Dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng tính bị xử lý thế nào?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
22/01/2022 11:16 AM

Hành vi dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng tính có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.

Dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng tính bị xử lý thế nào?

Dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng tính bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Điều 1 Luật trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.

Theo đó, hành vi dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng tính có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội:

1. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.”

Theo khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) người từ đủ 14 tuổi trở lên không sử dụng vũ lực, cưỡng ép hoặc bất kỳ hành vi nào có tính chất dụ dỗ nhưng có hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này.

2. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Khoản 1 Điều 145 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Đồng thời, theo giải thích của HĐTP TANDTC tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP, hành vi quan hệ tình dục đồng giới là một dạng khác của hành vi quan hệ tình dục khác, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

- Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác.

- Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.

Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) người từ đủ 14 tuổi trở lên dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này hoặc các tội danh khác có liên quan.

Người đủ 18 tuổi trở lên dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Ngoài ra, sự khác biệt giữa 2 tội Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nằm ở ý chí của người bị hiếp dâm, người giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể:

- Với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, người bị hiếp dâm ở trong tình trạng bị đe dọa dùng vũ lực hoặc cưỡng ép,... giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người thực hiện hành vi phạm tội; trường hợp hiếp dâm người dưới 13 tuổi thì không phân biệt ý chí của người bị hiếp dâm là đồng thuận hay cưỡng ép, người thực hiện hành vi phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Với Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, người giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác có ý chí đồng thuận với người thực hiện hành vi phạm tội.

Mức hình phạt cao nhất đối với 02 tội này như sau:

- Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Theo quy định tại khoản 2 Điều 142 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), mức hình phạt cao nhất đối với tội danh này có thể lên đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

- Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Theo quy định tại khoản 3 Điều 145 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), mức hình phạt cao nhất đối với tội danh này có thể lên đến 15 năm.

Nhật Anh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 7,128

Bài viết về

lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn