Chấn chỉnh công tác liên doanh, liên kết trong các cơ sở y tế công lập

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Thùy Liên
05/10/2020 15:17 PM

Ngày 01/10/2020, Bộ Y tế có Chỉ thị 22/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác liên doanh, liên kết trong các cơ sở y tế công lập.

Rà soát thiết bị y tế

Rà soát các trang thiết bị đã đưa vào liên doanh, liên kết (Ảnh minh hoạ).

Theo đó, để tăng cường công tác quản lý, phát huy các mặt tích cực, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại và xử lý nghiêm các sai phạm trong việc liên doanh, liên kết trang thiết bị y tế (nếu có), Bộ Y tế có chỉ thị như sau:

(1) Rà soát các đề án liên doanh, liên kết đang thực hiện tại đơn vị theo các quy định nêu trên, kể cả các đề án đã triển khai trước thời điểm Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017 có hiệu lực, trong đó cần lưu ý một số nội dung như:

- Rà soát các trang thiết bị đã đưa vào liên doanh, liên kết. Trường hợp phát hiện trang thiết bị y tế không rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ phải dừng ngay hợp đồng với phía đối tác, báo cáo cấp có thẩm quyền và đề xuất giải pháp giải quyết. Phải thực hiện rà soát lại giá của các trang thiết bị y tế đã đưa vào liên doanh, liên kết, trường hợp phát hiện giá không phù hợp phải xem xét điều chỉnh ngay hợp đồng, phương án tài chính của đề án và mức giá của dịch vụ.

- Rà soát phương án chi phí, mức thu, thời gian thu hồi vốn của các nhà đầu tư. Trường hợp thời gian thu hồi vốn nhanh hơn so với hợp đồng đã ký phải kịp thời điều chỉnh lại thời gian, rà soát tỷ lệ phân chia hoặc giảm giá dịch vụ cho phù hợp để bảo đảm quyền lợi cho người bệnh...

(2)Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản công trong quá trình xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án thuê tài sản, sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, trong đó cần lưu ý một số nội dung như:

- Phải căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về các trường hợp được thuê tài sản, sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết để đề xuất chủ trương và xây dựng nội dung đề án;

- Phải thảo luận công khai, dân chủ và thống nhất bằng văn bản giữa Đảng ủy, Ban Giám đốc và tổ chức công đoàn của đơn vị về chủ trương tổ chức và nội dung của các đề án liên doanh, liên kết...

(3) Tuân thủ quy định của pháp luật về giá, trong đó cần lưu ý các nội dung như:

- Về mức thu: Trước mắt, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng và quyết định mức giá theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý theo quy định tại Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 quy định cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Niêm yết công khai danh mục và mức giá của các dịch vụ từ các hoạt động liên doanh, liên kết, dịch vụ theo yêu cầu tại đơn vị, trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị để người bệnh biết, lựa chọn...

Xem chi tiết Chỉ thị 22/CT-BYT ban hành ngày 01/10/2020.

Thùy Liên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 7,543

Bài viết về

lĩnh vực Y tế

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn