THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
240/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA MẪU SƠN, TÌNH
LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng
6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11
tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14
tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch
quốc gia Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn (sau đây viết tắt là Khu DLQG Mẫu Sơn) đến năm
2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Vị trí, quy mô khu du lịch
a) Khu vực quy hoạch phát triển Khu DLQG Mẫu Sơn thuộc địa bàn các xã: Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình), Mẫu Sơn và Công Sơn (huyện
Cao Lộc).
b) Diện tích vùng lõi tập trung phát
triển khu du lịch quốc gia là 1.500 ha (không bao gồm 4 điểm du lịch ở khu vực có đường tuần tra biên giới thuộc địa bàn xã Xuất Lễ và xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc).
2. Quan điểm phát triển
a) Phát triển Khu DLQG Mẫu Sơn trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về khí hậu,
cảnh quan thiên nhiên, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc
biệt là văn hóa tâm linh và văn hóa tộc người; bảo đảm an
ninh, quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và bảo vệ
môi trường góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
b) Phát triển Khu DLQG Mẫu Sơn theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường huy động các nguồn lực
đầu tư; chú trọng kết nối với các khu điểm có tiềm năng phát triển du lịch
trong tỉnh và các vùng lân cận để tạo tuyến du lịch liên
hoàn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch.
c) Tập trung đầu tư khai thác thế mạnh
đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên, địa hình, bản sắc văn hóa truyền thống của
đồng bào dân tộc thiểu số (Nùng, Dao...) để phát triển du lịch thành ngành kinh
tế mũi nhọn theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng
định thương hiệu du lịch Mẫu Sơn.
3. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung
Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Mẫu Sơn đáp ứng được các tiêu chí và trở thành Khu du lịch quốc gia với sản
phẩm du lịch đặc trưng là du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch văn hóa tâm linh và
du lịch sinh thái của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Chỉ tiêu về khách du lịch: Đến năm
2025 đón khoảng 800 ngàn lượt khách, trong đó trên 35 ngàn lượt khách quốc tế.
Phấn đấu đến năm 2030 đón trên 1,0 triệu lượt khách du lịch, trong đó trên 50
ngàn lượt khách quốc tế.
- Tổng thu tư khách du lịch (theo giá
hiện hành): Đến năm 2025 đạt trên 2.300 tỷ đồng. Phấn đấu
đến năm 2030 đạt trên 3.400 tỷ đồng.
- Chỉ tiêu việc làm: Đến năm 2025 tạo việc làm cho trên 2.800 lao động trực tiếp. Phấn đấu đến
năm 2030 tạo việc làm cho trên 4.000 lao động trực tiếp.
4. Các định hướng phát triển chủ yếu
a) Phát triển thị trường khách du lịch
- Tập trung khai thác thị trường
khách nội tỉnh, khách du lịch nội địa đến từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong
khu vực Đông Bắc và vùng Trung du miền núi phía Bắc; trong đó tập trung vào
phân khúc thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa tâm
linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và thể thao mạo hiểm.
- Ưu tiên khai
thác thị trường khách du lịch quốc tế từ các cửa khẩu quốc tế là: cửa
khẩu đường sắt Đồng Đăng, cửa
khẩu đường bộ Hữu Nghị và hai cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (huyện Lộc Bình), Bình Nghi (huyện Tràng Định). Tập trung thu hút thị trường
khách du lịch Trung Quốc; đẩy mạnh thu hút thị trường khách du lịch từ các nước
Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc và Nhật Bản; khách
du lịch Hàn Quốc và Đài Loan đã đi du lịch Trung Quốc qua thành phố Lạng Sơn và đến Mẫu
Sơn; tập trung vào phân khúc thị trường khách du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng
tìm hiểu bản sắc văn hóa tộc người.
b) Phát triển sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch đặc thù:
+ Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc
sức khỏe: Khai thác lợi thế về cảnh quan, khí hậu kết hợp
với sử dụng các loại dược liệu dân gian của đồng bào dân tộc.
+ Du lịch văn hóa tâm linh gắn với 2
di tích văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Mẫu Sơn là Khu Linh địa - Đền cổ Mẫu Sơn và núi Phặt Chỉ (xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình).
- Sản phẩm du lịch bổ trợ:
+ Du lịch tham quan, khám phá, du lịch
sinh thái: Đi bộ chinh phục, tham quan toàn cảnh vùng núi cao,
đặc biệt là núi Cha (Phia Pò), núi Mẹ (Phia Mê), núi Công Mẫu và núi Phặt Chỉ; tham quan thắng cảnh thác Nà
Mìu, Long Đầu, Lặp Pịa; công viên hoa chuyên đề tại các bản, làng dân tộc Nùng,
Dao, Tày...
+ Du lịch vui chơi giải trí và thể
thao mạo hiểm: Khai thác lợi thế về địa hình đồi núi, cảnh quan tự nhiên vùng
núi Mẫu Sơn.
+ Du lịch cộng đồng gắn với các thôn:
Pắc Đây, Khuổi Tảo, Lục Bó (xã Công Sơn, huyện Cao Lộc); Khuổi Cấp, Lặp Pịa, Nà Mìu, Bó Pằm (xã Mẫu Sơn, huyện Lộc
Bình); Thạch Khuyên, Ba Sơn (xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc) và bản Tẳng (xã Bằng
Khánh, huyện Lộc Bình).
+ Du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội
văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trong
khu vực: du lịch tín ngưỡng, tâm linh gắn với lễ hội cầu
mùa, lễ cấp sắc, làm nhà mới.
c) Tổ chức không gian phát triển du lịch
- Tổ chức không gian phát triển du lịch
trên nguyên tắc: Khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, tài nguyên du lịch,
hình thành mối liên hệ giữa các phân khu với các điểm du lịch
tạo không gian kiến trúc, cảnh quan hài hòa với thiên nhiên; hạn chế tối đa
chuyển đổi đất nông nghiệp, lâm nghiệp và di chuyển dân cư; giảm thiểu sự tác động
đến cảnh quan môi trường, đời sống,
hoạt động sản xuất của người dân;
- Tập trung phát
triển vùng lõi Khu du lịch Mẫu Sơn với 3 Phân khu du lịch
chính:
+ Phân khu du lịch nghỉ dưỡng Mẫu Sơn ở khu vực phía Tây Mẫu
Sơn (thôn Khuổi Lầy, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, thôn Khuổi Tẳng và thôn Khuổi Cấp, xã Mẫu
Sơn, huyện Lộc Bình): Tập trung khai thác tiềm năng nổi bật về cảnh quan và
sinh thái núi Phặt Chỉ; phát triển
các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí, tổ chức các hoạt
động thể thao ngoài trời...
+ Phân khu du lịch tâm linh Mẫu Sơn ở
khu vực phía Đông Mẫu Sơn (thôn Lặp Pịa, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình): Tập trung
khai thác tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh Khu Linh địa - đền cổ Mẫu Sơn cùng với cảnh quan sinh thái của hệ thống thác nước, rừng nguyên
sinh dọc theo các dòng suối lớn như suối Nà Mìu, suối Long Đầu, suối Lặp Pịa… để phát triển các loại hình du lịch văn
hóa tâm linh, du lịch cộng đồng và tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Mẫu Sơn gắn với du lịch sinh thái.
+ Phân khu du lịch khám phá Mẫu Sơn ở
khu vực phía Nam Mẫu Sơn (thôn Bó Pằm, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình): Khai thác
phong cảnh thiên nhiên của hồ Thâm Xeo, suối Khuôn Vạn và văn hóa của cộng đồng
các dân tộc thiểu số để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
sinh thái, du lịch mạo hiểm, khám phá, du lịch cộng đồng.
- Phát triển các điểm du lịch ở khu vực
phía Bắc giáp đường tuần tra biên giới, gồm: Điểm du lịch cộng đồng bản Ba
Sơn, điểm du lịch tham quan di tích làng đá Thạch Khuyên và điểm
du lịch cộng đồng và tham quan di tích bản Ranh (xã Xuất Lễ,
huyện Cao Lộc) và điểm du lịch suối Co Khuông (xã Mẫu Sơn,
huyện Cao Lộc). Phát triển các điểm du lịch cộng đồng tại các thôn: Pắc Đây,
Khuổi Tảo, Lục Bó (xã Công Sơn, huyện Cao Lộc); Khuổi Cấp,
Lặp Pịa, Nà Mìu, Bó Pằm (xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình) và bản
Tẳng (xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình).
d) Phát triển các tuyến du lịch
- Tuyến liên kết quốc tế: Tuyến du lịch
kết nối Khu DLQG Mẫu Sơn với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
(qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị).
- Tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng:
Tuyến du lịch kết nối Khu DLQG Mẫu Sơn với các điểm du lịch Móng Cái, Trà Cổ, Hạ Long (Quảng Ninh); đảo Cát Bà (Hải Phòng); kết nối với các tỉnh
trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc (theo các tuyến quốc lộ 3, 4, 6, 10,
12 và 279)...
- Tuyến du lịch nội tỉnh kết nối Khu
DLQG Mẫu Sơn với các điểm di tích trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và các huyện:
Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Hữu Lũng, Chi Lăng, Đình Lập,
Bắc Sơn, Văn Quan...
- Tuyến tham quan nội bộ du lịch Khu
DLQG Mẫu Sơn:
+ Các tuyến đi bộ
dã ngoại (trekking tour) xuất phát từ thôn Lặp Pịa thôn
Khuổi Cấp đi thôn Bó
Pằm, đỉnh Núi Cha, núi Mẹ, khu Linh địa - đền cổ Mẫu Sơn, Kéo Quảng...
+ Tuyến Công Sơn - Hải Yến - đường Tỉnh 235 - Bản Ranh - làng đá Thạch Khuyên
- bản Ba Sơn.
+ Tuyến Khuổi Cấp
- suối Co Khuông - bản Ranh - làng đá Thạch Khuyên - bản
Ba Sơn.
+ Nghiên cứu, đầu tư tuyến du lịch bằng
cáp treo (khi có đủ điều kiện): Thôn Lặp Pịa đến khu Linh địa - đền cổ Mẫu Sơn dài 2,5 km; bản Tằng (xã Khánh Bằng, huyện Lộc
Bình) đến Trung tâm nghỉ dưỡng Mẫu Sơn (tại thôn Khuổi Tằng, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình) dài 6,4 km.
đ) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ
thuật du lịch
- Về cơ sở lưu
trú: Phát triển đủ số lượng buồng lưu trú cho khách du lịch theo từng giai đoạn.
Đến năm 2020 đạt trên 1.700 buồng. Phấn đấu đến năm 2030 có 3.800 buông, trong
đó khoảng 1.000 buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.
+ Tập trung phát triển khách sạn cao
cấp, biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp tại Phân khu du lịch nghỉ
dưỡng Mẫu Sơn, khu nghỉ dưỡng sinh thái Khuổi Cấp (xã Công Sơn, huyện Cao Lộc) và Phặt Chỉ (xã
Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình).
+ Chú trọng phát triển loại hình lưu
trú tại nhà dân (homestay) tại các thôn, bản du lịch cộng đồng đạt chuẩn: Pắc
Đây, Khuổi Tảo, Lục Bó (xã Công Sơn, huyện Cao Lộc); Khuổi Cấp, Lặp Pịa, Nà Mìu, Bó Pằm (xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình); bản Tẳng (xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình); làng đá Thạch Khuyên, bản
Ba Sơn (xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc).
- Cơ sở vui chơi giải trí: Ưu tiên
phát triển các cơ sở vui chơi giải trí tại Phân khu du lịch nghỉ dưỡng Mẫu Sơn;
khu công viên chuyên đề, khu cắm trại dã ngoại, khu vui chơi giải trí và thể thao ngoài trời tại xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc và xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình.
- Cơ sở thương mại, dịch vụ: Kết hợp
phát triển khu thương mại tại các phân khu du lịch và khu dịch vụ điều hành đón
tiếp tại bản Tẳng, xã Xuất
Lễ và thôn Lặp Pịa, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình. Từng bước
hình thành các khu dịch vụ bán hàng lưu niệm đạt chuẩn phục vụ du lịch tại các
phân khu, điểm du lịch.
- Cơ sở phục vụ ăn uống: Phát triển mô hình nhà hàng, chợ ẩm thực tại Trung tâm du lịch
Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc) và các khu, điểm du lịch.
- Phát triển mô hình nhà văn hóa cộng
đồng tại các điểm du lịch cộng đồng; cơ sở y tế khám chữa bệnh, nhà vệ sinh
công cộng đạt chuẩn tại các trung tâm, khu, điểm du lịch cộng
đồng.
5. Định hướng đầu tư
Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu
tư phát triển Khu DLQG Mẫu Sơn bao gồm vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn FDI, vốn
từ các tổ chức, doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động
hợp pháp khác. Trong đó ưu tiên thu hút các nguồn đầu tư vào các phân khu chức năng theo quy hoạch để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Căn cứ vào khả năng cân đối vốn hàng
năm, ngân sách nhà nước xem xét hỗ trợ đầu tư phát triển hạ
tầng kỹ thuật, hỗ trợ xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu Khu DLQG Mẫu Sơn, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong
khu vực.
6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp về quy hoạch và quản lý
quy hoạch
- Công bố, triển khai các quy hoạch
và dự án đầu tư trong Khu DLQG Mẫu Sơn;
rà soát, lập quy hoạch chi tiết các không gian du lịch và các dự án thành phần;
ban hành Quy chế quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch Khu DLQG Mẫu Sơn.
- Quản lý đầu tư xây dựng, khai thác,
phát triển và vận hành Khu DLQG Mẫu Sơn theo quy hoạch được phê duyệt, quy chế
quản lý Khu DLQG và các quy định của pháp luật.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ
2 năm/lần, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai
thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch.
b) Giải pháp về cơ chế chính sách,
thu hút và khuyến khích đầu tư
- Nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền
các cơ chế đặc thù áp dụng vào Khu DLQG Mẫu Sơn.
- Huy động mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng; tập trung nâng cấp hệ
thống giao thông kết nối từ thành phố Lạng Sơn đến Khu DLQG Mẫu Sơn và hệ thống
tuyến giao thông từ trung tâm Khu DLQG đến các điểm du lịch chính; đầu tư hệ thống
cung cấp điện nước sinh hoạt và thu gom xử lý chất thải đáp ứng nhu cầu phát triển của Khu DLQG Mẫu Sơn.
- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tập
trung xúc tiến, thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm,
các dự án đầu tư theo Danh mục các dự án ưu
tiên đầu tư ban hành kèm theo Quyết định này, trong đó ưu tiên
các dự án phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng và nghỉ dưỡng
cao cấp.
c) Giải pháp về phát triển nguồn nhân
lực
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,
phát triển nguồn nhân lực du lịch phục vụ Khu DLQG Mẫu Sơn; đa dạng hóa các hình thức đào tạo; tổ
chức các chương trình đào tạo nghiệp vụ và giáo dục tại các điểm du lịch cộng đồng.
- Tạo điều kiện để các trường đại học,
cao đẳng đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng
cao. Chú trọng dạy nghề nhằm trang bị
kiến thức, kỹ năng nghề du lịch cho lao động gián tiếp, người dân địa phương tham gia kinh doanh du lịch.
Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách
tại các cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch tại
Khu DLQG Mẫu Sơn.
d) Giải pháp về phát triển thị trường
- sản phẩm du lịch; xúc tiến, quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch.
- Về phát triển
sản phẩm - thị trường du lịch:
+ Tập trung phát triển các sản phẩm
du lịch đặc thù của Khu DLQG Mẫu Sơn gồm: Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp
chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp sử dụng các loại thảo dược quý của vùng núi
Mẫu Sơn, du lịch văn hóa tâm linh gắn với di tích Linh địa
- đền cổ Mẫu Sơn và Phặt Chỉ; du lịch sinh thái, du lịch
tham quan - khám phá cảnh quan kết hợp tìm hiểu cuộc sống
của đồng bào dân tộc gắn với các tuyến du lịch đi bộ dã
ngoại.
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ: lưu
trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, vệ sinh công cộng; tăng cường công tác
quản lý không để xảy ra tình trạng bán hàng rong, chèo kéo, ép giá khách du lịch,
bảo đảm chất lượng môi trường du lịch, an ninh, an toàn
cho du khách.
+ Mở rộng và phát triển các loại hình
dịch vụ ẩm thực, các món ăn truyền thống dân tộc, các đặc sản tự nhiên của
vùng; chú trọng phát triển các cơ sở dịch
vụ ẩm thực như nhà hàng, chợ văn hóa du lịch, phiên chợ vùng cao...
+ Thường xuyên tìm hiểu thị trường,
nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch để giới thiệu sản phẩm
du lịch phù hợp.
- Về xúc tiến,
quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch:
+ Xây dựng thương hiệu chung cho Khu
DLQG Mẫu Sơn là nghỉ dưỡng núi kết hợp với chăm sóc sức khỏe và du lịch văn hóa
tâm linh; thực hiện chương trình xúc tiến quảng bá phù hợp với từng phân khúc
thị trường.
+ Xây dựng bộ công cụ marketing trực
tuyến (E-marketing) Mẫu Sơn, đẩy mạnh tuyên truyền quảng
bá thông qua các trang thông tin điện tử du lịch; lập sa bàn Khu DLQG Mẫu Sơn hướng dẫn tổng thể các điểm, tuyến du lịch cho
khách du lịch trước khi thăm quan.
+ Tổ chức các chương trình kích cầu
du lịch; các hoạt động, thu hút khách du lịch nhằm hạn chế tính thời vụ; kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội và trong vùng Trung du miền núi
phía Bắc để giới thiệu, thu hút khách du lịch đến Khu DLQG Mẫu Sơn.
đ) Giải pháp liên kết phát triển du lịch
- Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức
liên kết với các điểm du lịch trong tỉnh Lạng Sơn, các điểm, Khu DLQG khác
trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; hợp tác, liên kết quốc
tế với các trọng điểm du lịch trên tuyến hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội
- Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Tăng cường hợp tác với các địa
phương, trước hết với thủ đô Hà Nội thông qua các hoạt động
trao đổi kinh nghiệm quản lý phát triển khu du lịch; liên kết đào tạo, nâng cao
chất lượng nhân lực du lịch và giáo dục cộng đồng; tiếp thị và khai thác thị trường
khách quốc tế; quảng bá xúc tiến trong các sự kiện văn
hóa, du lịch.
- Đẩy mạnh hợp
tác, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ quốc tế để đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển
du lịch cộng đồng.
e) Giải pháp ứng dụng khoa học, công
nghệ
- Áp dụng các biện pháp tiết kiệm
năng lượng, ứng dụng công nghệ 3R (Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế) trong
các cơ sở dịch vụ du lịch nhằm khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch,
bảo vệ môi trường.
- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ
thông tin trong kinh doanh du lịch như: marketing trực tuyến, khai thác
mạng xã hội... cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương.
- Xây dựng phần
mềm quản lý, báo cáo thống kê phục vụ công tác quản lý hoạt động kinh doanh du
lịch.
g) Giải pháp tôn tạo cảnh quan, bảo vệ
tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Giải pháp tôn tạo cảnh quan, bảo vệ
tài nguyên và môi trường du lịch
+ Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động
đầu tư xây dựng Khu DLQG theo quy hoạch được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu bảo
tồn, phát huy giá trị các khu vực cảnh quan đẹp, có ý nghĩa tính tâm linh như
núi Phặt Chỉ, núi Cha, núi Mẹ...; bảo tồn các công trình công cộng truyền thống
và công trình kiến trúc đặc trưng của Khu DLQG Mẫu Sơn.
+ Chỉnh trang, nâng cấp tiện ích trên
các tuyến du lịch kết hợp dịch vụ; đầu tư
phát triển các công viên chuyên đề, tăng cường diện tích cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa trong phạm vi
Khu DLQG.
+ Khuyến khích cộng đồng địa phương
tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua việc bảo vệ các điểm
di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các
di tích Linh địa - đền cổ Mẫu Sơn và Phặt Chỉ. Bảo tồn,
gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa bản địa, duy trì các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân tộc,
nghi lễ truyền thống, phong tục tập quán, hoạt động của các làng nghề thủ công gắn với phát
triển du lịch; có phương án phù hợp khôi phục các lễ hội truyền thống,
xây dựng các chương trình du lịch lễ hội.
+ Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh
nghiệp và người dân, chú trọng lợi ích của
người dân để du lịch cộng đồng phát triển bền vững.
+ Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận
thức về môi trường đối với các đối tượng liên quan đến hoạt động phát triển tại
Khu DLQG Mẫu Sơn.
- Giải pháp ứng phó với biến đổi khí
hậu
+ Xây dựng kế hoạch
và tổ chức thực hiện các biện pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống
tác động của thiên tai. Ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp cụ thể
trong giảm thiểu và giải quyết ô nhiễm để giữ môi trường trong sạch, hạn chế lượng phát thải khí nhà kính.
+ Trích một phần kinh phí từ thu hoạt
động du lịch chi trả dịch vụ môi trường và bảo vệ môi trường
h) Giải pháp đảm bảo an ninh quốc
phòng
- Thực hiện kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động tham quan, du lịch theo quy chế quản
lý hoạt động của Khu DLQG. Triển khai thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chỉ thị số
18/CT-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công
tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; quy
định cụ thể về các hoạt động của khách du lịch và cộng đồng dân cư để đảm bảo
an ninh, quốc phòng.
- Lồng ghép nội dung tập huấn, bồi dưỡng
hướng dẫn viên, thuyết minh viên với việc nâng cao cảnh giác trước các âm mưu
diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch giả danh khách du lịch tuyên truyền,
bôi nhọ làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Xây dựng cơ chế phối
hợp, trao đổi thông tin chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các đơn vị chức năng nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và chủ quyền biên giới.
- Nghiên cứu thành lập Đội cứu hộ phản
ứng nhanh, bảo đảm cứu hộ, cứu nạn kịp thời cho khách du lịch; lực lượng bảo vệ,
Đội trật tự an ninh nhằm xử lý các vấn đề an ninh, an toàn của du khách và của khu du lịch.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch.
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Đề xuất cơ chế liên kết vùng để
phát huy hiệu quả hoạt động của Khu DLQG
Mẫu Sơn với các vùng phụ cận.
b) Hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong việc nâng cao năng lực Ban quản lý Khu DLQG Mẫu Sơn; phối hợp với Ủy
ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế khuyến
khích đầu tư vào Khu DLQG Mẫu Sơn.
c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn kêu
gọi vốn đầu tư phát triển du lịch, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng Khu DLQG Mẫu Sơn.
d) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quy hoạch Khu DLQG Mẫu Sơn.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, cân đối kinh phí hỗ trợ một phần từ
ngân sách nhà nước để thực hiện Quy hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước và các văn bản có liên quan.
3. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì phối hợp với Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân
dân tỉnh Lạng Sơn, cơ quan liên quan triển khai thực hiện Quy hoạch.
4. Ủy
ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn:
a) Tổ chức công bố Quy hoạch; xây dựng
kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch; kiến nghị cấp có thẩm quyền các nội dung
cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
b) Tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng
khu du lịch, quy hoạch chi tiết và dự án khả thi đối với một số phân khu chức
năng quan trọng nhằm thu hút, kêu gọi đầu tư.
c) Kiện toàn tổ chức bộ máy Ban Quản
lý Khu DLQG Mẫu Sơn, ban hành Quy chế quản lý Khu DLQG Mẫu
Sơn.
d) Rà soát hoàn thiện các cơ chế,
chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư; ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược đầu
tư thực hiện các dự án phát triển Khu DLQG Mẫu Sơn.
đ) Chủ trì,
phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư
trên cơ sở Danh mục các dự án ưu tiên đính kèm Quyết định này.
e) Chủ động bố
trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương cho phát triển hạ tầng
khu du lịch; lồng ghép đầu
tư du lịch với đầu tư cho các lĩnh vực khác và xúc tiến quảng bá du lịch.
g) Căn cứ vào tình hình thực tế, khi
cần thiết Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem
xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Lạng Sơn chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ
tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn
phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
- Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL);
- Văn phòng BCĐNN về Du lịch;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, CN, QHĐP;
- Lưu: VT, KGVX (3b). 55
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Đức Đam
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO KHU DU
LỊCH QUỐC GIA MẪU SƠN, TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành theo Quyết định số 240/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Thủ
tướng Chính phủ)
TT
|
Dự
án ưu tiên đầu tư
|
Giai
đoạn đầu tư
|
Đến
2020
|
2021
- 2025
|
2026
- 2030
|
A
|
Dự án cắm mốc giới quy hoạch
|
2017
- 2020
|
|
|
B
|
Các dự án đầu tư trong khu du lịch
|
|
|
|
I
|
Phân khu du lịch nghỉ dưỡng Mẫu Sơn
|
|
|
|
1
|
Khu dịch vụ, đón tiếp và điều hành
|
2017
- 2020
|
2021
- 2025
|
|
2
|
Khu nghỉ dưỡng cao cấp Mẫu Sơn
|
2017
- 2020
|
2021
- 2025
|
|
3
|
Khu nghỉ dưỡng cuối tuần
|
|
2021
- 2025
|
|
4
|
Khu khách sạn cao cấp Mẫu Sơn
|
|
2021
- 2025
|
|
5
|
Khu văn hóa tâm linh núi Phặt Chỉ
|
2017
- 2020
|
2021
- 2025
|
|
6
|
Khu VCGT và thể thao ngoài trời,
|
2017
- 2020
|
2021
- 2025
|
2026
- 2030
|
7
|
Khu trung tâm y tế và cứu hộ
|
|
2021
- 2025
|
|
8
|
Khu dã ngoại Chân Mây
|
2017
- 2020
|
|
|
9
|
Hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng
thôn: Pắc Đây, Khuổi Tảo, Lục Bó
|
2017
- 2020
|
|
|
10
|
Khu nuôi động vật bán hoang dã
|
2017
- 2020
|
2021
- 2025
|
|
11
|
Khu VCGT có thưởng
|
2017
- 2020
|
2021
- 2025
|
|
II
|
Phân khu du lịch tâm linh Mẫu Sơn
|
|
|
|
1
|
Khu dịch vụ điều hành, đón tiếp
|
2017
- 2020
|
|
|
2
|
Khu văn hóa tâm linh
|
2017
- 2020
|
|
|
3
|
Khu nghỉ dưỡng sinh thái
|
|
|
2026
- 2030
|
4
|
Khu nhà hàng, thương mại, dịch vụ
|
2017
- 2020
|
|
|
5
|
Khu thể thao và vui chơi giải trí
|
|
|
2026
- 2030
|
6
|
Hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng
thôn: Khuổi Cấp, Lặp Pịa, Nà Mìu
|
|
2021
- 2025
|
|
III
|
Phân khu du lịch khám phá Mẫu Sơn
|
|
|
|
1
|
Khu dịch vụ điều hành, đón tiếp
|
|
2021
- 2025
|
2026
- 2030
|
2
|
Khu dịch vụ thương mại tổng hợp
|
|
|
2026
- 2030
|
3
|
Khu nghỉ dưỡng hồ Thâm Xeo
|
|
|
2026
- 2030
|
4
|
Khu nghỉ dưỡng dân dã và điểm du lịch
cộng đồng thôn Bó Pằm.
|
|
2021
- 2025
|
2026
- 2030
|
C
|
Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật
|
|
|
|
I
|
Giao thông
|
|
|
|
1
|
Giao thông nội bộ khu du lịch (các
tuyến du lịch: Co Loi - Khuổi Phiêng, Tà Hải - Cóc Loi, Cốc Tranh - Thán Dìu,
Hải Yến - Mẫu Sơn, UBND - Đông Chắn, Cốc
Tranh - Phiên Luông)
|
2017
- 2020
|
2021
- 2025
|
|
2
|
Các tuyến đường dạo đi bộ, ngắm cảnh
|
2017
- 2020
|
2021
- 2025
|
2026
- 2030
|
3
|
Các bãi đỗ xe; ga cáp treo và lắp đặt
thiết bị (nếu có)
|
2017
- 2020
|
2021
- 2025
|
|
II
|
Cấp điện
|
2017
- 2020
|
2021
- 2025
|
|
III
|
Cấp nước
|
2017
- 2020
|
2021
- 2025
|
|
IV
|
Thoát nước
|
2017
- 2020
|
2021
- 2025
|
|
Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc
vào khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng
thời kỳ./.