ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1210/QĐ-UBND-HC
|
Đồng Tháp, ngày
28 tháng 11 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH QUỸ HỖ TRỢ
NÔNG DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Quyết định
số 673/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông
dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề
án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020”;
Căn cứ Thông
tư số 69/2013/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ
quản lý tài chính đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt
Nam;
Xét đề nghị của
Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 2016/STC-HCSN ngày 29 tháng 10 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ
nông dân tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Chủ tịch Hội
Nông dân tỉnh; Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT/TU, TT/HĐND tỉnh;
- CT & các PCT/UBND tỉnh;
- LĐVP/UBND tỉnh;
- Thành viên HĐQL Quỹ;
- Trưởng Ban kiểm soát Quỹ
- Lưu VT, KTTH-Song.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Châu Hồng Phúc
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1210/QĐ-UBND-HC ngày 28 tháng 11 năm 2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi áp dụng
Quy chế này áp dụng cho Quỹ Hỗ
trợ nông dân tỉnh Đồng Tháp (gọi tắt là Quỹ).
Điều 2.
Nguyên tắc hoạt động
1. Hoạt động của Quỹ không vì mục
tiêu lợi nhuận, nhưng phải bảo tồn, phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro
trong hoạt động.
2. Quỹ được miễn thuế và các
khoản nộp ngân sách nhà nước đối với các hoạt động hỗ trợ nông dân giúp đỡ hội
viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao
quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việc
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp ở nông thôn,
đẩy mạnh hoạt động, tuyên truyền, tập hợp nông dân, thực hiện thắng lợi các
chương trình phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp,
xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân và xây dựng hội vững mạnh.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ NGUỒN VỐN VÀ
TÀI SẢN
Điều 3.
Nguồn vốn hoạt động
1. Vốn hoạt động của Quỹ được
hình thành từ các nguồn:
a) Vốn điều lệ:
- Vốn do ngân sách nhà nước cấp
(ngân sách tỉnh cấp vốn điều lệ lần đầu là 10.000.000.000 đồng);
- Vốn vận động, tiếp nhận tài trợ
từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để phát triển nông nghiệp, nông
thôn;
- Vốn tự bổ sung hàng năm;
b) Vốn nhận ủy thác của Nhà nước,
của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn;
c) Nguồn vốn hợp pháp khác theo
quy định của pháp luật.
2. Quỹ không được huy động vốn
và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá hoặc vay
thương mại của các tổ chức, cá nhân như hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Điều 4.
Nguyên tắc sử dụng vốn
1. Sử dụng vốn đúng mục đích,
đúng đối tượng, có hiệu quả.
2. Thu hồi kịp thời vốn gốc và
phí để bảo toàn vốn và bù đắp chi phí quản lý.
3. Đáp ứng yêu cầu thanh toán
thường xuyên của Quỹ.
4. Quỹ không được sử dụng nguồn
vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán,
kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác.
Điều 5. Về
thu phí
1. Quỹ được thu phí trên số vốn
cho vay trợ giúp nông dân để trang trải chi phí cần thiết cho hoạt động của Quỹ.
Mức thu phí cho vay trong từng thời kỳ của Quỹ được áp dụng theo hướng dẫn của
Trung ương Hội nông dân Việt Nam đối với Quỹ và mức thu phí cho vay được xác định
tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng và được cố định trong suốt thời gian vay.
2. Phí quá hạn tính bằng 130%
phí cho vay.
Điều 6. Đầu
tư, mua sắm tài sản cố định của Quỹ
1. Quỹ được đầu tư, mua sắm tài
sản cố định và các tài sản khác phục vụ cho hoạt động của Quỹ. Việc đầu tư, mua
sắm tài sản phục vụ hoạt động Quỹ do Giám đốc Quỹ thực hiện theo kế hoạch được
Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt.
2. Trình tự, thủ tục đầu tư xây
dựng, mua sắm và sửa chữa tài sản cố định, Quỹ thực hiện theo quy định của pháp
luật về quản lý đầu tư, xây dựng.
3. Quỹ thực hiện việc quản lý,
sử dụng, trích khấu hao, kiểm kê, đánh giá lại, thanh lý, nhượng bán tài sản cố
định theo quy định của pháp luật hiện hành đối với doanh nghiệp.
Điều 7. Kiểm
kê đánh giá lại tài sản
1. Quỹ phải thực hiện kiểm kê,
đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
a) Kiểm kê, đánh giá lại tài sản
theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thanh lý, nhượng bán tài sản.
Việc kiểm kê, đánh giá lại tài
sản phải theo đúng các quy định hiện hành. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm
do đánh giá lại tài sản được hạch toán tăng hoặc giảm vốn của Quỹ theo quy định
như đối với công ty nhà nước.
2. Đối với các trường hợp tổn
thất về tài sản, Quỹ phải xác định rõ nguyên nhân và xử lý:
a) Nếu tài sản bị tổn thất do lỗi
của tập thể và cá nhân thì tập thể, cá nhân gây ra phải bồi thường theo quy định
của pháp luật;
b) Nếu tài sản đã mua bảo hiểm
theo pháp luật thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
c) Sau khi thực hiện các biện
pháp nêu ở Điểm a, Điểm b, Khoản này, nếu không đủ thì phần còn thiếu được đưa
vào chi phí của Quỹ.
3. Việc trích lập và sử dụng khấu
hao tài sản cố định của Quỹ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với
doanh nghiệp.
4. Quỹ được thanh lý, nhượng
bán những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi,
tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
a) Khi thanh lý tài sản Quỹ phải
định giá tài sản và tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật như đối với
doanh nghiệp;
b) Chênh lệch giữa số tiền thu
được do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản trên sổ
sách kế toán và chi phí thanh lý, nhượng bán (nếu có) được hạch toán vào thu nhập
của Quỹ. Trường hợp số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản thấp hơn
giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách kế toán và chi phí thanh lý, nhượng
bán (nếu có) thì phần chênh lệch được hạch toán vào chi phí hoạt động của Quỹ.
Chương
III
THU CHI TÀI CHÍNH, TRÍCH
LẬP CÁC QUỸ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP
Điều 8. Thu
nhập của Quỹ
1. Thu nhập của Quỹ là toàn bộ
các khoản thực thu trong năm theo quy định, thu từ các hoạt động nghiệp vụ và
thu từ các hoạt động khác, bao gồm:
a) Thu phí cho vay trợ giúp hội
viên nông dân;
b) Thu phí nhận ủy thác cho vay
lại theo hợp đồng ủy thác;
c) Thu lãi tiền gửi trên tài
khoản của Quỹ gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại nơi Quỹ mở tài khoản;
d) Các khoản thu hợp pháp khác
(nếu có) theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ có trách nhiệm thu đúng,
thu đủ và kịp thời các khoản thu.
Điều 9. Chi
phí
Chi phí của Quỹ là các khoản thực
chi cần thiết cho hoạt động của Quỹ, có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Mức chi, đối
tượng chi được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi phí phải nằm
trong kế hoạch tài chính năm đã được Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt, bao gồm:
1. Chi phí cho hoạt động nghiệp
vụ:
a) Chi trả lãi hoặc phí cho khoản
vốn vận động, tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức; cá nhân trong và ngoài nước (nếu
có);
b) Chi phí ủy thác;
c) Chi trích lập quỹ dự phòng rủi
ro;
- Mức trích lập quỹ dự phòng rủi
ro tín dụng hàng năm do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định nhưng tối thiểu bằng
0,9% trên dư nợ tại thời điểm ngày 31/12 hàng năm khi kết thúc năm tài chính;
- Cuối năm, nếu không sử dụng hết
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, số dư của Quỹ được chuyển sang năm sau. Trường hợp
số dư của quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp tổn thất phát sinh trong năm,
Giám đốc Quỹ báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
d) Chi phí nghiệp vụ khác.
2. Chi cho cán bộ, viên chức,
người lao động làm việc tại Quỹ như:
a) Chi lương, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế và các khoản phải nộp theo lương cho cán bộ, nhân viên của Quỹ
theo quy định hiện hành của Nhà nước;
b) Chi phụ cấp cho cán bộ thuộc
biên chế của cơ quan Hội Nông dân tỉnh được phân công trực tiếp quản lý, điều
hành Quỹ. Mức chi tối đa không quá 0,8 lần lương theo ngạch bậc của cán bộ Hội
được phân công quản lý, điều hành Quỹ;
c) Chi phụ cấp cho cán bộ tham
gia chỉ đạo, quản lý và cán bộ Ban kiểm soát Quỹ theo quy định của pháp luật (nếu
có).
3. Chi quản lý và công vụ
a) Chi công tác phí cho cán bộ,
viên chức và người lao động của Quỹ đi công tác trong và ngoài nước theo quy định
của Nhà nước đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Chi mua sắm vật tư, thiết bị
văn phòng; văn phòng phẩm, tài liệu, sách báo và các vật liệu khác;
c) Chi phí dịch vụ thanh toán;
d) Chi khấu hao tài sản cố định
theo quy định đối với doanh nghiệp; chi mua bảo hiểm tài sản; chi sửa chữa, bảo
dưỡng tài sản; chi mua sắm công cụ lao động (đối với tài sản thuộc quyền quản
lý của Quỹ);
đ) Chi cước phí bưu điện và điện
thoại;
e) Chi phí thuê tài sản, thiết
bị phục vụ hoạt động của Quỹ;
g) Chi hội nghị, hội thảo, tập
huấn, đào tạo cán bộ Quỹ theo quy định của Nhà nước đối với cơ quan nhà nước và
đơn vị sự nghiệp công lập. Quỹ được chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ, tiền
phương tiện đi lại cho đại biểu tham dự theo chế độ Nhà nước quy định;
h) Chi phí tuyên truyền, in ấn
tài liệu, giao dịch, đối ngoại, tiếp khách theo quy định của pháp luật;
i) Chi cho công tác kiểm tra,
kiểm soát, kiểm toán đối với hoạt động Quỹ;
k) Chi phí cho việc thu hồi các
khoản nợ quá hạn;
l) Chi hỗ trợ cho các hoạt động
của tổ chức Đảng, đoàn thể của Quỹ;
m) Chi nộp thuế, phí, lệ phí
theo quy định của pháp luật;
n) Các khoản chi phí khác phù hợp
với quy định của pháp luật.
Điều 10. Phân
phối thu nhập và sử dụng các Quỹ
Thực hiện theo Thông tư số
69/2013/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản
lý tài chính đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt Nam.
Chương IV
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN,
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ THANH TRA, KIỂM TRA
Điều 11.
Chế độ kế toán, kiểm toán
1. Quỹ thực hiện hạch toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mở sổ kế toán, ghi chép chứng từ, lập báo cáo tài
chính theo quy định của pháp luật hiện hành và các quy định của Bộ Tài chính.
2. Quỹ có trách nhiệm lập và gửi
các báo cáo tài chính quý, năm cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản lý Quỹ,
Sở Tài chính, Cục thuế, gồm:
a) Bảng cân đối kế toán;
b) Báo cáo cân đối tài khoản;
c) Báo cáo thu nhập, chi phí;
d) Bản thuyết minh báo cáo tài
chính.
3. Quỹ tự tổ chức kiểm toán hoạt
động của Quỹ hoặc thuê kiểm toán độc lập.
Điều 12.
Thanh tra, kiểm tra
1. Cơ quan quản lý nhà nước về
tài chính đối với Quỹ có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành đối với các chế độ tài
chính, kế toán của Quỹ.
2. Ban kiểm soát Quỹ có trách
nhiệm giám sát, kiểm tra những hoạt động tài chính kế toán theo quy định của Điều
lệ Quỹ.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13.
Tránh nhiệm của các sở, ngành chức năng có liên quan
1. Sở Tài chính có trách nhiệm
tổ chức thanh tra, kiểm tra về chế độ tài chính, kế toán, quản lý và sử dụng Quỹ
theo quy định của pháp luật.
2. Hội Nông dân tỉnh có trách
nhiệm phối hợp với Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quản lý
tài chính theo đúng quy chế này.
Điều 14.
Hội Nông dân tỉnh, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, Ban Kiểm
soát Quỹ có trách nhiệm thực hiện chế độ quản lý tài chính Quỹ theo quy định của
Quy chế này và các quy định khác của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện nếu
phát sinh khó khăn, vướng mắc, Hội Nông dân tỉnh và Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh
báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp./.