Thành phần định mức kinh tế, kỹ thuật của hoạt động lập quy hoạch thủy lợi

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Thùy Liên
31/10/2020 15:34 PM

Nội dung này được đề cập tại Thông tư 11/2020/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2020 ban hành Quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động quy hoạch thủy lợi và điều tra cơ bản thủy lợi.

Lập quy hoạch thủy lợi

Thành phần định mức kinh tế, kỹ thuật của hoạt động lập quy hoạch thủy lợi (Ảnh minh hoạ)

Theo đó, thành phần định mức kinh tế, kỹ thuật của hoạt động lập quy hoạch thủy lợi được quy định như sau:

- Nội dung công việc gồm các thao tác chính, thao tác phụ để thực hiện bước công việc.

- Phân loại khó khăn gồm: các công việc chưa tính trong định mức, điều kiện áp dụng và hệ số điều chỉnh.

- Các công việc chưa tính trong định mức là các công việc không được tính hao phí lao động, vật liệu, dụng cụ và thiết bị trong định mức này.

- Số lượng công lao động gồm số lượng, cơ cấu thành phần lao động được tổ chức để thực hiện từng bước công việc cụ thể căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp, yêu cầu về chuyên môn của công việc.

- Định mức lao động là thời gian lao động trực tiếp để sản xuất ra một sản phẩm (hoặc để thực hiện một bước công việc hoặc thực hiện một công việc cụ thể) và thời gian lao động trực tiếp phục vụ trong quá trình kiểm tra nghiệm thu sản phẩm theo quy chế kiểm tra nghiệm thu, đơn vị tính là công nhóm/đơn vị sản phẩm. Đối với những công việc bình thường, một công làm việc tính là 8 giờ.

- Định mức vật liệu, dụng cụ và thiết bị

+ Định mức vật liệu là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính theo đơn vị của từng loại vật liệu/đơn vị sản phẩm, định mức vật liệu phụ được tính bằng % định mức vật liệu chính trong bảng định mức vật liệu.

+ Định mức dụng cụ và thiết bị là thời gian sử dụng dụng cụ và thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính là ca/đơn vị sản phẩm; thời hạn sử dụng dụng cụ và thiết bị tính là tháng; định mức dụng cụ phụ được tính bằng % định mức dụng cụ chính trong bảng định mức dụng cụ.

+ Số ca máy sử dụng thiết bị trong một năm: Máy ngoại nghiệp là 250 ca; máy nội nghiệp là 500 ca.

+ Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất và định mức dụng cụ, thiết bị và được tính theo công thức:

Định mức điện = (công suất thiết bị/giờ x 8 giờ làm việc x số ca sử dụng dụng cụ, thiết bị) + 5% hao hụt.

Xem thêm nội dung chi tiết tại Thông tư 11/2020/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/12/2020.

Thùy Liên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,109

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn