VKSND tối cao yêu cầu tăng cường phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
23/11/2024 09:45 AM

VKSND tối cao đã có văn bản yêu cầu tăng cường phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân.

VKSND tối cao yêu cầu tăng cường phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân\

VKSND tối cao yêu cầu tăng cường phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân (Hình từ Internet)

Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị 04/CT-VKSTC ngày 13/11/2024 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Chỉ thị 04/CT-VKSTC

VKSND tối cao yêu cầu tăng cường phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân

Trong thời gian qua, thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; đặc biệt là đối với tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan làm công tác phòng, chống tham nhũng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao đã tập trung chỉ đạo củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương và Thanh tra VKSND tối cao; qua đó đã góp phần cảnh tỉnh, ngăn chặn, phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm trong hoạt động tư pháp; bảo đảm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, trong đó có ngành Kiểm sát nhân dân. 

Tuy nhiên, tỉnh hình vi phạm, tội phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng, xâm phạm sự nghiêm minh của pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có ngành Kiểm sát nhân dân; vẫn còn một số công chức, Kiểm sát viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa thực sự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, rèn luyện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp nên đã mắc sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị xử lý kỷ luật; thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, để tiếp tục tăng cường hiệu quả của công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân, Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu toàn ngành Kiểm sát nhân dân tập trung thực hiện các biện pháp trọng tâm, trong đó yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKS các cấp thực hiện các nội dung sau:

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKS các cấp, phải phát huy tối đa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đứng đầu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Quy định của Đảng về kỷ luật đảng, về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...; Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018; Luật Phòng chống tham nhũng 2018; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013; các Đạo luật và Luật về tư pháp có liên quan; đặc biệt là Chỉ thị công tác hàng năm của ngành Kiểm sát nhân dân; Chỉ thị 03/CT-VKSTC ngày 27/6/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành Kiểm sát nhân dân; các quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân; nhất là các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của ngành Kiểm sát nhân dân; kiên định nguyên tắc “gắn chặt công tác xây dựng Đảng với xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh”; xác định thực hiện tốt yêu cầu phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, góp phần xây dựng và nâng cao uy tín, hình ảnh của ngành Kiểm sát nhân dân trước Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Nhân dân.

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKS các cấp phải quán triệt phương châm “phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong ngành từ sớm, từ xa”; tiếp tục rà soát, đánh giá, nhận diện chính xác các dạng vi phạm, tội phạm có thể xảy ra trong thực hiện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp thuộc lĩnh vực đơn vị, địa phương mình phụ trách; khẩn trương chỉ đạo rà soát, nghiên cứu ban hành các nội quy, quy chế, quy định của đơn vị; 

Đồng thời, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; tăng cường đối thoại trực tiếp với công dân theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chú trọng để ra các biện pháp kiểm soát, tăng cường kiểm tra, thanh tra trong nội bộ; nhằm chủ động phát hiện các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật nghiệp vụ của Ngành trong phạm vi lĩnh vực, đơn vị, địa phương mình được phân công phụ trách để kịp thời chấn chỉnh, xử lý; quan tâm chỉ đạo thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực xảy ra trong ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật và của ngành.

Xem thêm tại Chỉ thị 04/CT-VKSTC ban hành ngày 13/11/2024.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 731

Bài viết về

lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]