Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 126/2014/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Nguyễn Ngọc Quang
Ngày ban hành: 11/07/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 126/2014/NQ-HĐND

 Quảng Nam, ngày 11 tháng 7 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Sau khi xem xét Tờ trình số 2507/TTr-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung sau:

I. Mục tiêu quy hoạch

- Đánh giá tiềm năng tài nguyên, chất lượng khoáng sản, hiện trạng thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, kết quả thực hiện kỳ quy hoạch trước.

- Làm căn cứ pháp lý cho các cơ quan chức năng của Nhà nước quản lý nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nhằm sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, phát triển bền vững ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng trong việc xin cấp giấy phép thăm dò, cấp giấy phép khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong giai đoạn đến năm 2020 và làm cơ sở để định hướng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng sau năm 2030;

- Xác định nhu cầu, trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng cần thăm dò, khai thác và sử dụng từ nay đến năm 2020 và khả năng đáp ứng từ nguồn tài nguyên khoáng sản, ổn định nguồn nguyên vật liệu xây dựng của tỉnh giai đoạn 2020 đến năm 2030. Đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái.

II. Nội dung quy hoạch

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gồm 04 loại sau: Đá xây dựng; cát, sỏi xây dựng; sét gạch, ngói; đất san lấp.

1. Hiện trạng nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường:

Bao gồm các điểm mỏ đã quy hoạch kỳ trước và các điểm mỏ mới điều tra khảo sát kỳ này, cụ thể có 726 điểm mỏ; tổng diện tích là 5.914,95ha, trong đó:

a) Các điểm mỏ đã quy hoạch kỳ trước: 502 điểm mỏ; diện tích 4.071,48ha, cụ thể:

- Cát, sỏi xây dựng: 142 điểm mỏ; diện tích 1.116,40 ha.

- Đá xây dựng: 153 điểm mỏ; diện tích 1.045,50 ha.

- Sét gạch, ngói: 109 điểm mỏ; diện tích 1.340,58 ha.

- Đất san lấp: 98 điểm mỏ; diện tích 569,00ha.

b) Các điểm mỏ mới điều tra, khảo sát kỳ này: 224 điểm mỏ; diện tích 1.843,47ha, cụ thể:

- Cát, sỏi xây dựng: 81 điểm mỏ; diện tích 817,12ha.

- Đá xây dựng: 11 điểm mỏ; diện tích 55,82ha.

- Sét gạch, ngói: 10 điểm mỏ; diện tích 185,71ha.

- Đất san lấp: 122 điểm mỏ; diện tích: 779,99ha.

2. Hiện trạng các điểm mỏ đang thăm dò, khai thác từ 2011 đến nay: 107 điểm mỏ; diện tích 642,48ha, cụ thể:

- Cát, sỏi xây dựng: 39 điểm mỏ; diện tích 156,50ha.

- Đá xây dựng: 42 điểm mỏ; diện tích 262,11ha.

- Sét gạch, ngói: 11 điểm mỏ; diện tích 80,83ha.

- Đất san lấp: 15 điểm mỏ; diện tích 143,02ha

 (Phụ lục 1kèm theo Nghị quyết này)

Các điểm mỏ này đã nằm trong khu vực quy hoạch kỳ trước, đã được cấp thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai thác; đảm bảo được các điều kiện hoạt động khoáng sản, trữ lượng đáp ứng cho nhu cầu hiện tại. Trong quá trình hoạt động khai thác, trường hợp có thay đổi về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như xảy ra trường hợp nằm trong vùng cấp hoạt động khoáng sản (hoặc phát sinh vùng cấm) thì cơ quan cấp phép xem xét điều chỉnh khu vực; gia hạn hoặc yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác.

3. Phân kỳ quy hoạch thăm dò, khai thác.

a) Phân kỳ quy hoạch thăm dò, khai thác giai đoạn từ nay đến 2030: 513 điểm mỏ; diện tích 4.018,79ha, cụ thể:

- Cát, sỏi xây dựng: 60,08 triệu m3; 184 điểm mỏ; diện tích 1.777,00ha.

- Đá xây dựng: 32,7 triệu m3; 56 điểm mỏ; diện tích 152,64ha.

- Sét gạch, ngói : 28,8 triệu m3; 86 điểm mỏ; diện tích 1.024,92ha.

- Đất san lấp: 92,4 triệu m3; 187 điểm mỏ; diện tích 1.064,23ha.

 (Phụ lục 2 kèm theo Nghị quyết này)

Căn cứ vào các điều kiện sau để ưu tiên kế hoạch thăm dò, khai thác các điểm mỏ để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu từ nay đến năm 2020:

- Lựa chọn các điểm mỏ đưa vào thăm dò, khai thác trong giai đoạn này đảm bảo phù hợp quy hoạch, có trữ lượng lớn, khai thác tập trung, quy mô công nghiệp, thuận lợi về giao thông, đồng thời cân đối đủ nhu cầu trong giai đoạn.

- Phù hợp với các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch ngành khác; đảm bảo yêu cầu quốc phòng, an ninh; ngăn ngừa và giảm thiểu tác động đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa; bảo vệ rừng đặc dụng, công trình hạ tầng.

Các điểm mỏ còn lại định hướng thăm dò, khai thác giai đoạn 2020-2030.

b) Quy hoạch tài nguyên dự trữ sau năm 2030:

Sau khi tính toán nhu cầu các điểm mỏ được quy hoạch vào giai đoạn từ nay đến 2030 nêu trên; khảo sát, kiểm tra các mỏ khoáng sản còn lại trong quy hoạch kỳ này và một số điểm mỏ quy hoạch kỳ trước chưa thuận lợi về điều kiện thăm dò, khai thác kỳ này sẽ được điều chuyển sang quy hoạch tài nguyên dự trữ sau năm 2030.

Các điểm mỏ đưa vào quy hoạch dự trữ sau 2030 gồm 106 điểm mỏ; diện tích 1.253,60ha, cụ thể:

- Cát, sỏi xây dựng: không

- Đá xây dựng: 66 điểm mỏ; diện tích 691,40ha.

- Sét gạch, ngói: 22 điểm mỏ; diện tích 420,50ha.

- Đất san lấp: 18 điểm mỏ; diện tích 141,70ha.

 (Phụ lục 3 kèm theo Nghị quyết này)

III. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

1. Về công tác quản lý quy hoạch, khai thác và sử dụng

Quy hoạch thăm dò khai, thác sử và dụng khoáng sản phải sát thực tế, minh bạch, rõ ràng, phù hợp với đặc điểm khoáng sản của địa phương theo hướng phát triển bền vững, hiệu quả. Việc khai thác, sử dụng khoáng sản phải hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai, đồng thời bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên khác.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc cấp phép thăm dò khai thác khoáng sản đúng quy hoạch. Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị khai thác thực hiện nghiêm túc các quy trình kỹ thuật. Xử lý nghiêm những vi phạm về quy hoạch, môi trường, an toàn lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. UBND các cấp cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra các đơn vị hoạt động khai thác tại địa phương, không để tình trạng hoạt động khai thác trái phép xảy ra. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm trong hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản theo quy định pháp luật.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, đặc biệt với những vùng, khu vực có mỏ khoáng sản và hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.

2. Về cơ chế, chính sách

Xây dựng các cơ chế để khuyến khích đầu tư thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường. Khuyến khích chế biến sâu để sản xuất các sản phẩm mới, có thương hiệu, có giá trị cao, đáp ứng thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tạo giá trị gia tăng cao của khoáng sản.

Thực hiện việc đấu giá thăm dò, khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng để thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có năng lực, có công nghệ tiên tiến tham gia thăm dò, khai thác khoáng sản.

Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công nhân trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

3. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên

Tăng cường và nâng cao chất lượng thẩm định đối với các dự án khai thác, sử dụng khoáng sản theo quy định của pháp luật; giám sát chặt chẽ việc khai thác theo đúng nội dung đã được thẩm định nhằm khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh.

4. Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường

Chỉ đạo các đơn vị khai thác đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại, tiên tiến, công nghệ sạch, công suất khai thác phù hợp với từng điểm mỏ; đầu tư dây chuyền chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị kinh tế; cần tăng cường liên doanh, liên kết, tiếp cận công nghệ tiên tiến, quy trình công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản theo hướng sản xuất, chế biến sâu.

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình công nghệ thăm dò, khai thác và phục hồi môi trường các mỏ khoáng sản sau khi kết thúc khai thác; thực hiện việc đánh giá tác động môi trường hoặc lập cam kết bảo vệ môi trường theo đúng quy định hiện hành.

5. Phát huy trách nhiệm của nhà đầu tư khai thác khoáng sản đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương

Tăng cường trách nhiệm của nhà đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản có nghĩa vụ đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và trách nhiệm trong việc cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư vùng mỏ; ưu tiên sử dụng lao động người địa phương.

Các đơn vị khai thác phối hợp với địa phương thường xuyên tu bổ, sửa chữa các tuyến đường trong phạm vi hoạt động, không vận chuyển quá mức tải trọng làm giảm tuổi thọ các công trình giao thông.

Điều 2.

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Công bố Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến các địa phương, đơn vị để phối hợp quản lý, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải tiết kiệm, hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn cụ thể của mỗi địa phương và của tỉnh.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam Khóa VIII, Kỳ họp thứ 11, thông qua ngày 11 tháng 7 năm 2014 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được thông qua./.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Quang

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 126/2014/NQ-HĐND ngày 11/07/2014 quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.810

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.180.62
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!