Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 52/2015/TT-BYT kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu thủ tục cấp chứng nhận xuất khẩu

Số hiệu: 52/2015/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 21/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế được ban hành ngày 21/12/2015.

 

1. Kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo Thông tư số 52:

Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm NK là các cơ quan, đơn vị có đủ điều kiện, năng lực kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm được Bộ Y tế chỉ định.

2. Hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành tự do, Giấy chứng nhận xuất khẩu đối với sản phẩm thực phẩm nhập khẩu

Thông tư 52/2015 của Bộ Y tế quy định sản phẩm thực phẩm xuất khẩu được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Giấy chứng nhận xuất khẩu (CE) như sau:

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) được cấp cho các sản phẩm thực phẩm tại Phụ lục 01 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

- Giấy chứng nhận xuất khẩu (CE) được cấp cho các sản phẩm thực phẩm có Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.

3. Hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận y tế đối với sản phẩm thực phẩm xuất khẩu

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp HC theo quy định tại Thông tư số 52/2015/TT-BYT:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm đề nghị cấp Giấy chứng nhận y tế nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.

- Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp HC, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu tại Phụ lục 05 Thông tư 52/2015/BYT.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Khoản 1 Điều này phải xem xét, cấp Giấy chứng nhận y tế theo mẫu tại Phụ lục 09, Phụ lục 10 Thông tư số 52 năm 2015. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

 

Thông tư 52 có hiệu lực từ ngày 23/02/2016.

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/2015/TT-BYT

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU VÀ HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM XUẤT KHẨU THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:

1. Việc kiểm tra đối với sản phẩm thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại:

a) Phụ lục 01 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của liên bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (Sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT);

b) Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

2. Hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với các thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

3. Hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận y tế, giấy chứng nhận xuất khẩu đối với sản phẩm thực phẩm xuất khẩu.

4. Thông tư này không quy định kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu được miễn kiểm tra quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chủ hàng là thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa trong các hồ sơ công bố (gọi tắt là thương nhân) hoặc tổ chức, cá nhân được thương nhân này ủy quyền thực hiện việc nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm thực phẩm.

2. Mặt hàng (Lô sản phẩm) là các sản phẩm thực phẩm có cùng tên, nhãn hiệu hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa, chất liệu bao bì.

3. Lô hàng là toàn bộ sản phẩm thực phẩm của một chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (có cùng số vận đơn). Lô hàng có thể chỉ có một mặt hàng hoặc nhiều mặt hàng.

Chương II

KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Điều 3. Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm

Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là cơ quan kiểm tra) là các cơ quan, đơn vị có đủ điều kiện, năng lực kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm được Bộ Y tế chỉ định.

Điều 4. Căn cứ đối chiếu kết quả kiểm tra

1. Hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

2. Các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam và quốc tế về chất lượng, an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa.

Điều 5. Phương thức kiểm tra

1. Phương thức kiểm tra thông thường là việc kiểm tra hồ sơ và lấy mẫu đại diện để kiểm tra cảm quan, ghi nhãn, tình trạng bao gói, tình trạng bảo quản đặc biệt (nếu có).

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ các chỉ tiêu cảm quan, tình trạng bao gói, tình trạng bảo quản đặc biệt (nếu có), cơ quan kiểm tra căn cứ vào bản chất thành phần cấu tạo, lịch sử chất lượng của mặt hàng, lịch sử nhập khẩu của chủ hàng và vùng, lãnh thổ xuất xứ, hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng của mặt hàng đó để lựa chọn nhóm và số chỉ tiêu cần kiểm nghiệm.

2. Phương thức kiểm tra chặt là một trong các trường hợp sau:

a) Kiểm tra hồ sơ và lấy đầy đủ mẫu để kiểm nghiệm các nhóm chỉ tiêu trong hồ sơ công bố đối với những mặt hàng không đạt tại lần kiểm tra trước đó;

b) Kiểm tra theo phương thức thông thường và kiểm nghiệm chỉ tiêu được cảnh báo hoặc yêu cầu cung cấp phiếu kết quả kiểm nghiệm đối với các chỉ tiêu có cảnh báo của phòng kim nghiệm được công nhận, tha nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với những mặt hàng có cảnh báo của Bộ Y tế hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.

3. Phương thức kiểm tra giảm là việc chỉ kiểm tra hồ sơ.

Phương thức kiểm tra giảm chỉ áp dụng tối đa trong thời gian 12 tháng kể từ khi được áp dụng phương thức kiểm tra giảm.

Điều 6. Áp dụng phương thức kiểm tra

1. Kiểm tra thông thường áp dụng đối với 100% mặt hàng của lô hàng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

2. Kiểm tra giảm áp dụng đối với mặt hàng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b và c Khoản này như sau:

a) Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với mặt hàng phù hợp các quy định bắt buộc áp dụng của Việt Nam;

b) Đạt yêu cầu nhập khẩu sau 03 lần kiểm tra liên tiếp tại các ngày khác nhau trong vòng 12 tháng theo phương thức kiểm tra thông thường đồng thời đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có);

c) Sau khi áp dụng phương thức kim tra giảm trong vòng 12 tháng, có kết quả đạt yêu cầu tại các lần kiểm tra định kỳ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công b hợp quy và công b phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

d) Việc áp dụng phương thức kiểm tra giảm chỉ được tiến hành khi có thông báo của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế trên cơ sở xem xét các yêu cầu tại các điểm a, b, c Khoản 2 Điều này.

Để được cấp thông báo, chủ hàng gửi Đơn đề nghị áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục số 1A ban hành kèm theo Thông tư này. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ hàng, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế có thông báo cho phép hoặc không cho phép áp dụng phương thức kiểm tra giảm theo quy định tại Phụ lục số 1B ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Kiểm tra chặt áp dụng đối với mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;

b) Có cảnh báo của Bộ Y tế hoặc của cơ quan có thẩm quyền lại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.

4. Trường hợp chuyển từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thường:

a) Khi kiểm tra 02 (hai) lần liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt mà kết quả đạt yêu cầu nhập khẩu thì mặt hàng đó được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường quy định tại Khoản 1 Điều này trong lần nhập khẩu tiếp theo đối với mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;

b) Khi có văn bản thông báo ngừng kiểm tra chặt của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đối với trường hợp có cảnh báo của Bộ Y tế hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.

Điều 7. Hồ sơ đăng ký kiểm tra

1. Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có dấu xác nhận của thương nhân kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản lấy trên mạng trực tuyến có đóng dấu của thương nhân đối với hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

3. Thông báo của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho phép được áp dụng phương thức kiểm tra giảm (nếu có).

4. Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).

5. Bản sao Danh mục hàng hóa kèm theo (Packing list).

6. Bản sao có chứng thực và có xác nhận của chủ hàng: Vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice).

Điều 8. Trình tự kiểm tra

1. Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra tại Cơ quan kiểm tra hoặc Cổng thông tin điện tử Cơ chế một cửa quốc gia khi có quyết định áp dụng của Bộ Y tế.

2. Trong vòng 01 (một) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, cơ quan kiểm tra tiến hành xem xét hồ sơ đăng ký kiểm tra:

a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này, việc kiểm tra được tiến hành theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều này;

b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này, cơ quan kiểm tra phải có văn bản trả hồ sơ đăng ký kiểm tra, trong đó phải thông báo cụ thể cho chủ hàng về các giấy tờ bị thiếu hoặc không phù hợp với yêu cầu.

3. Việc kiểm tra đối với lô hàng hoặc mặt hàng thuộc diện kiểm tra giảm được thực hiện như sau: Trong thời gian tối đa 02 (hai) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm cấp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Việc kiểm tra đối với lô hàng hoặc mặt hàng thuộc diện kiểm tra theo phương thức thông thường và phương thức kiểm tra chặt được thực hiện như sau:

a) Trong thời gian tối đa 02 (hai) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm lấy mẫu để thực hiện kiểm tra đối với trường hợp lô hàng đã về đến cửa khẩu tại thời điểm chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra.

Trường hợp lô hàng chưa về đến cửa khẩu tại thời điểm chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra thì thời điểm lấy mẫu tối đa là 02 (hai) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được thông báo bằng văn bản của chủ hàng về việc lô hàng đã về đến cửa khẩu;

b) Trong thời gian 06 (sáu) ngày làm việc đối với mặt hàng thuộc diện kiểm tra thông thường và 08 (tám) ngày làm việc đối với mặt hàng thuộc diện kiểm tra chặt, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm:

- Tổ chức việc kiểm tra dựa trên Hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam và quốc tế về chất lượng, an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa;

- Cấp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trường hợp mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra phải ghi rõ các biện pháp xử lý, đề xuất trong thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo các hình thức quy định tại Khoản 3 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm, sau đó thông báo cho chủ hàng và chuyển ngay toàn bộ hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.

6. Trong thời hạn tối đa là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu, chủ hàng có thể đề nghị cơ quan kiểm tra xem xét lại kết quả đã kiểm tra và biện pháp xử lý lô hàng hoặc tiến hành kiểm tra lại.

7. Trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề xuất của chủ hàng về biện pháp xử lý lô hàng hoặc mặt hàng và toàn bộ hồ sơ của cơ quan kiểm tra, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế sẽ ra công văn quyết định hình thức xử lý đối với các mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu.

Điều 9. Báo cáo kết quả xử lý sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn nhập khẩu

1. Sau khi hoàn tất việc xử lý đối với mặt hàng không đạt, chủ hàng có trách nhiệm gửi cơ quan kiểm tra một trong các giấy tờ sau:

a) Chứng từ tái xuất đối với trường hợp áp dụng hình thức tái xuất;

b) Hợp đồng với cơ quan xử lý việc tiêu hủy kèm theo Biên bản xác nhận của cơ quan quản lý môi trường hoặc thanh tra Sở Y tế nơi tiến hành tiêu hủy;

c) Hợp đồng chuyển mục đích sử dụng giữa chủ hàng với bên mua hoặc nhận chuyển nhượng kèm theo hóa đơn mua bán hoặc giấy chuyển nhượng. Bên mua hoặc nhận chuyển nhượng mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu không được sử dụng mặt hàng đó làm thực phẩm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này;

d) Văn bản báo cáo về biện pháp, địa chỉ nơi thực hiện việc khắc phục lỗi của sản phẩm, li ghi nhãn.

2. Sau khi thực hiện việc khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn nếu muốn nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Trường hợp mặt hàng vẫn không đạt yêu cầu nhập khẩu thì không được áp dụng lại hình thức khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn và bắt buộc phải áp dụng một trong các hình thức xử lý quy định tại các điểm b, c và d Khoản 3 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm.

Chương III

HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO, GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỰC PHẨM XUẤT KHẨU

Điều 10. Sản phẩm thực phẩm xuất khẩu được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Giấy chứng nhận xuất khẩu (CE)

1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) được cấp cho các sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục 01 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

2. Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation - CE) được cấp cho các sản phẩm thực phẩm có Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.

Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp CFS, CE

Hồ sơ đề nghị cấp CFS, CE cho 01 (một) sản phẩm thực phẩm bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp CFS, CE theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có chứng thực).

Điều 12. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp CFS, CE

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện).

2. Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp CFS, CE, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này phải cấp CFS, CH theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06, Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo mẫu yêu cầu của nước nhập khẩu. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.

4. CFS, CE có hiệu lực 02 (hai) năm, kể từ ngày cấp và không quá thời hạn hiệu lực của Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Điều 13. Trường hợp thu hồi CFS, CE

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp CFS, CE giả mạo giấy tờ.

2. CFS, CE được cấp cho sản phẩm thực phẩm mà sản phẩm thực phẩm đó không phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn k thuật công bố áp dụng.

3. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của sản phẩm thực phẩm đó bị thu hồi.

4. CFS, CE được cấp không đúng thẩm quyền.

Điều 14. Thẩm quyền, trình tự thu hồi CFS, CE

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp CFS, CE ban hành văn bản thu hồi CFS, CE và gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân đã được cấp CFS, CE.

2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thu hồi CFS, CE của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân được cấp CFS, CE phải nộp CFS, CE đã được cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp CFS, CE.

3. Trường hợp không thể thu hồi CFS, CE đã cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp CFS, CE đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình và gửi thông báo đến cơ quan hải quan về việc CFS, CE nêu tại Khoản 1 Điều này không còn giá trị hiệu lực.

Chương IV

HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN Y TẾ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỰC PHẨM XUẤT KHẨU

Điều 15. Sản phẩm thực phẩm xuất khẩu được cấp Giấy chứng nhận y tế

Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate - HC) được cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Điều 16. Hồ sơ đề nghị cấp HC

Hồ sơ đề nghị cấp HC cho 01 (một) lô hàng xuất khẩu gồm:

1. Đơn đề nghị cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn k thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gc hoặc bản sao có chứng thực).

3. Mu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Điều 17. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp HC

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm đề nghị cấp HC nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện).

2. Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp HC, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này phải xem xét, cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09, Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.

Điều 18. Trường hợp thu hồi HC

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp HC giả mạo giấy tờ.

2. HC được cấp cho lô hàng xuất khẩu mà sản phẩm thực phẩm thuộc lô hàng đó không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã công bố áp dụng (nếu có).

3. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của sản phẩm thực phẩm đó bị thu hồi (nếu có).

4. HC được cấp không đúng thẩm quyền.

Điều 19. Thẩm quyền, trình tự thu hồi HC

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp HC ban hành văn bản thu hồi HC và gửi cho tổ chức, cá nhân đã được cấp HC.

2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thu hồi, tổ chức, cá nhân được cấp HC phải nộp HC đã cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp HC.

3. Trường hợp không thể thu hồi HC đã cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp HC đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình và gửi thông báo đến cơ quan hải quan về việc HC nêu tại Khoản 1 Điều này không còn giá trị hiệu lực.

Chương V

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của chủ hàng

Chủ hàng có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Đề nghị được áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b và c Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

2. Đ nghị cơ quan kiểm tra mặt hàng của mình xem xét lại kết quả kiểm tra hoặc đề nghị Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế chỉ định cơ sở kim nghiệm kiểm chứng kiểm tra lại trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu.

a) Yêu cầu cơ quan kiểm tra lần đầu phải trả lại chi phí nếu kết quả kiểm tra lại không phù hợp với kết quả kiểm tra lần đầu;

b) Chịu chi phí cho việc kiểm tra lại đó nếu kết quả kiểm tra lại phù hợp với kết quả kiểm tra lần đầu.

3. Đ nghị bằng văn bản một trong các biện pháp xử lý đối với lô hàng hoặc mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu được cơ quan kiểm tra đưa ra trong thông báo quy định tại Phụ lục số 03 ban hành theo Thông tư này.

4. Bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hải quan tại nơi lưu giữ lô hàng để cơ quan kiểm tra tiến hành lấy mẫu tại đúng địa điểm mà chủ hàng đã đăng ký, sau khi lô hàng được làm thủ tục khai báo hải quan.

5. Thực hiện quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nếu lô hàng hoặc mặt hàng không đạt yêu cầu.

Điều 21. Quyền và trách nhiệm của cơ quan kiểm tra

1. Ra vào nơi lưu giữ, bảo quản và phương tiện vận chuyển thực phẩm để kiểm tra và lấy mẫu. Việc lấy mẫu phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Tiến hành kiểm tra sản phẩm thực phẩm theo phương thức và thủ tục được quy định tại Thông tư này.

3. Thu phí, lệ phí kiểm tra, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật.

4. Lưu mẫu theo thời hạn quy định trong tiêu chuẩn về phương pháp thử hoặc văn bản tương tự đối với thực phẩm đó để thử nghiệm lại khi có yêu cầu. Hết thời hạn trên, cơ quan kiểm tra thông báo cho chủ hàng đến nhận lại mẫu hoặc lập biên bản thanh lý đối với các sản phẩm thực phẩm đã hết thời hạn lưu.

5. Bảo đảm trình độ chuyên môn, tính chính xác, trung thực và khách quan khi kiểm tra, xác nhận an toàn thực phẩm đối với các lô hàng nhập khẩu.

6. Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đối với lĩnh vực kiểm tra thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

7. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của chủ hàng đối với việc kiểm tra do mình tiến hành. Chịu trách nhiệm về những sai sót trong quá trình kiểm tra. Nếu gây thiệt hại cho chủ hàng, cơ quan kiểm tra phải hoàn trả toàn bộ phí kiểm nghiệm, phí kiểm tra, đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho chủ hàng theo quy định của pháp luật.

8. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định của pháp luật và xuất trình hồ sơ lưu trữ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

9. Báo cáo hằng tháng, sau 10 (mười) ngày của cuối mỗi tháng về Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

10. Trong thời hạn 03 (ba) tháng liên tiếp, nếu cơ quan kiểm tra không thực hiện việc báo cáo định kỳ hằng tháng thì Bộ Y tế s tạm đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế trong thời hạn 03 (ba) tháng.

Điều 22. Quyền hạn và trách nhiệm của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế

1. Thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Cục An toàn thực phẩm và gửi thông tin đến cơ quan hải quan, cơ quan kiểm tra khi có cảnh báo hoặc hết cảnh báo của Bộ Y tế hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất trong trường hợp thực phẩm có nghi ngờ không bảo đảm an toàn.

2. Cấp thông báo cho phép hoặc không cho phép thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa trong các hồ sơ công bố được áp dụng phương thức kiểm tra giảm đúng theo thời gian quy định

3. Quyết định và hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với các lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.

4. Giải quyết các kiến nghị của chủ hàng, cơ quan kiểm tra và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

5. Định kỳ hằng năm, Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế các vấn đề liên quan tới công tác kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý cho phù hợp với từng thời kỳ.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 23 tháng 02 năm 2016.

2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.

3. Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu” hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐTCP);
-
Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ tr
ưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế;
- UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các
tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Chi cục ATVSTP các
tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng TTĐT BYT;
- Lưu: VT, PC, ATTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

PHỤ LỤC SỐ 1A

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA GIẢM ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên Chủ hàng
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./KTG

Kính gửi: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế

1. Tên, địa ch, điện thoại, Fax, Email của chủ hàng

2. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.

3. Thông tin chi tiết mặt hàng xin áp dụng phương thức kiểm tra giảm:

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo hồ sơ công b)

hiệu mặt hàng (nếu có)

Tên địa chỉ nhà sản xuất

Số công bố

Ngày hết hạn công bố

Lý do áp dụng phương thức kiểm tra giảm

Danh mục hoặc Giấy tờ xác nhận đính kèm*

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

* Danh mục hoặc Giấy tờ xác nhận đính kèm là: Số của Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức thông thường (3 lô hàng liên tiếp tại các thời điểm khác nhau trong vòng 12 tháng) hoặc S của Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức giảm trong vòng 12 tháng kèm Phiếu kết quả kiểm nghiệm mẫu định kỳ (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) theo quy định hoặc Giấy tờ xác nhận (Bn gốc hoặc bản sao có chứng thực) theo nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

Chúng tôi đề nghị được áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với các mặt hàng thực phẩm trên.

Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong hồ sơ.

Chủ hàng
(Ký tên đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 1B

THÔNG BÁO CỦA CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM - BỘ Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA GIẢM ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư s 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

BỘ Y TẾ
CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA GIẢM

Số ...../20……/TBKTG

Căn cứ Đơn đề nghị Áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với thực phẩm nhập khẩu Số ……./KTG Ngày….. tháng ..... năm …..

Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa (Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email)

1. Được áp dụng phương thức kiểm tra giảm cho những mặt hàng sau:

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo hồ sơ công bố)

Ký hiệu mã mặt hàng (nếu có)

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

Số công bố

Ngày hết hạn công bố

Thời hạn áp dụng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

2. Không được áp dụng phương thức kiểm tra giảm cho những mặt hàng sau:

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo hồ sơ công bố)

Ký hiệu mã mặt hàng (nếu có)

Tên và địa ch nhà sản xuất

Số công bố

Ngày hết hạn công bố

do không được áp dụng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)


Nơi nhận:
- Cơ quan kiểm tra nhà nước;
- Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm;
- Chủ hàng.

Cục An toàn thực phẩm
(ký tên đóng dấu)




Ngày….. tháng…. năm…

PHỤ LỤC SỐ 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên Chủ hàng
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Số …../20…./ĐKNK

1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của chủ hàng:

2. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa;

3. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân xuất khẩu:

4. Số vận đơn (Bill of lading);

5. Danh sách hàng hóa (Packing list):

6. Số hóa đơn (Invoice):

7. Thời gian nhập khẩu dự kiến:

8. Cửa khẩu đi:

9. Cửa khẩu đến:

10. Thời gian kiểm tra:

11. Địa điểm kiểm tra:

12. Dự kiến tên cơ quan kiểm tra:

13. Thông tin chi tiết lô hàng

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo hồ sơ công bố)

hiệu mặt hàng (nếu có)

Tên địa chỉ nhà sản xuất

Số công bố

Slượng

Khối lượng*

Giá trị

Phương thức kiểm tra

Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra**

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

Tổng (7,8,9)

* Khối lượng khai báo là khối lượng tịnh

** S văn bản xác nhận phương thức kiểm tra là số thông báo của Cục An toàn thực phẩm cho phép mặt hàng được kiểm tra theo phương thực giảm hoặc s thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước. Riêng trường hợp quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 6 thì do cơ quan kiểm tra xác nhận và thông báo lại cho chủ hàng trước khi ly mẫu kiểm tra.

Chủ hàng
(Ký tên đóng dấu)




Ngày …. tháng… năm…

Cơ quan kiểm tra nhà nước
(Ký tên đóng dấu)




Ngày …. tháng… năm…

PHỤ LỤC SỐ 03

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Cơ quan kiểm tra nhà nước
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

THÔNG BÁO KẾT QUẢ XÁC NHẬN THỰC PHẨM ĐẠT/ KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU NHẬP KHẨU

Số …../20……/TBNK

1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của chủ hàng:

2. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa:

3. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân xuất khẩu:

4. Số tờ khai hải quan:

5. Số vận đơn (Bill of lading):

6. Danh sách hàng hóa (Packing list):

7. Số hóa đơn (Invoice):

8. Cửa khẩu đi:

9. Cửa khẩu đến:

10. Thời gian kiểm tra:

11. Địa điểm kiểm tra:

12. Thông tin chi tiết lô hàng:     

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo hồ sơ công bố)

hiệu mặt hàng (nếu có)

Tên địa chnhà sản xuất

Số công bố

Phương thức kiểm tra

Slượng

Khối lượng*

Giá trị

Xác nhận đạt/ không đạt yêu cầu

Lý do không đạt

Dự kiến các biện pháp xử lý mặt hàng không đạt yêu cầu

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

Tổng (8,9, 10)

* Khi lượng khai báo là khi lượng tịnh


Nơi nhận:
- Chủ hàng: …………;
- Hải quan cửa khẩu: ……………….

Cơ quan kiểm tra nhà nước
(Ký tên đóng dấu)




Ngày …. tháng… năm…

PHỤ LỤC SỐ 04

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO, GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…., ngày …. tháng …. năm ….

 

Kính gửi: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế

Tên tổ chức, cá nhân (Tiếng Việt và Tiếng Anh): ..............................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................................

Số điện thoại: ……………………………………….. Số fax: ………………………………………

Website (nếu có) …………………………………….. E-mail: ...............................................

Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, Công ty chúng tôi đề nghị Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do - (Certificate of Free Sale - CFS) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exported-CE) đối với các sản phẩm thực phẩm như sau:

TT

Tên sản phẩm, hàng hóa (Tiếng Việt và Tiếng Anh)

Số công bố(*)

Nước nhập khẩu

1

2

Các giấy tờ kèm theo: (đ nghị đánh du Ö nếu có):

TT

Tên loại giấy tờ

(Ö)

1

Bản sao có chứng thực Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, hoặc Xác nhận công b phù hợp quy định an toàn thực phẩm

2

Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu/ nhà nhập khẩu (nếu có)

Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong h sơ.

(Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu)

* Số công bố: Là số “Giấy tiếp nhận bản công b hợp quy”; “Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm”

PHỤ LỤC SỐ 05

PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ

Ngày, tháng, năm tiếp nhận hồ sơ: .....................................................................................

Loại hồ sơ đề nghị cấp:

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do, Giấy chứng nhận xuất khẩu c

- Giấy chứng nhận y tế c

Họ tên người nộp hồ sơ: .............................................................................................

Tên công ty: ................................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Số điện thoại liên hệ: ...................................................................................................

Các giấy tờ đã nhận: ...................................................................................................

- Đơn đề nghị cấp giấy c

- Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP c

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh c

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm c

- Mu nhãn sản phẩm c

- Phiếu kiểm nghiệm từng mặt hàng sản phẩm thực phẩm c

- Giấy tờ khác: ……………………………………………………… c

Ngày dự kiến trả kết quả: ………………………………………………………………………..

NGƯỜI NỘP HỒ SƠ
(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC SỐ 06

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM
VIETNAM FOOD ADMINISTRATION

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

Number:        /XX-YY

Ha Noi, ………………………..

CERTIFICATE OF FREE SALE

To Whom It May Concern,

Vietnam Food Administration has certified that:

Name of product: ............................................................................................................

Product of/Manufactured by ............................................................................................

Exported by ....................................................................................................................

Has been approved and granted the Certificate number....by... and has complied with current regulations on food safety, fits for human consumption and freely sold in Vietnam.

This Certificate is valid until ……………………..

DIRECTOR - GENERAL

PHỤ LỤC SỐ 07

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM
VIETNAM FOOD ADMINISTRATION

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

Number:        /XX-YY

Ha Noi, ………………………..

CERTIFICATE OF EXPORTATION

To Whom It May Concern,

Vietnam Food Administration has certified that the product “ ……” is manufactured by …………(Name of Company), has been approved and granted the Certificate No. ………by ………. and has complied with current regulations on food safety in Vietnam, fits for human consumption.

The Certificate is valid until ……………………….

DIRECTOR - GENERAL

PHỤ LỤC SỐ 08

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày ....tháng ....năm ……

Kính gửi: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế

Tên tổ chức, cá nhân (Tiếng Việt và Tiếng Anh): ..............................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................................

Số điện thoại: ………………………………………. Số fax: .................................................

Website (nếu có) …………………………………… E-mail: .................................................

Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, Công ty chúng tôi đề nghị Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận Y tế (Health Certificate - HC) đối với lô hàng xuất khẩu như sau:

TT

Tên sản phẩm thực phẩm (Tiếng Việt và Tiếng Anh)

Số lô/ Ngày sản xuất, hạn sử dụng

Số phiếu kiểm nghiệm

1

2

Hồ sơ kèm theo:

- ………………..

-…………………

Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong hồ sơ.

(Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyn của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 09

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM
VIETNAM FOOD ADMINISTRATION

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

Number:        /XX-YY

Ha Noi, ………………………..

HEALTH CERTIFICATE

To Whom It May Concern,

Based on Testing Report number ... dated... of (name of testing unit), Vietnam Food Administration has certified that:

Name of product: (Use the enclosed document for the list of products, as applicable)

Lot number/Manufactured date and expiry date: …………………………………………………

Product of/Manufactured by ………………………………………………………………………..

Exported by ……………………………………………………………………………………………

This/these above product/products has/have been complied with current regulations on food safety in Vietnam, fits for human consumption.

DIRECTOR - GENERAL

PHỤ LỤC SỐ 10

DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG KÈM THEO GIẤY CHỨNG NHẬN Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

LIST OF PRODUCTS

(Issuance enclosed with the Health Certificate number: ....)

Name: ………………………. (name of exporter)

Address: ………………………. (address of exporter)

Telephone number: ………………………. (telephone number of exporter)

No.

Name of product

Testing Report No.

Lot No./ Manufactured date/ Expiry date

1

2

3

…..

Total

PHỤ LỤC SỐ 11

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Cơ quan kiểm tra nhà nước
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO

Về việc thực hiện kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu

Từ ngày .../…./….. đến …../……/…..

Tên cơ quan được chỉ định kiểm tra:

.....................................................................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................................

Số điện thoại: ………………………….. Số fax: ................................................................

Tên cán bộ lập báo cáo:

.....................................................................................................................................

Điện thoại: ....................................................................................................................

I. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

A. Thông tin chung:

TT

Nội dung

Số lượng

Khối lượng

Giá trị

Ghi chú

(a)

(b)

(a)

(b)

(a)

(b)

1

Tng số lô hàng nhập khẩu

1.1

Tổng số lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu (Tất cả các mặt hàng có trong lô hàng đều đạt yêu cầu nhập khẩu)

1.2

Tổng số lô hàng có mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu

2

Tổng số mặt hàng nhập khẩu

2.1

Tổng số mặt hàng đạt yêu cầu nhập khẩu

2.1.1

Kiểm tra theo phương thức kiểm tra thông thường

2.1.2

Kiểm tra theo phương thức kiểm tra chặt

2.1.3

Kiểm tra theo phương thức kiểm tra giảm

2.2

Tổng số mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu

2.2.1

Không đạt các chỉ tiêu chất lượng (Cảm quan, các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, các chỉ tiêu thôi nhiễm trong hồ sơ công bố)

2.2.2

Không đạt các chỉ tiêu an toàn (Vi sinh, kim loại nặng, hàm lượng các chất không mong muốn, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y hoặc chỉ tiêu cảnh báo)

2.2.3

Không đạt các yêu cầu khác (Sai khác về nhãn mác, quy cách bao gói, thời hạn sử dụng, điều kiện bảo quản....)

3

Tổng số mặt hàng kiểm tra theo phương thức kiểm tra chặt.

3.1

Do lần kiểm tra trước không đạt yêu cầu nhập khẩu

3.2

Do có cảnh báo

4

Thời gian thực hiện

4.1

Tng số các lô hàng thực hiện đúng theo thời gian quy định

4.2

Tng số các lô hàng thực hiện không đúng theo thời gian quy định

Ghi chú: Cột (a) ghi số lượng; Cột (b) ghi % so với tổng số

B. Tổng số phí thu được:

C. Báo cáo các mặt hàng thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu:

TT

Tên và địa ch công ty

Tên mặt hàng

Nhóm sn phẩm

Số vận đơn

Nơi sản xuất

Số lượng

Khối lượng

Giá trị

Phương thức kiểm tra

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Tổng (7, 8, 9)

D. Báo cáo các lô hàng thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu:

TT

Tên và địa ch công ty

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm

S vận đơn

Tên và địa ch nhà sản xuất

Số lượng

Khối lượng

Giá trị

Phương thức kiểm tra

Lý do không đạt

Biện pháp đã xử lý

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tổng (7, 8, 9)

II. KIẾN NGHỊ: (Nêu rõ những khó khăn, bất cập và kiến nghị cụ thể).

Đại diện cơ quan kiểm tra nhà nước
(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú: Các nhóm sản phẩm ghi theo hồ sơ công b sản phẩm

THE MINISTRY OF HEALTH
--------

 SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
 Independence - Freedom - Happiness
 ---------------

No. 52/2015/TT-BYT

Hanoi, December 21, 2015

 

CIRCULAR

REGULATIONS ON STATE INSPECTION OF IMPORTED FOOD SAFETY, AND APPLICATIONS AND PROCEDURES FOR GRANT OF CERTIFICATE OF EXPORT TO EXPORTED FOODS UNDER THE ADMINISTRATION OF THE MINISTRY OF HEALTH

Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010;

Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010;

Pursuant to Decree No. 38/2012/ND-CP detailing the implementation a number of articles of the Law on Food Safety date April 25, 2012 of the Government;

Pursuant to Decree No. 63/2012/ND-CP on functions, power, responsibilities and organizational structure of the the Ministry of Health dated August 31, 2012 of the Government;

Pursuant to the Decision No. 10/2010/QD-TTg on Certificate of free sale of imports and imports dated February 10, 2010 of the Prime Minister;

At the request of the Director of Department of Food Safety

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular regulates:

1. Inspection of imported food under the administration of the the Ministry of Health prescribed in:

Annex No.01 of the Joint Circular No. 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT  guiding the assignment and cooperation in State management of food safety dated April 09, 2014 of inter-ministries including the Ministry of Health, Ministry of Agriculture And Rural Development (hereinafter referred to as the Joint Circular No. 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT);

b) Clause 3, Article 14 of the Decree No. 38/2012/ND-CP detailing the implementation a number of articles of the Law on Food Safety date April 25, 2012 of the Government;

2. The application and procedure for grant/withdrawal of a certificate of free sale for an exported food under the administration of the Ministry of Health

3. The application and procedure for grant/withdrawal of a certificate of health and certificate of export for an exported food under the administration of the Ministry of Health

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Interpretation of terms

For the purpose of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. A food owner means a trader who is responsible for food quality presented in declarations (hereinafter referred to as the trader) or any entity that is authorized  to import or export food by the aforesaid trader.

2. Articles means a group of foods that bears the same name, label and package and such packages are manufactured by the same manufacturer

3. Shipment means all articles of an imported/exported shipment (that has the same reference number of bill of lading). A shipment may contain more than one food products.

Chapter II

STATE INSPECTION OF IMPORTED FOOD

Article 3. State inspecting authorities for food safety

The State Inspecting authority of food safety (hereinafter referred to as the inspecting authority) is an authority or agency that is qualified for the food testing and inspection and appointed by the the Ministry of Health.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Declarations of conformity or declarations of compliance with food safety regulations.

2. Regulations, national technical regulations of Vietnam and international on food safety, quality and labeling.

Article 5. Methods of inspection

1. Standard inspection is the inspection of the application and representative sample by which food labels, packages and special preservation (if any) are organoleptically examined.

If any organoleptic indicator of packages or special preservation (if any) of inspected foods is suspected, the inspecting authority shall determine the group and  testing indicators for the inspected article based on its ingredients, the history of the  product quality, the history of owner’s importation, the origin of such product and its quality control system.

2. Strict inspection applies to the following cases:

a) Where the article fails to pass the previous inspection, such product shall undergo a documentary inspection and shall be sampled for testing of indicators presented in its declarations;

b) Where the Ministry of Health  or overseas competent authority or the manufacturer issues warnings against the article, such product shall undergo a standard inspection and testing for warned indicators, or where the results of warned indicator inspection is required to be issued by inspecting agencies that is recognized by the State competent authority of  the exporting country.

3. A reduced inspection means documentary inspection only.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Application of inspection

1. The standard inspection applies to all articles of an imported shipment, except for cases regulated in clause 2 and clause 3 of this Article.

2. A reduced inspection is granted to articles regulated in point a, b or c of this clause as follows:

a) Any article that is certified as satisfactory for food safety requirements by competent authorities of the signatories of the international agreement on mutual recognition of food safety inspection and quality to which Vietnam is a signatory; a article that is certified as conformable with Vietnam’s regulations by the competent authorities of the exporting country;

b) Articles that meet the import requirements in 03 consecutive standard inspections conducted on different days within 12 months (if any)

c) Articles having undergone a reduced inspection in 12 months that satisfy requirements of periodic inspections under regulations in clause 1, Article 13 of the Circular No. 19/2012/TT-BYT  guiding the declaration of conformity and declaration of compliance with food safety regulations dated November 09, 2012 of the Minister of Health,;

d) Reduced inspection shall only apply when it is granted by the Department of Food Safety -Ministry of Health on the basis of fulfillment of requirements in point a, b and c, clause 2 of this Article.

The trader who wishes to be granted a reduced inspection shall submit an application for reduced inspection of imported food according to the Annex 1A enclosed with this Circular. Within 05 working days from the date of receipt of the application, the Department of Food Safety –Ministry of Health shall send a written notice of whether granting reduced inspection to the applicant using the form in Annex 1B enclosed with this Circular.

3. The strict inspection applies to imported articles regulated in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Any article of which the Ministry of Health or overseas competent authorities or its manufacturer gives warning signs.

4. Switchover from strict inspection to standard inspection:

a) Where an article passes 02 consecutive strict inspections, its next import shall be eligible for standard inspection as regulated in clause 1 of this Article;

b) Where the Department of Food Safety – Ministry of Health releases a document about cancelation of strict inspection of the article of which the Ministry of Health or overseas competent authorities or its manufacturer gives warnings.

Article 7. Applications for inspection

1. An application for imported food inspection using the form in the Annex 02 of this Circular.

2. A certified true copy of the declaration of conformity or declaration of compliance to food safety regulations, or a copy of such declaration that is sealed by the trader enclosed with the original.

3. A decision on grant of reduced inspection (if any) issued by the Department of Food Safety –Ministry of Health.

4. The Power of Attorney of the trader granted to entities that are authorized to import or export food (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Certified true copies of the bills of lading and invoices signed and sealed by the trader.

Article 8. Procedures for inspection

1. The trader shall submit an application for inspection at the inspecting authority or via the portal of National Single Window System before or at the time his/her article reaches the checkpoint.

2. Within 01 working day from the date of receipt of the application, the inspecting authority shall examine the application;

a) In case of a complete and valid application under Article 7 of this Circular, the shipment shall be inspected as regulated in clause 3 or clause 4 of this Article;

b) In case of an incomplete application under Article 7 of this Circular, the inspecting authority shall return such application enclosed with a notice of missing or unconformable documents to the applicant.

3. Inspection of a shipment or article that is eligible for the reduced inspection:
Within 02 working days from the date of receipt of the application, the inspecting authority shall send the applicant a notice of whether such shipment satisfies the import requirements using the form in the Annex 03 of this Circular.

4. The strict inspection and standard inspection of shipments or articles shall comply with the following procedures:

a) Within 02 working days from the date of receipt of the application, the inspecting authority shall take samples from the shipment that reaches the checkpoint at the the time its trader applies for inspection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) With regard to articles under strict inspection and those under standard inspection, within 06 working days and 08 working days, respectively, the inspecting authority shall:

- The inspection shall comply with the technical regulations of Vietnam or international on food safety, quality and food labeling and shall be conducted according to the declaration of conformity or the declaration of compliance with food safety regulations;

- The inspecting authority shall issue of notice of whether such shipment satisfies the import requirements using the form in the Annex 03 of this Circular.

5. With regard to any shipment that fails to satisfies the import requirements, the inspecting authority shall propose action against such shipment on the notice of unsatisfactory shipment according to clause 3, Article 55 of the law on food safety, and send such notice to the trader, and transfer all files of such shipment to the Department of Food Safety - Ministry of Health, thereafter.

6. With 05 working days from the date of receipt of the notice of unsatisfactory shipment, the trader may request the inspecting authority to reconsider the inspection results and remedies to his/her unsatisfactory shipment or to re-inspect such shipment.

7. With 05 working days from the date of receipt of the proposed remedies against the unsatisfactory shipment and the files of such shipment from the inspecting authority, the Department of Food Safety –Ministry of Health shall make a decision on the remedies to unsatisfactory shipment.

Article 9. Report on results of remedies to unsatisfactory shipments

1. After the action against the unsatisfactory shipment is taken, the trader submits one of the following documents to the inspecting authority:

a)A certificate of re-export (for those serving the purpose of re-export)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) A contract of repurposing signed between the trader and purchaser or the transfer agreement enclosed with invoices or certificates of transfer. The purchaser or transferee of the unsatisfactory shipment must not use such shipment as food, except for those regulated in clause 2 of this Article;

d) A report on the remedial measures and location where defective products and incorrect labels are remedied.

2. If the trader wishes to import articles whose defects have been remedied to Vietnam, the trader shall apply for inspection under regulations in Article 8 of this circular.

If the shipment still fails to satisfy the import requirements, such shipment shall not be eligible for the second remedy and shall be subject to one of the remedies regulated in point d, c, and d of clause 3 of d 55 of the law on food safety.

Chapter III

APPLICATIONS AND PROCEDURES FOR GRANT AND WITHDRAWAL OF CERTIFICATE OF FREE SALE, CERTIFICATE OF EXPORTATION

Article 10. Exported articles eligible for Certificate of Free Sale, Certificate of Exportation

1. A Certificate of Free Sale (CFS) is granted to exported articles metioned in the Annex 01 of the Joint Circular No. 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

2. The Certificate of Exportation (CE) or Certificate of declaration of compliance with food safety regulations, if required by the importing country.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

An application for CFS/CE of an article includes:

1. An application for CFS/CE using the form in Annex 04 of this Circular.

2. A certified true copy of the certificate of declaration of conformity or the certificate of declaration of compliance with food safety regulations.

Article 12. Powers and procedures for grant of CFS/CE

1. Food traders and businesses (hereinafter referred to as food entities) shall submit an application for CFS/CE to the Department of Food Safety –Ministry of Health directly or by post.

2. After receipt of the application for CFS/CE, the document processing team shall  examine such application, put it into the reception book and an grant the applicant with a note of application receipt using the form in the Annex 05 of this Circular.

3. Within 05 working days from the day stated on the note of application receipt, the State competent authority in the clause 1 of this Article shall grant such entity with CFS/CH using the forms in Annex 06 and 07 enclosed with this Circular or using forms required by the importing country. In the case of rejection, the State competent authority shall send the applicant an explanation on which reasons for rejection shall be specified.

4. CFS/CE has its effective date of 02 years and its effective date shall not exceed the effective date of the Certificate of Declaration of Conformity or the Certificate of declaration of compliance with food safety regulations.

Article 13. Cases of withdrawal of CFS/CE

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. CFS/CE is granted to an article that is unconformable with applicable technical standard or regulations.

3. The certificate of declaration of conformity or the certificate of declaration of compliance with food safety regulations of the article is revoked.

4. CFS/CE is granted ultra-vires.

Article 14. Procedures for withdrawal of CFS/CE

1. The State authority competent to grant CFS/CE shall issue a written notice of CFS/CE withdrawal and send it to the food entity that is granted CFS/CE.

2. Within 05 working days from the date of receipt of such notice of the State competent authority, the food entity that is granted CFS/CE shall return such certificate to the State competent authority.

3. In case of non-return of CFS/CE, the State authority competent  to grant CFS/CE shall publicize an announcement that such CFS/CE mentioned in clause 1 of this Article is no longer valid and submit it to the customs authority.

Chapter IV

APPLICATIONS AND PROCEDURES FOR GRANT AND WITHDRAWAL OF HEALTH CERTIFICATE OF EXPORTED FOOD PRODUCTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Health certificate (HC) is granted to a food entity for food, food additives, food substances; instruments and materials for wrapping and storing food in case that such entity applies for.

Article 16. Applications for HC

An application for HC of 01 exported shipment includes:

1. The application for HC using the form in Annex 08 of this Circular.

2. The original or certified true copy of  inspection results of every article of the exported shipment, comprising indicators required in respective technical regulations ( for those whose technical regulations are available) or key quality norms , safety norms under provisions (for those  whose technical regulation are not available), name of product, the lot number, date of production and expiry date that are recognized by the appointed inspecting authority or  the accredited independent  inspecting authority or recognized inspecting authority.

3. Samples of product labels (duplicates certified by the food entity).

4. Duplicates of the Certificate of Business Registration, Certificates of Fulfillment of Food Safety Conditions (except for food entities regulated in clause 1, Article 12 of the Decree No. 38/2012/ND-CP detailing the implementation of a number articles of the Law on food safety dated April 25, 2012 of the Government) or the Certificate of declaration of conformity or the certificate of declaration of compliance with food safety regulations, signed and sealed by the food entity.

Article 17. Power and procedures for grant of HC

1. Food entities that wish to be granted a HC shall submit an application for CFS/CE to the Department of Food Safety – Ministry of Health directly or by post.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Within 05 working days from the day stated on the note of application receipt, the State competent authority in the clause 1 of this Article shall consider granting such entity with a HC using the forms in Annex 09 and 10 enclosed with this Circular In the case of rejection, the State competent authority shall send the applicant an explanation on which reasons for rejection shall be specified.

Article 18. Cases of withdrawal of HC

1. Applicants falsify documents in the application for HC.

2. HC is granted to an exported shipment whose products are unconformable with applicable technical standard or regulations (if any).

3. The Certificate of Declaration of Conformity or the Certificate of declaration of compliance with food safety regulations of the article is revoked (if any).

4. HC is granted ultra-vires.

Article 19. Procedures for withdrawal of HC

1. The State authority competent to grant HC shall issue a written notice of HC withdrawal and send it to food entities that are granted HC.

2. Within 05 working days from the date of receipt of such notice of the State competent authority, the food entity that is granted HC shall return such certificate to the State competent authority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter V

RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF AUTHORITIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

Article 20. Rights and responsibilities of traders

The trader shall have rights and responsibilities as follows:

1. Request to be granted reduced inspection of imported products regulated in point a/b/c, clause 2, article 6 of this Circular.

2. Request the inspecting authority to reconsider the inspection results or request the Department of Food Safety –Ministry of Health to have an appointed testing authority re-inspect the articles within 5 working days from the day receiving the notice of unsatisfactory shipments.

a) Request the inspecting authority that carries out the first inspection to claim expenses if its result is different from that of the re-inspection;

b) Pay all costs of the re-inspection if its result is consistent with that of the first inspection;

3. Propose, in writing, one of the remedies to his/her unsatisfactory shipment or product that stated in the notice in Annex 03 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Follow penalties for unsatisfactory shipment or articles imposed by the State competent authorities;

Article 21. Rights and responsibilities of inspecting authorities

1. Have access to the store and food transport container to inspect and take samples. Samples shall be taken in accordance with the Circular No. 14/2011/TT-BYT guiding food sampling for inspection of food quality and hygiene dated April 01, 2011 of the Minister of Health.

2. Exercise food inspection in accordance with regulations in this Circular.

3. Collect inspection fees and charges under regulations of laws.

4. Store samples in a duration regulated in testing method standards or similar documents. At the end of the regulated duration of sample storage, the inspecting authority shall require the trader to get his/her samples back or shall make a record of sample clearance.

5. Ensure the profession, accuracy, honesty and objectivity during the inspection of imported shipment.

6. Be subject to the direction, guidance and inspection by the Department of Food Safety - Ministry of Health in the respective field under the administration of the Ministry of Health.

7. Receive and deal with the trader’s complaints. Take responsibilities for mistakes occurring during the inspection. If the customs authority’s mistakes cause any damage to the trader, the inspecting authority must pay for the whole testing and inspection fees and and compensate for such damage under the regulations of laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Submit a monthly report to the Department of Food Safety –Ministry of Health using the form in the Annex 11 of this Circular after 10 working days from the reported month ended.

10. Suspend the inspecting authority from inspection of food safety under the administration of the Ministry of Health if this inspection authority fails to submit its monthly report in 03 consecutive months.

Article 22. Rights and responsibilities of the Department of Food Safety –Ministry of Health

1. Publish warnings and the effect of such warnings of the Ministry of Health or overseas competent authorities or food manufacturers on the portal of the Department of Food Safety.

2. Consider granting the trader with the permission for taking responsibility for quality of articles presented in the declarations that are eligible for reduced inspection in the regulated time

3. Decide and instruct the implementation of remedial measures against imported shipments that fail to satisfy food safety requirements.

4. Deal with complaints of traders and inspecting authorities, and propose actions against violations to the competent authority

5. The Department of Food Safety shall submit an annual report on State inspection of imported food and a proposal for management strategies in each period.

Chapter VI

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 23. Entry into force

1. This Circular comes into effect from February 23, 2016.

2. In case any legal normative documents referred to this Circular is amended or replaced, the new one shall prevail.

3. The Decision No. 23/2007/QD-BYT on State inspection of imported food safety shall be null and void from the day on which this Circular takes effect.

4. Any issues or concerns arising during the implementation of this Circular shall be promptly reported to the Department of Health - Ministry of Health.

 

 

 

ON BEHALF OF THE MINISTER
 DEPUTY MINISTER




Nguyen Thanh Long

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 52/2015/TT-BYT ngày 21/12/2015 quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


40.852

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.34.150
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!