản lý dân cư.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,892

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn