Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 27/2021/TT-BGDĐT Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo cho người nước ngoài

Số hiệu: 27/2021/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành: 07/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hồ sơ đăng ký thi năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài

Ngày 07/10/2021, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có Thông tư 27/2021/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

Theo đó, hồ sơ và cách thức đăng ký dự thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được hướng dẫn như sau:

- Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:

+ 02 ảnh cỡ 4x6 (cm) được chụp không quá 06 tháng trước ngày đăng ký dự thi, mặt sau của ảnh ghi rõ họ và tên, ngày sinh;

+ Bản sao hộ chiếu còn hiệu lực;

+ Phiếu đăng ký dự thi (gồm thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, số và ngày cấp hộ chiếu, thời gian, địa điểm đăng ký dự thi và các thông tin cần thiết khác).

- Việc đăng ký dự thi thực hiện theo một trong những cách sau:

+ Trực tiếp đến đăng ký tại đơn vị tổ chức.

+ Đăng ký trực tuyến qua trang thông tin điện tử của đơn vị tổ chức thi.

+ Thông qua tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp hoặc cơ sở giáo dục nơi đang công tác, học tập đăng ký dự thi với đơn vị tổ chức thi.

Thông tư 27/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 22/11/2021.

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2021/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2021

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT THEO KHUNG NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT DÙNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 11 năm 2021.

Điều 3. Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học; các đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Hội đồng QGGD và PTNNL;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

QUY CHẾ

THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT THEO KHUNG NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT DÙNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (sau đây gọi tắt là thi đánh giá năng lực tiếng Việt), bao gồm: mục đích, nguyên tắc; hình thức thi; chứng chỉ; đơn vị tổ chức thi; đối tượng dự thi và đăng ký dự thi, Hội đồng thi; đề thi; tổ chức thi; chấm thi và phúc khảo; duyệt kết quả thi, quản lý chứng chỉ, báo cáo và lưu trữ hồ sơ thi; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, có đào tạo ngành Văn học, Sư phạm Ngữ văn, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam; các Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tiếng Việt cho người nước ngoài; các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Mục đích, nguyên tắc

1. Tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt nhằm đánh giá năng lực tiếng Việt cho người có nhu cầu theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

2. Việc tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt phải bảo đảm nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan, minh bạch, phản ánh đúng năng lực tiếng Việt của người được đánh giá về 04 (bốn) kĩ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết.

Điều 3. Hình thức thi

1. Các kĩ năng nghe, đọc, viết được tổ chức theo hình thức thi trên giấy hoặc trên máy vi tính (sau đây gọi là máy tính).

2. Kĩ năng nói được tổ chức theo hình thức thi nói trực tiếp trước giám khảo hoặc thi nói trên máy tính.

3. Đối với từng kỳ thi, đơn vị tổ chức thi thông báo về hình thức thi trên giấy hay trên máy tính, thi nói trực tiếp trước giám khảo hay nói trên máy tính để thí sinh biết trước khi đăng ký dự thi.

Điều 4. Chứng chỉ tiếng Việt

1. Chứng chỉ tiếng Việt được cấp cho người dự thi đạt yêu cầu tương ứng từ bậc 1 đến bậc 6 của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

2. Bộ GDĐT quy định mẫu chứng chỉ tiếng Việt. Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ tiếng Việt do cơ quan, đơn vị sử dụng chứng chỉ quyết định.

Chương II

ĐƠN VỊ TỔ CHỨC THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT

Điều 5. Đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt

Đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt (sau đây gọi tắt là đơn vị tổ chức thi) bao gồm: Các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành Văn học, Sư phạm Ngữ văn, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam; các đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tiếng Việt cho người nước ngoài.

Điều 6. Điều kiện đối với đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt

1. Có đội ngũ nhân sự quản lý, biên soạn câu hỏi thi, đề thi, kĩ thuật viên đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ để tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt; những người này hoặc là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức hoặc là người lao động đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động, trong đó:

a) Có ít nhất 10 người để thực hiện nhiệm vụ biên soạn câu hỏi thi, đề thi và chấm thi; những người này phải có trình độ tối thiểu là thạc sĩ thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam hoặc ngành Văn học hoặc chuyên ngành Ngữ văn/tiếng Việt thuộc nhóm ngành Khoa học giáo dục;

b) Có đội ngũ kĩ thuật viên đáp ứng yêu cầu để sử dụng các thiết bị tin học, âm thanh, video phục vụ cho việc tổ chức thi và chấm thi.

2. Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu sau:

a) Khu vực thi bảo đảm các yêu cầu về an ninh, an toàn và phòng chống cháy nổ. Có đủ phòng thi và các phòng chức năng để tổ chức thi cả 04 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho ít nhất 30 thí sinh trong một lượt thi;

b) Phòng thi phải bảo đảm: đủ ánh sáng, bàn, ghế, phấn hoặc bút dạ, bảng hoặc màn chiếu; có hệ thống camera giám sát không kết nối mạng internet, ghi được toàn bộ diễn biến của cả phòng thi trong suốt thời gian thi; có đồng hồ dùng chung để tất cả thí sinh theo dõi được thời gian làm bài; có đủ các thiết bị ghi âm, phát âm, ghi hình;

c) Có thiết bị kiểm tra an ninh (cổng từ hoặc thiết bị cầm tay) nhằm kiểm soát và ngăn chặn việc mang tài liệu, đồ dùng trái phép vào phòng thi;

d) Có dụng cụ bảo quản đồ đạc của thí sinh để bên ngoài phòng thi;

đ) Phòng làm việc của Hội đồng thi phải có đủ trang thiết bị và đồ dùng cần thiết để phục vụ công tác trực thi, giao nhận đề thi và bài thi; có hòm, tủ hoặc két sắt, có khóa chắc chắn để bảo quản đề thi và bài thi;

e) Có trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về Đề án tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt của đơn vị, định dạng đề thi, đề thi minh họa, hình thức thi, danh sách thí sinh đăng ký dự thi; thông báo lịch thi, địa điểm thi; tra cứu kết quả thi và chứng chỉ;

g) Có khu vực làm đề thi riêng biệt bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật cho công tác ra đề thi.

3. Có ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực tiếng Việt (gọi tắt là ngân hàng câu hỏi thi) phục vụ xây dựng đề thi đáp ứng quy định tại Điều 12 Quy chế này; ngân hàng câu hỏi thi có số lượng câu hỏi thi để tạo ra tối thiểu 30 đề thi đúng với định dạng đề thi theo quy định, trong đó số lượng các câu hỏi thi trùng nhau giữa các đề thi không quá 10%.

4. Điều kiện bổ sung đối với hình thức thi trên máy tính:

a) Có hệ thống máy tính gồm máy chủ, các máy trạm, thiết bị lưu trữ dữ liệu, thiết bị lưu điện, nguồn điện dự phòng, các thiết bị phụ trợ bảo đảm yêu cầu về kĩ thuật để tổ chức cho ít nhất 30 thí sinh trong một lượt thi;

b) Có phần mềm tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt (gọi tắt là phần mềm tổ chức thi) trên máy tính đáp ứng các yêu cầu: Có giao diện thân thiện, dễ cài đặt, dễ sử dụng; có khả năng nhận dữ liệu đề thi từ phần mềm ngân hàng câu hỏi thi để sinh đề thi theo quy định; có khả năng ngắt kết nối với các phần mềm ứng dụng và thiết bị bên ngoài; bảo đảm thuận lợi cho thí sinh tự đăng nhập vào phần mềm để làm bài thi bằng tài khoản thi cá nhân; có các chức năng chụp ảnh thí sinh và đưa vào dữ liệu thi; có đồng hồ đếm ngược và tính năng xem trước câu hỏi tiếp theo, thống kê câu hỏi đã trả lời, tự động chấm điểm bài thi trắc nghiệm; tự động lưu kết quả thi của thí sinh ngay tại thời điểm có sự cố (như mất điện, mất kết nối với máy chủ,...), hoặc khi hết thời gian làm bài, hoặc thí sinh bấm nút “Kết thúc”; cho phép giám khảo nhập kết quả thi kĩ năng nói và viết, in kết quả tổng bài thi của thí sinh;

c) Phần mềm tổ chức thi có thể tích hợp cùng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi nhưng phải bảo đảm yêu cầu về bảo mật và có quy trình sử dụng được Thủ trưởng đơn vị tổ chức thi phê duyệt.

5. Có Đề án tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt, Đề án phải cung cấp đầy đủ các thông tin và minh chứng đáp ứng yêu cầu tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Đơn vị tổ chức thi chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của Đề án.

Điều 7. Thông báo việc đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt của đơn vị tổ chức thi

Các đơn vị có nhu cầu tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt xây dựng Đề án; báo cáo Bộ GDĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) để kiểm tra, xác nhận điều kiện bảo đảm chất lượng tổ chức thi theo yêu cầu quy định tại Điều 6 Quy chế này. Cục Quản lý chất lượng thông báo về việc đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt cho đơn vị để triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Quy chế này.

Chương III

ĐỐI TƯỢNG DỰ THI, ĐĂNG KÝ DỰ THI VÀ HỘI ĐỒNG THI

Điều 8. Đối tượng dự thi và đăng ký dự thi

1. Đối tượng dự thi: Các cá nhân có nhu cầu được đánh giá năng lực tiếng Việt và cấp chứng chỉ tiếng Việt:

a) Có hồ sơ đăng ký dự thi hợp lệ; đóng đầy đủ lệ phí thi, lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định;

b) Không trong thời gian bị cấm thi theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 29 Quy chế này.

2. Đăng ký dự thi:

a) Hồ sơ đăng ký dự thi gồm: 02 ảnh cỡ 4x6 (cm) được chụp không quá 06 tháng trước ngày đăng ký dự thi, mặt sau của ảnh ghi rõ họ và tên, ngày sinh; bản sao hộ chiếu còn hiệu lực; phiếu đăng ký dự thi (gồm thông tin về họ và tên, ngày sinh, quốc tịch, số và ngày cấp hộ chiếu, thời gian, địa điểm đăng ký dự thi và các thông tin cần thiết khác);

b) Việc đăng ký dự thi thực hiện theo một trong những cách sau: Cá nhân trực tiếp đến đăng ký tại đơn vị tổ chức thi hoặc đăng ký trực tuyến qua trang thông tin điện tử của đơn vị tổ chức thi; cá nhân thông qua tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp hoặc cơ sở giáo dục nơi đang công tác, học tập đăng ký dự thi với đơn vị tổ chức thi.

Điều 9. Trách nhiệm của thí sinh

1. Có mặt tại địa điểm thi đúng thời gian quy định để được hướng dẫn và tham dự kỳ thi. Thí sinh đến muộn sau thời điểm tính giờ làm bài sẽ không được dự thi.

2. Xuất trình hộ chiếu còn hiệu lực trước khi vào phòng thi.

3. Ngồi đúng chỗ theo số báo danh quy định trong phòng thi; ký tên vào danh sách thí sinh dự thi từng buổi thi theo từng kĩ năng.

4. Chỉ được mang vào phòng thi giấy tờ tùy thân, không được mang các tài liệu, thiết bị, dụng cụ khác vào phòng thi.

5. Trong thời gian làm bài thi, không được trao đổi, bàn bạc, có hành vi gian lận; phải giữ trật tự; khi muốn có ý kiến hoặc muốn ra ngoài phòng thi, phải xin phép và chỉ được phát biểu ý kiến hoặc ra ngoài phòng thi khi giám thị cho phép; khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuân theo hướng dẫn của giám thị.

6. Sau 2/3 thời gian làm bài thi của mỗi kĩ năng, thí sinh có thể nộp bài sớm so với quy định (trừ kĩ năng nghe) cùng với đề thi, giấy nháp và chỉ được rời phòng thi khi giám thị cho phép.

7. Đối với hình thức thi trên giấy:

a) Khi nhận đề thi, phải kiểm tra số trang của đề thi, ghi họ, tên và số báo danh vào đề thi. Nếu phát hiện thấy đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhoè, mờ, thiếu chữ phải báo ngay cho giám thị;

b) Bài thi chỉ được viết, tô bằng bút do Hội đồng thi cung cấp; không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng trong bài thi; phần viết hỏng phải gạch bỏ, không được tẩy, xóa bằng bất kỳ cách nào; phần tô hỏng (bằng bút chì) trên phiếu trả lời trắc nghiệm phải được tẩy sạch;

c) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, tất cả thí sinh phải ngừng làm bài ngay để nộp bài thi; ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi (kể cả trường hợp không làm được bài). Thí sinh chỉ được rời phòng thi khi giám thị cho phép.

8. Đối với hình thức thi trên máy tính:

a) Trước khi đăng ký dự thi, tìm hiểu kĩ các hướng dẫn làm bài thi trên máy tính được đăng trên trang thông tin điện tử của đơn vị tổ chức thi;

b) Nhận máy tính, làm quen với máy tính, nhận phiếu tài khoản và đăng nhập tài khoản để thực hiện làm bài thi trên máy tính; làm bài thi theo đúng hướng dẫn đối với từng phần thi hoặc từng kĩ năng thi; nếu thí sinh gặp sự cố về máy tính hay những bất thường khác trong khi thi cần báo ngay cho giám thị; không được thoát ra khỏi tài khoản đăng nhập trong suốt quá trình làm bài thi hoặc khởi động lại máy tính, đường truyền bằng bất cứ hình thức nào; khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, tất cả thí sinh thực hiện các thao tác tiếp theo dưới sự hướng dẫn của giám thị; trước khi ra khỏi phòng thi, thí sinh phải nộp lại phiếu tài khoản, giấy nháp, ký xác nhận vào phiếu tham dự thi, danh sách kết quả thi (nếu có);

c) Không tiếp xúc với các vị trí đã được niêm phong ở máy tính. Không sao chép câu hỏi thi, đề thi dưới bất kỳ hình thức nào. Trong thời gian thi, chỉ được sử dụng phần mềm tổ chức thi đã cài đặt trên máy tính để làm bài; không được sử dụng bất cứ phần mềm ứng dụng nào khác.

Điều 10. Hội đồng thi

1. Hội đồng thi do Thủ trưởng đơn vị tổ chức thi thành lập, gồm các thành viên và các ban của Hội đồng thi:

a) Thành viên của Hội đồng thi gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo đơn vị tổ chức thi; Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng gồm giám thị, giám khảo, người làm nhiệm vụ giám sát, kĩ thuật viên, nhân viên y tế, bảo vệ, phục vụ; các thành viên của Hội đồng thi là người của đơn vị tổ chức thi hoặc của đơn vị phối hợp (nếu có);

b) Các ban của Hội đồng thi gồm: Ban Thư ký; Ban Đề thi; Ban In sao đề thi; Ban Coi thi; Ban Chấm thi; Ban Phúc khảo (để phúc khảo kết quả thi khi có yêu cầu). Thành viên các ban được chọn trong số các thành viên của Hội đồng thi.

2. Thành viên Hội đồng thi phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp và không có người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng) là thí sinh tham dự kỳ thi tại Hội đồng thi.

Điều 11. Nhiệm vụ của Hội đồng thi và các ban của Hội đồng thi

1. Hội đồng thi:

a) Chủ tịch Hội đồng thi: Điều hành các công việc của Hội đồng thi; ký duyệt danh sách thí sinh đăng ký dự thi; tiếp nhận, quản lý đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm; quy định việc làm phách bài thi bảo đảm an toàn, bảo mật; ký duyệt kết quả thi và danh sách thí sinh dự thi đạt yêu cầu, đề nghị cấp có thẩm quyền cấp chứng chỉ; quyết định hình thức kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm quy chế thi;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng thi thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng thi phân công và thay mặt Chủ tịch Hội đồng thi giải quyết công việc khi được Chủ tịch Hội đồng thi ủy quyền;

c) Các ủy viên Hội đồng thi chấp hành phân công của lãnh đạo Hội đồng thi;

d) Người làm nhiệm vụ giám sát làm việc độc lập với các Ban của Hội đồng thi, giám sát các khâu của kỳ thi và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chủ tịch Hội đồng thi về kết quả thực hiện nhiệm vụ;

đ) Bảo vệ, y tế, phục vụ: bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trong kỳ thi và nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.

2. Ban Đề thi đối với hình thức thi trên giấy:

a) Sử dụng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi để tạo các mã đề thi theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này; kiểm tra các mã đề thi, bảo đảm đúng định dạng đề thi theo quy định, thể thức văn bản, chính tả; khi phát hiện các câu hỏi thi không đáp ứng yêu cầu thì thay thế bằng câu hỏi thi khác lấy từ ngân hàng câu hỏi thi để bảo đảm đúng định dạng đề thi; bàn giao đề thi theo đúng quy định;

b) Thành viên Ban Đề thi làm việc trong điều kiện cách ly triệt để từ khi bắt đầu làm việc cho đến hết thời gian làm bài thi, chịu trách nhiệm bảo mật, an toàn của đề thi theo đúng chức trách, nhiệm vụ và quy định hiện hành.

3. Ban In sao đề thi đối với hình thức thi trên giấy:

a) In sao đủ số lượng đề thi, đáp ứng yêu cầu bảo mật, an toàn của đề thi theo đúng chức trách, nhiệm vụ và quy định hiện hành;

b) Đóng gói, niêm phong, chuyển giao đề thi cho Chủ tịch Hội đồng thi;

c) Những người có tiếp xúc với nội dung đề thi phải được cách ly triệt để từ khi bắt đầu làm việc cho đến hết thời gian làm bài thi;

d) Tùy theo thực tế triển khai, Chủ tịch Hội đồng thi có thể quyết định giao Ban Đề thi thực hiện nhiệm vụ in sao đề thi.

4. Ban Coi thi:

a) Những công việc chung: Bố trí đủ số lượng giám thị, kĩ thuật viên, bảo vệ, y tế bảo đảm các yêu cầu của tổ chức kỳ thi; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để tổ chức kỳ thi an toàn, đúng quy chế;

b) Đối với hình thức thi trên giấy: Tiếp nhận, bảo quản, sử dụng đề thi theo hướng dẫn; thu nhận bài thi, niêm phong bài thi, hồ sơ thi, lập biên bản bàn giao cho Ban Thư ký theo quy định tại Điều 16 Quy chế này;

c) Đối với hình thức thi trên máy tính: Hướng dẫn, giám sát thí sinh sử dụng máy tính, làm bài và nộp bài theo quy định tại Điều 20 Quy chế này.

5. Ban Chấm thi:

a) Tiếp nhận toàn bộ bài thi (đối với thi trên giấy), hồ sơ phục vụ chấm thi do Ban Thư ký bàn giao và bảo quản trong thời gian chấm thi;

b) Tổ chức chấm thi theo đúng hướng dẫn, đáp án, thang điểm;

c) Đảnh giá tổng quát về đề thi, kết quả chấm thi, chất lượng bài làm của thí sinh; góp ý kiến về đề thi, đáp án, thang điểm; kiến nghị về những bất thường trong kết quả làm bài của thí sinh (nếu có), đề xuất Chủ tịch Hội đồng thi xử lý;

d) Nộp bài thi và bảng điểm theo số phách cho Ban Thư ký để tổng hợp kết quả.

6. Ban Phúc khảo:

a) Tổ chức chấm lại bài thi bảo đảm nguyên tắc hai giám khảo chấm độc lập trên một bài thi;

b) Lập các biên bản, danh sách thí sinh với kết quả điểm phúc khảo và trình Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt.

7. Ban Thư ký:

a) Giúp Hội đồng thi soạn thảo các văn bản, lập các biểu mẫu, xây dựng cơ sở dữ liệu thí sinh dự thi, ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;

b) Nhận bài thi, hồ sơ thi từ Ban Coi thi; bảo quản, kiểm kê bài thi; đối chiếu chữ ký niêm phong của giám thị hoặc giám khảo trên túi bài thi với chữ ký trên phiếu thu bài thi và bài làm của thí sinh;

c) Đánh số phách, cắt phách, niêm phong, bảo quản phần phách, giao bài thi đã cắt phách cho Ban Chấm thi, hồi phách, lên điểm (đối với bài thi trên giấy); lập biểu thống kê kết quả thi của thí sinh. Khi lập danh sách kết quả điểm thi phải có một người đọc, một người ghi, sau đó đổi vị trí một người đọc và người kia kiểm tra lại; cuối danh sách phải có chữ ký và ghi rõ họ tên của người đọc và người ghi điểm;

d) Tổng hợp, phân tích kết quả thi; kiến nghị về những bất thường trong kết quả thi (nếu có), đề xuất Chủ tịch Hội đồng thi xử lý;

đ) Trình Chủ tịch Hội đồng thi kết quả thi.

8. Công tác bảo mật của Hội đồng thi:

a) Trước khi tham gia tổ chức thi, các thành viên Hội đồng thi phải ký cam kết bảo mật và thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao; không để lộ, lọt đề thi; không mang đề thi, bài làm của thí sinh ra khỏi khu vực quy định, không sử dụng đề thi, bài làm của thí sinh vào mục đích khác ngoài các mục đích của kỳ thi;

b) Chủ tịch Hội đồng thi quy định các loại thiết bị, tài liệu, dữ liệu thi cần niêm phong và thời điểm niêm phong; có danh sách tên kèm chữ ký mẫu của những người chịu trách nhiệm ký niêm phong. Khi niêm phong/mở niêm phong phải lập biên bản và có chữ ký của những người tham gia.

Chương IV

ĐỀ THI

Điều 12. Yêu cầu về đề thi

1. Đề thi, đáp án và hướng dẫn chấm thi phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Bảo đảm đánh giá được các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài theo quy định của Bộ GDĐT;

b) Bảo đảm chính xác, khoa học, đúng với định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài theo quy định của Bộ GDĐT;

c) Đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi phải được bảo mật trong quá trình tổ chức thi.

2. Đề thi cho từng kỳ thi được rút ngẫu nhiên từ phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi.

Điều 13. In sao, đóng gói và bảo quản đề thi đối với hình thức thi trên giấy

1. Việc in sao đề thi phải được thực hiện tại nơi bảo mật và an toàn, có lực lượng bảo vệ và người làm nhiệm vụ giám sát ở vòng ngoài.

2. Việc đóng gói đề thi:

a) Đề thi của từng kỳ thi phải được in đầy đủ, rõ ràng cho từng phòng thi. Đóng gói cho mỗi địa điểm thi ít nhất một túi đề thi dự phòng đủ các mã đề thi để sử dụng trong trường hợp cần thiết;

b) Việc đóng gói đề thi phải bảo đảm đúng số lượng đề cho từng địa điểm thi, từng phòng thi, đúng kĩ năng thi ghi trên túi đề thi;

c) Trên mỗi túi đề thi được đóng gói phải ghi chính xác tên địa điểm thi, phòng thi, môn thi, kĩ năng thi, thời gian thi và số lượng đề thi có trong túi đề thi;

d) Túi đề thi phải được làm bằng chất liệu bảo đảm an toàn, không thể nhìn thấy thông tin bên trong, được dán chặt, không bong mép và được niêm phong theo quy định;

đ) Sau khi đóng gói đề thi, lập biên bản bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi hoặc Trưởng Ban Coi thi nếu được Chủ tịch Hội đồng thi ủy quyền; đồng thời, tiêu hủy ngay các bản in thừa, in hỏng, mờ, xấu, rách, bẩn đã bị loại ra.

3. Bảo quản và sử dụng đề thi;

a) Đề thi phải được niêm phong theo quy định; phải được bảo quản trong hòm, tủ hoặc két sắt, có khóa chắc chắn, được niêm phong và có người bảo vệ. Chìa khóa hòm, tủ hoặc két sắt do Trưởng Ban Coi thi giữ;

b) Đề thi chỉ được mở để sử dụng tại phòng thi đúng ngày, giờ, đúng kĩ năng thi, do Chủ tịch Hội đồng thi quy định thống nhất cho mỗi kỳ thi;

c) Đề thi phải được chuẩn bị đầy đủ cho tất cả thí sinh đăng ký dự thi. Ngoài ra, phải có một bộ đề thi gốc lưu tại Hội đồng thi.

4. Các biên bản về đề thi:

a) Ban In sao đề thi có trách nhiệm lập biên bản bàn giao các túi đề thi đã được niêm phong cho Chủ tịch Hội đồng thi hoặc Trưởng Ban Coi thi nếu được Chủ tịch Hội đồng thi ủy quyền;

b) Ban Coi thi lập biên bản mở niêm phong tủ/hòm/két sắt chứa túi đề thi và bàn giao túi đề thi còn nguyên niêm phong cho giám thị hoặc giám khảo chấm thi nói có sự chứng kiến của người làm nhiệm vụ giám sát;

c) Giám thị yêu cầu hai thí sinh chứng kiến và ký vào biên bản xác nhận túi đề thi còn nguyên niêm phong; mở túi đề thi, kiểm tra số lượng đề thi; phát đề thi cho từng thí sinh;

d) Ngay sau thời điểm tính giờ làm bài, giám thị lập biên bản niêm phong số đề thi còn dư tại phòng thi để bàn giao cho Trưởng Ban Coi thi hoặc người được Trưởng Ban Coi thi ủy quyền;

đ) Sau khi hết thời gian làm bài thi, giám thị thu hồi tất cả đề thi đã phát cho thí sinh, lập biên bản bàn giao cho Trưởng Ban Coi thi cùng với bài làm của thí sinh;

e) Trưởng Ban Coi thi niêm phong toàn bộ đề thi đã sử dụng và đề thi còn dư, lập biên bản bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi;

g) Trong thời gian 05 ngày làm việc sau khi hoàn thành công việc chấm thi, phúc khảo và lên điểm, Chủ tịch Hội đồng thi, hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thi ủy quyền, lập biên bản và thực hiện tiêu hủy toàn bộ tài liệu đã sử dụng (đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi) có sự giám sát của người làm nhiệm vụ giám sát;

h) Chủ tịch Hội đồng thi lập biên bản niêm phong bộ đề thi gốc đã sử dụng của kỳ thi có sự giám sát của người làm nhiệm vụ giám sát để lưu trữ theo quy định tại Điều 26 Quy chế này.

Điều 14. Xây dựng và sử dụng ngân hàng câu hỏi thi

1. Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi:

a) Việc xây dựng câu hỏi thi, đáp án và hướng dẫn chấm thi (đối với kĩ năng nói và kĩ năng viết) bảo đảm các bước: xây dựng ma trận, cấu trúc đề đúng với định dạng đề thi; soạn thảo, phản biện câu hỏi thi; bảo đảm mỗi câu hỏi thi có ít nhất hai ý kiến phản biện độc lập; câu hỏi thi sau phản biện phải được tinh chỉnh, bảo đảm yêu cầu tổ chức thi; duyệt câu hỏi thi. Phải quy định rõ trách nhiệm của những người tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi thi;

b) Người tham gia phản biện độc lập câu hỏi thi không thuộc đơn vị tổ chức thi và phải có trình độ tối thiểu là thạc sĩ ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam hoặc ngành Văn học hoặc chuyên ngành Ngữ văn/tiếng Việt thuộc nhóm ngành Khoa học giáo dục;

c) Hằng năm, các đơn vị tổ chức thi phải rà soát, điều chỉnh ngân hàng câu hỏi thi và bổ sung tối thiểu 10% số lượng câu hỏi thi đối với từng kĩ năng;

d) Đơn vị tổ chức thi có thể phối hợp với các đơn vị tổ chức thi khác hoặc tổ chức có chức năng khảo thí đã có ngân hàng câu hỏi thi, đề thi được xây dựng, quản lý đáp ứng các quy định của Quy chế này để tổ chức thi; bảo đảm phân định rõ nghĩa vụ, quyền hạn của các bên phối hợp, báo cáo Bộ GDĐT (qua Cục Quản lý chất lượng), đồng thời ghi rõ trong Đề án tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt quy định tại khoản 5 Điều 6 Quy chế này.

2. Sử dụng ngân hàng câu hỏi thi để xây dựng đề thi đối với hình thức thi trên giấy: Tại khu vực cách ly, Ban Đề thi sử dụng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi để tạo ngẫu nhiên các mã đề thi, bảo đảm mỗi thí sinh trong một phòng thi có một mã đề thi riêng; in, niêm phong và chuyển giao đề thi cho Chủ tịch Hội đồng thi để giao cho Ban In sao đề thi để tổ chức in sao theo quy định.

3. Sử dụng ngân hàng câu hỏi thi để xây dựng đề thi đối với hình thức thi trên máy tính: Trước giờ thi không quá 90 phút, tại phòng/khu vực lưu giữ máy chủ, Chủ tịch Hội đồng thi sử dụng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi tạo ngẫu nhiên các mã đề thi để tổ chức thi, bảo đảm mỗi thí sinh trong một phòng thi có một mã đề thi riêng. Trường hợp phần mềm tổ chức thi không tích hợp/không liên kết trực tiếp với phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi, Chủ tịch Hội đồng thi mã hóa các mã đề thi, lưu vào thiết bị lưu trữ để chuyển dữ liệu thi vào máy chủ phần mềm tổ chức thi và thực hiện các bước theo quy định.

4. Quản lý ngân hàng câu hỏi thi

a) Ngân hàng câu hỏi thi được quản lý bằng phần mềm và lưu giữ trên máy chủ độc lập; phần mềm phải có chức năng quản lý việc cập nhật, bổ sung, lựa chọn câu hỏi thi để tạo ngẫu nhiên các đề thi theo định dạng quy định, bảo đảm các yêu cầu bảo mật, phân quyền trong sử dụng;

b) Đơn vị tổ chức thi phải ban hành quy định về quản lý và sử dụng ngân hàng câu hỏi thi và các thiết bị liên quan, bảo đảm các yêu cầu bảo mật.

Chương V

TỔ CHỨC THI

Mục 1. THI TRÊN GIẤY

Điều 15. Lập danh sách thí sinh và bố trí phòng thi

1. Lập danh sách tất cả thí sinh dự thi; đánh số báo danh theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh. Số báo danh của mỗi thí sinh gồm 06 ký tự; trong đó, 02 ký tự đầu là mã kỳ thi, 04 ký tự sau là số thứ tự của thí sinh trong danh sách. Sau đó sắp xếp thí sinh vào các phòng thi.

2. Bố trí giám thị thực hiện giám sát đối với các kĩ năng nghe, đọc, viết:

a) Mỗi phòng thi có ít nhất 02 giám thị; bảo đảm mỗi người giám sát không quá 20 thí sinh;

b) Người làm nhiệm vụ giám sát phòng thi: Mỗi người giám sát không quá không quá 03 phòng thi.

3. Trong mỗi phòng thi có danh sách ảnh của thí sinh. Tại cửa ra vào phòng thi niêm yết nội quy phòng thi, danh sách thí sinh dự thi.

4. Sắp xếp chỗ ngồi cho các thí sinh trong phòng thi bảo đảm khoảng cách theo hàng ngang giữa hai thí sinh ít nhất là 1,2 mét.

5. Bố trí tại mỗi phòng thi (không quá 30 thí sinh) thiết bị phát thanh để sử dụng; đồng thời, bố trí bộ thiết bị phát thanh bằng 20% tổng số thiết bị phát thanh cần thiết để xử lý trường hợp phát sinh.

Điều 16. Quy trình coi thi đối với kĩ năng nghe, đọc, viết

1. Trước ngày thi ít nhất 01 ngày, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ban Coi thi, thư ký, kĩ thuật viên của Hội đồng thi có mặt tại địa điểm thi để:

a) Kiểm tra việc chuẩn bị cho kỳ thi: cơ sở vật chất và các thiết bị, phương tiện phục vụ tổ chức thi;

b) Niêm yết danh sách thí sinh dự thi, nội quy phòng thi; niêm phong phòng thi.

2. Trước giờ thi:

a) Giám thị kiểm tra, mở niêm phong phòng thi; đánh số báo danh theo phương án quy định của Trưởng Ban Coi thi; gọi thí sinh vào phòng thi, kiểm tra giấy tờ tùy thân, vật dụng của thí sinh, đối chiếu thí sinh với ảnh chụp tại hồ sơ đăng ký; bảo đảm thí sinh ngồi đúng vị trí theo số báo danh;

b) Giám thị nhận đề thi, giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp, bút từ Trưởng Ban Coi thi hoặc người được Trưởng Ban Coi thi ủy quyền;

c) Giám thị ký và ghi tên vào các tờ giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp và phát cho thí sinh; phát bút cho thí sinh, hướng dẫn thí sinh điền các thông tin cần thiết theo quy định vào giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp;

d) Khi có hiệu lệnh, giám thị phát đề thi cho từng thí sinh;

đ) Chủ tịch Hội đồng thi quy định thời gian bắt đầu thi đối với kĩ năng nghe.

3. Trong thời gian làm bài thi:

a) Giám thị giám sát chặt chẽ phòng thi; không cho thí sinh trao đổi, bàn bạc, có hành vi gian lận trong phòng thi; giám thị không được đọc đề thi, không tự ý trao đổi với thí sinh về nội dung đề thi, không cho thí sinh sao chép câu hỏi thi, đề thi bằng bất kỳ hình thức nào;

b) Trường hợp cần phải cho thí sinh ra ngoài phòng thi, giám thị chỉ cho từng thí sinh ra ngoài và phải báo cho người làm nhiệm vụ giám sát phòng thi;

c) Trường hợp có thí sinh vi phạm quy chế thi, giám thị lập biên bản và báo cáo Trưởng Ban Coi thi để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời;

d) Tại khu vực được Trưởng Ban Coi thi phân công, người làm nhiệm vụ giám sát phòng thi có trách nhiệm giám sát thí sinh, giám thị, giám khảo chấm thi nói và kĩ thuật viên khi vào phòng thi; đồng thời, giám sát thí sinh ra ngoài phòng thi (nếu có), không cho phép thí sinh tiếp xúc với người khác.

4. Hết giờ làm bài thi:

a) Giám thị yêu cầu tất cả thí sinh dừng làm bài ngay khi có hiệu lệnh, lần lượt thu bài thi của từng thí sinh (kiểm tra số tờ giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm của mỗi thí sinh và yêu cầu thí sinh ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi). Chỉ cho thí sinh rời khỏi phòng thi sau khi đã kiểm tra thu đủ số bài thi và đề thi;

b) Người làm nhiệm vụ giám sát phòng thi có trách nhiệm: giám sát thí sinh và giám thị, hỗ trợ giữ trật tự phòng thi trong quá trình thu bài thi; giám sát quá trình giám thị mang bài thi từ phòng thi về nộp cho lãnh đạo Ban Coi thi.

5. Đóng gói, bàn giao bài thi:

a) Bài thi của thí sinh và Phiếu thu bài thi được giám thị nộp cho Trưởng Ban Coi thi hoặc người được Trưởng Ban Coi thi ủy quyền để niêm phong. Bên ngoài túi bài thi được niêm phong có chữ ký của các giám thị, giám sát phòng thi và người trực tiếp nhận bài thi;

b) Ngay sau khi thi xong, Ban Coi thi có nhiệm vụ bàn giao toàn bộ bài thi và hồ sơ thi đã được niêm phong cho Ban Thư ký.

6. Bàn giao dữ liệu giám sát: Dữ liệu từ các camera giám sát diễn biến tại các phòng thi được lưu lại toàn bộ, niêm phong và chuyển cho Ban Thư ký.

Điều 17. Thi kĩ năng nói theo hình thức nói trực tiếp trước giám khảo chấm thi

1. Chuẩn bị phòng thi:

a) Tại mỗi địa điểm thi phải có ít nhất một phòng thi riêng và một phòng để thí sinh ngồi chờ trước khi vào phòng thi (gọi tắt là phòng chờ);

b) Các phòng chờ và các phòng thi nói phải được bố trí gần nhau, tại một khu tách biệt, bảo đảm không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khác;

c) Mỗi bàn thi nói có 01 máy ghi âm để sử dụng chính thức và một số máy ghi âm dự phòng, tổng số máy ghi âm ít nhất bằng 1,2 lần số bàn thi nói của từng kỳ thi. Các kĩ thuật viên và giám khảo phải kiểm tra việc vận hành máy ghi âm để bảo đảm máy hoạt động tốt trong suốt quá trình tổ chức thi.

2. Bố trí giám khảo, người làm nhiệm vụ giám sát:

a) Trong phòng thi, với mỗi bàn thi, bố trí 02 giám khảo;

b) Ngoài phòng thi bố trí ít nhất 01 người làm nhiệm vụ giám sát;

c) Mỗi phòng chờ, bố trí 01 giám thị và 01 người làm nhiệm vụ giám sát.

3. Quy trình thi:

a) Thí sinh được tập trung trong phòng chờ để chuẩn bị thi;

b) Khi có hiệu lệnh, thí sinh được gọi theo danh sách số báo danh vào bàn thi. Giám khảo kiểm tra giấy tờ tùy thân của thí sinh; phát đề thi hoặc cho thí sinh bốc thăm đề thi; phát giấy nháp đã được giám khảo ký cho thí sinh; thí sinh thực hiện phần thi của mình khi giám khảo thông báo bắt đầu ghi âm;

c) Trong thời gian thi, người làm nhiệm vụ giám sát phòng thi có trách nhiệm giám sát thí sinh và giám khảo trong phòng thi; giám sát việc di chuyển của thí sinh từ phòng chờ đến phòng thi và ngược lại, bảo đảm thí sinh không tiếp xúc với bất kỳ ai khác. Giám thị trong phòng chờ có trách nhiệm giữ trật tự và điều hành hoạt động của thí sinh;

d) Sau khi nhận đề thi, thí sinh thực hiện phần thi của mình; thí sinh trực tiếp nói trước giám khảo và được giám khảo ghi âm toàn bộ;

đ) Sau khi thi xong, giám khảo yêu cầu thí sinh ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi hoặc Phiếu tham dự thi (kể cả trường hợp thí sinh không nói gì để ghi âm); chấm điểm cho phần thi của thí sinh thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Quy chế này; cho thí sinh ra khỏi phòng thi và lần lượt tiếp nhận thí sinh tiếp theo vào thi, cho đến hết danh sách.

4. Đóng gói, niêm phong bài thi, đề thi, dữ liệu thi:

a) Giám khảo niêm phong thiết bị ghi âm hoặc thiết bị lưu trữ chứa dữ liệu bài thi của thí sinh để bàn giao cùng Phiếu thu bài thi hoặc Phiếu tham dự thi và biên bản chấm thi nói cho Trưởng Ban Coi thi hoặc người được Trưởng Ban Coi thi ủy quyền. Thiết bị chứa dữ liệu bài thi được niêm phong có chữ ký của các giám khảo, giám sát phòng thi và người trực tiếp nhận thiết bị;

b) Ngay sau khi thi xong, Ban Coi thi có nhiệm vụ bàn giao toàn bộ bài thi, dữ liệu từ các camera giám sát và hồ sơ thi đã được niêm phong cho Ban Thư ký; bàn giao đề thi đã niêm phong cho Chủ tịch Hội đồng thi;

c) Ban Thư ký có nhiệm vụ bàn giao toàn bộ bài thi và hồ sơ thi đã được niêm phong cho Ban Chấm thi; bàn giao dữ liệu từ các camera giám sát đã được niêm phong cho Chủ tịch Hội đồng thi.

Mục 2. THI TRÊN MÁY TÍNH

Điều 18. Lập danh sách phòng thi và bố trí phòng thi

Lập danh sách phòng thi và bố trí phòng thi theo quy định tại Điều 15 Quy chế này, đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:

1. Mỗi thí sinh được sử dụng một máy tính riêng biệt. Mỗi phòng thi có số lượng máy tính dự phòng ít nhất bằng 5% tổng số thí sinh trong phòng thi. Máy tính trong phòng thi được bố trí với khoảng cách phù hợp sao cho thí sinh thi trên máy tính này không nhìn thấy nội dung trên màn hình máy tính của thí sinh khác.

2. Yêu cầu đối với máy tính trong phòng thi:

a) Có cấu hình tương đương với nhau, bảo đảm hoạt động ổn định; có thiết bị chụp ảnh, tai nghe (headphone) và micro bảo đảm chất lượng;

b) Trong thời gian làm bài thi, chỉ được kết nối với máy chủ, không kết nối với bất kỳ thiết bị, phương tiện nào khác trong và ngoài phòng thi; được đặt ngày, giờ chính xác trong hệ thống và được quét virus;

c) Ngoài phần mềm tổ chức thi, các máy tính không được cài đặt bất kỳ phần mềm ứng dụng hoặc tài liệu nào khác liên quan đến nội dung thi.

3. Có máy chủ để lưu trữ thông tin về bài thi của thí sinh.

4. Các máy trạm đặt tại địa điểm thi có kết nối với máy chủ hoặc máy chủ thử cấp bằng mạng LAN nhưng không được kết nối Internet.

5. Bố trí kĩ thuật viên bảo đảm tối thiểu 01 kĩ thuật viên/20 thí sinh; kĩ thuật viên phải thường trực bên ngoài phòng thi; khi có sự cố về kĩ thuật xảy ra giám thị hoặc giám khảo thông báo cho kĩ thuật viên vào phòng để hỗ trợ về kĩ thuật trong quá trình thi.

Điều 19. Chuẩn bị phòng thi kĩ năng nói trên máy tính

1. Mỗi thí sinh được bố trí một máy tính riêng biệt được cài đặt phần mềm tổ chức thi. Khoảng cách giữa các máy tính trong phòng thi nói được bố trí phù hợp, bảo đảm chất lượng thu âm.

2. Tai nghe và micro ghi âm phải được chuẩn bị và kiểm tra trước khi thi; phải bảo đảm số lượng tai nghe và micro dự phòng bằng ít nhất 10% tổng số thí sinh trong phòng thi.

Điều 20. Quy trình coi thi

1. Trước ngày thi ít nhất 01 ngày, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ban Coi thi, thư ký, kĩ thuật viên của Hội đồng thi có mặt tại địa điểm thi để thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Quy chế này. Lưu ý kiểm tra việc cài đặt phần mềm của các máy tính, kiểm tra hệ thống mạng và việc kết nối mạng LAN với hệ thống máy chủ, niêm phong ở các vị trí “cổng” của máy tính, ngắt hoặc làm mất hiệu lực của các thiết bị kết nối không dây (wifi, bluetooth...) bảo đảm không thể sử dụng được bất kỳ thiết bị nào để có thể kết nối từ bên ngoài; kiểm tra hệ thống điện, thiết bị điện; thử tải điện lưới; tiếp nhận sơ đồ mạng và phòng đặt các thiết bị chuyển mạch (switch) trung gian (nếu có), vị trí cầu dao điện tổng và cầu dao của tòa nhà/tầng nhà.

2. Trước giờ thi:

a) Giám thị nhận giấy nháp, phiếu tài khoản của từng thí sinh từ Trưởng Ban Coi thi hoặc người được Trưởng Ban Coi thi ủy quyền; kiểm tra niêm phong phòng thi; kiểm tra nguồn điện và niêm phong của các máy tính; khởi động máy tính và chương trình thi; gọi thí sinh vào phòng thi, kiểm tra giấy tờ tùy thân, vật dụng của thí sinh, đối chiếu thí sinh với ảnh chụp tại hồ sơ đăng ký; bảo đảm thí sinh ngồi đúng vị trí theo số báo danh; ký tên vào các tờ giấy nháp và phát cho thí sinh; phổ biến quy chế thi cho thí sinh, hướng dẫn thí sinh những điểm cần lưu ý trong thời gian thi; yêu cầu thí sinh kiểm tra máy tính, bàn phím, chuột, tai nghe; micro, thiết bị chụp ảnh;

b) Khi có hiệu lệnh, Chủ tịch Hội đồng thi hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thi ủy quyền kích hoạt kỳ thi trên phần mềm tổ chức thi; giám thị cho thí sinh truy cập vào tài khoản cá nhân; nhận đề thi từ máy chủ và bắt đầu làm bài thi.

3. Trong thời gian làm bài thi: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Quy chế này. Nếu quá trình làm bài thi của thí sinh gặp sự cố kĩ thuật liên quan đến tài khoản, phần mềm hoặc máy tính, giám thị thông báo cho kĩ thuật viên vào phòng thi để hỗ trợ, xử lý. Trường hợp không khắc phục được sự cố kĩ thuật làm ảnh hưởng đến quá trình làm bài của thí sinh thì giám thị báo cáo Trưởng Ban Coi thi để kịp thời xử lý.

4. Hết giờ làm bài thi:

a) Giám thị yêu cầu thí sinh thực hiện các thao tác để kết thúc bài thi của mình và để thoát ra khỏi tài khoản thi của mình theo hướng dẫn;

b) Với sự hỗ trợ của kĩ thuật viên, giám thị yêu cầu từng thí sinh xem lại kết quả nộp bài thi của mình và ký xác nhận vào biên bản nộp bài thi. Đối với phần thi nói, kĩ thuật viên cùng giám thị và thí sinh kiểm tra tệp ghi âm đã lưu trên máy chủ;

c) Người làm nhiệm vụ giám sát có trách nhiệm giám sát thí sinh, giám thị, kĩ thuật viên trong phòng thi và hỗ trợ giữ trật tự phòng thi tại khu vực được Trưởng Ban Coi thi phân công.

5. Đóng gói, bàn giao bài thi:

a) Giám thị cùng kĩ thuật viên thực hiện việc lưu bài thi của phòng thi theo quy trình đã được thiết lập tại phần mềm tổ chức thi;

b) Toàn bộ dữ liệu bài thi được lưu thành 02 bản vào thiết bị lưu trữ riêng biệt, bảo đảm tiêu chuẩn kĩ thuật, bên ngoài ghi đầy đủ thông tin của kỳ thi, được niêm phong để bàn giao cho Ban Thư ký;

c) Sau khi đã kiểm tra chắc chắn việc lưu bài thi, giám thị và kĩ thuật viên xóa vĩnh viễn toàn bộ dữ liệu thi tại từng máy tính của thí sinh vừa dự thi; tắt nguồn, niêm phong và bảo quản máy chủ.

6. Bàn giao dữ liệu giám sát: Áp dụng theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Quy chế này.

Chương VI

CHẤM THI VÀ PHÚC KHẢO

Điều 21. Chấm thi

1. Yêu cầu chung:

a) Việc chấm thi do Hội đồng thi thực hiện tại một khu vực an toàn, biệt lập, có camera giám sát được toàn bộ diễn biến trong quá trình chấm thi; có bảo vệ và người làm nhiệm vụ giám sát;

b) Trước khi chấm thi viết, thi nói (trừ trường hợp thi nói trực tiếp trước giám khảo), Trưởng Ban Chấm thi tập trung toàn bộ giám khảo để thảo luận, nắm vững hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm và chấm chung ít nhất 10 bài thi để rút kinh nghiệm, thống nhất cách vận dụng hướng dẫn chấm thi;

c) Các thành viên Ban Chấm thi tuân thủ sự phân công của Trưởng Ban Chấm thi, bảo đảm chấm theo đúng hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của kỳ thi. Mỗi bài thi viết, thi nói phải được chấm 2 vòng độc lập bởi hai giám khảo;

d) Xử lý kết quả chấm thi và làm biên bản chấm thi: Điểm của từng bài thi được làm tròn đến 0,5 điểm theo thang điểm 10 (từ 0,25 đến dưới 0,75 làm tròn thành 0,5; từ 0,75 đến dưới 1,25 làm tròn thành 1,0); trường hợp chênh nhau dưới 1,0 điểm thì hai giám khảo thống nhất lấy điểm trung bình cộng của 02 giám khảo làm điểm bài thi; trường hợp điểm của hai giám khảo chênh nhau 1,0 điểm trở lên thi hai giám khảo phải chấm lại, nếu chấm lại vẫn không thống nhất thì báo cáo Trưởng Ban Chấm thi xem xét, quyết định;

đ) Bảng ghi điểm theo số phách nộp cho Ban Thư ký phải có chữ ký của hai giám khảo và Trưởng Ban Chấm thi; Ban Thư ký thực hiện ghép phách, lên điểm theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Quy chế này.

2. Đối với bài thi được làm trên giấy:

Trường hợp các kĩ năng thi làm bài theo hình thức trắc nghiệm trả lời trực tiếp trên giấy thi thì được chấm bởi giám khảo, quy trình chấm thi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp các kĩ năng thi làm bài theo hình thức trắc nghiệm trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm phải được chấm hoàn toàn bằng máy với phần mềm chuyên dụng:

a) Tại khu vực chấm thi có 01 Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập và chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng Ban Chấm thi;

b) Thành phần Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm: Tổ trưởng là lãnh đạo Ban Chấm thi; các thành viên là kĩ thuật viên; người làm nhiệm vụ giám sát thuộc bộ phận giám sát do Chủ tịch Hội đồng thi phân công;

c) Toàn bộ quá trình chấm thi phải được giám sát trực tiếp và liên tục. Các thành viên tham gia Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh với bất kỳ lí do gì. Mọi hiện tượng bất thường đều phải báo cáo ngay cho bộ phận giám sát và Tổ trưởng Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm để cùng xác nhận và ghi vào biên bản. Tất cả phiếu trả lời trắc nghiệm sau khi đã chấm và phiếu thu bài thi được niêm phong, lưu giữ an toàn;

d) Ngay sau khi kết thúc quá trình chấm, phải lưu các tệp dữ liệu xử lý và chấm thi trắc nghiệm vào đĩa CD, niêm phong và bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu giữ.

3. Đối với bài được làm trên máy tính:

a) Trưởng Ban Chấm thi cùng kĩ thuật viên mã hóa, đánh phách bài thi của từng thí sinh theo quy trình của phần mềm tổ chức thi; các bài thi theo hình thức trắc nghiệm được chấm tự động bằng phần mềm; các bài thi theo hình thức khác được giám khảo chấm;

b) Giám khảo chấm bài thi, cho điểm theo số phách. Bảng ghi điểm theo số phách nộp cho Ban Thư ký phải có chữ ký của hai giám khảo và Trưởng Ban Chấm thi;

c) Trưởng Ban Chấm thi, Ban Thư ký cùng kĩ thuật viên có nhiệm vụ ghép phách và hồi phách trên máy tính theo quy trình của phần mềm tổ chức thi.

4. Đối với chấm thi nói trực tiếp trước giám khảo:

a) Mỗi giám khảo ghi điểm chấm cho từng thí sinh ngay sau khi thí sinh kết thúc phần thi nói. Khi thí sinh cuối cùng đã thi xong, các giám khảo thảo luận và thống nhất điểm thi nói của từng thí sinh;

b) Điểm thi nói của thí sinh phải được ghi vào biên bản chấm thi nói và có đầy đủ chữ ký, họ tên của các giám khảo.

5. Tổng hợp kết quả thi: Sau khi có điểm thi của cả 4 kĩ năng, Trưởng Ban Chấm thi bàn giao cho Ban Thư ký tổng hợp kết quả báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi công bố kết quả thi.

Điều 22. Phúc khảo

1. Ban Phúc khảo do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập, gồm Trưởng ban, Thư ký và giám khảo. Những người đã tham gia chấm thi không được tham gia Ban Phúc khảo của cùng kỳ thi; quy trình chấm phúc khảo được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Quy chế này, riêng phần thi kĩ năng nói trực tiếp trước giám khảo được chấm qua đĩa CD đã thu âm phần thi của thí sinh.

2. Quy trình phúc khảo:

a) Thí sinh có nhu cầu phúc khảo phải gửi đơn đề nghị phúc khảo bài thi tới đơn vị tổ chức thi trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả thi;

b) Ban Thư ký lập danh sách thí sinh đề nghị phúc khảo, trong đó ghi rõ điểm bài thi từng kĩ năng đề nghị phúc khảo, sau đó chuyển đến Ban Phúc khảo;

c) Mỗi kỳ thi, việc phúc khảo bài thi chỉ thực hiện một lần và được thực hiện tại khu vực an toàn, biệt lập, có camera giám sát được toàn bộ diễn biến trong quá trình thực hiện;

d) Bài thi từng kĩ năng có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm lần đầu (đã công bố) từ 0,5 điểm trở lên (theo thang điểm 10) thì được điều chỉnh điểm; trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm lần đầu từ 1,0 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các giám khảo lần đầu với giám khảo chấm phúc khảo, có ghi biên bản. Nếu thấy có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định;

đ) Kết quả phúc khảo được công bố chậm nhất sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ phúc khảo.

Chương VII

DUYỆT KẾT QUẢ THI, QUẢN LÝ CẤP PHÁT CHỨNG CHỈ, BÁO CÁO VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ

Điều 23. Duyệt kết quả thi

1. Sau khi có kết quả phúc khảo trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Hội đồng thi tổng hợp kết quả thi, xếp bậc năng lực tiếng Việt đạt được của thí sinh theo quy định về quy đổi điểm sang các bậc năng lực tiếng Việt do Bộ GDĐT ban hành, trình Thủ trưởng đơn vị tổ chức thi duyệt kết quả thi; hồ sơ duyệt kết quả thi gồm:

a) Danh sách kết quả thi cụ thể theo từng kĩ năng của tất cả thí sinh, trong đó có ghi bậc năng lực tiếng Việt đạt được của những thí sinh đã dự thi đầy đủ 4 kĩ năng trong kỳ thi;

b) Tờ trình đề nghị duyệt kết quả thi, trong đó có các số liệu chung về kỳ thi.

2. Thủ trưởng đơn vị tổ chức thi duyệt kết quả thi trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ khi nhận tờ trình đề nghị duyệt kết quả thi.

3. Ngay sau khi kết quả thi được duyệt, đơn vị tổ chức thi công bố kết quả thi trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

Điều 24. Quản lý chứng chỉ

1. Thủ trưởng đơn vị tổ chức thi được quy định tại Điều 4 Quy chế này cấp chứng chỉ cho thí sinh đủ điều kiện; trong đó, ghi rõ bậc năng lực tiếng Việt đạt được của thí sinh.

2. Việc quản lý và cấp phát, thu hồi chứng chỉ thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT.

Điều 25. Chế độ báo cáo

1. Đơn vị tổ chức thi phải gửi báo cáo công tác tổ chức kỳ thi về Bộ GDĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) trước mỗi kỳ thi; thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.

2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ khi công bố kết quả cuối cùng của kỳ thi, đơn vị tổ chức thi gửi dữ liệu kết quả thi theo từng kĩ năng, kết quả chung, chứng chỉ đạt được của các thí sinh về hệ thống chung, theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

3. Trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, đơn vị tổ chức thi báo cáo Bộ GDĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) tình hình và kết quả thực hiện về các nội dung:

a) Đặc điểm, tình hình của đơn vị tổ chức thi, đơn vị phối hợp (nếu có);

b) Danh sách các địa điểm thi;

c) Số liệu tổng hợp kết quả tổ chức thi đánh giá năng lực của năm trước;

d) Kế hoạch tổ chức thi đánh giá năng lực của năm báo cáo;

đ) Đề xuất, kiến nghị (nếu có).

Điều 26. Lưu trữ hồ sơ tại đơn vị tổ chức thi

1. Lưu trữ vĩnh viễn: Danh sách thí sinh dự thi, bảng điểm chi tiết, danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ.

2. Lưu trữ ít nhất 02 năm: Bộ đề thi gốc, bài thi, dữ liệu từ các camera giám sát phòng thi, các biên bản xử lý trong khi thi.

Chương VIII

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 27. Thanh tra, kiểm tra

1. Bộ GDĐT chỉ đạo, thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn vị tổ chức thi theo quy định hiện hành.

2. Đơn vị tổ chức thi có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra, rà soát các điều kiện tổ chức thi và giám sát bộ phận chuyên trách được giao tổ chức thi của đơn vị để bảo đảm thực hiện đúng quy định của Quy chế này.

Điều 28. Xử lý đơn vị tổ chức thi, người tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan khác vi phạm quy chế thi

1. Đơn vị tổ chức thi vi phạm Quy chế này:

a) Tùy theo mức độ vi phạm, Bộ GDĐT quyết định đình chỉ việc tổ chức thi trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc chấm dứt việc tổ chức thi;

b) Bộ GDĐT công khai các đơn vị tổ chức thi vi phạm quy chế thi và quyết định đình chỉ hoặc chấm dứt việc tổ chức thi của đơn vị đó trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;

c) Sau thời hạn đình chỉ tổ chức thi, căn cứ kết quả kiểm tra, xác nhận việc vi phạm đã được khắc phục, Bộ GDĐT có thông báo để đơn vị được tiếp tục tổ chức thi;

d) Các đơn vị bị chấm dứt việc tổ chức thi, khi có nhu cầu tổ chức thi phải xây dựng Đề án và báo cáo Bộ GDĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.

2. Người tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan khác có hành vi vi phạm quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 29. Xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi

1. Thí sinh vi phạm quy chế thi đều phải lập biên bản, xử lý và thông báo cho thí sinh.

2. Các hình thức xử lý:

a) Khiển trách đối với những thí sinh phạm lỗi một lần: nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác. Hình thức khiển trách do giám thị quyết định tại biên bản được lập;

b) Cảnh cáo đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau: Đã bị khiển trách một lần nhưng trong buổi thi đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách; trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với thí sinh khác; chép bài của thí sinh khác hoặc cho thí sinh khác chép bài của mình. Hình thức kỷ luật cảnh cáo do giám thị quyết định tại biên bản được lập, kèm tang vật (nếu có);

c) Đình chỉ thi đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau: Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong buổi thi đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; mang tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây gổ, đe dọa người tổ chức thi hoặc thí sinh khác. Giám thị lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng Ban Coi thi. Trưởng Ban Coi thi báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi quyết định hình thức đình chỉ thi. Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho giám thị và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau hai phần ba (2/3) thời gian làm bài của buổi thi;

d) Trừ điểm bài thi: Thí sinh bị khiển trách trong khi thi kĩ năng nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài thi của kĩ năng đó; thí sinh bị cảnh cáo trong khi thi kĩ năng nào sẽ bị trừ 50% tổng số điểm bài thi của kĩ năng đó; những bài thi do thí sinh cố tình đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài;

đ) Cho điểm 0 (không) đối với một trong các trường hợp sau: Bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi; bài thi có chữ viết của hai người trở lên; những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định;

e) Hủy bỏ kết quả thi đối với những thí sinh: Bị đình chỉ thi; viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi; để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp;

g) Cấm tham dự kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Việt trên toàn quốc trong 02 năm tiếp theo đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau: Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung người tổ chức thi hoặc thí sinh khác.

3. Đối với các trường hợp vi phạm khác, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.

4. Dữ liệu từ camera giám sát là một trong các căn cứ chính thức để xem xét, xử lý các vi phạm Quy chế thi.

Chương IX

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 30. Cục Quản lý chất lượng

1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ GDĐT hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận điều kiện bảo đảm chất lượng tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt của các đơn vị đăng ký thi, cấp chứng chỉ tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài theo quy định của Quy chế này; công khai danh sách các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT; kiểm tra việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ tiếng Việt của các đơn vị tổ chức thi.

2. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ để các đơn vị tổ chức thi thực hiện tốt Quy chế này.

Điều 31. Đơn vị tổ chức thi

1. Bảo đảm và duy trì các điều kiện tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo quy định tại Chương II Quy chế này.

2. Tổ chức thi, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài theo đúng quy định của Quy chế này; công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị các thông tin về kỳ thi theo quy định tại điểm e, khoản 2, Điều 6 Quy chế này.

3. Thực hiện việc thu, chi đối với hoạt động đánh giá năng lực tiếng Việt theo đúng quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 25 Quy chế này./.

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 27/2021/TT-BGDDT

Hanoi, October 7, 2021

 

CIRCULAR

PROMULGATING REGULATION ON ASSESSMENT OF VIETNAMESE LANGUAGE PROFICIENCY ACCORDING TO VIETNAMESE LANGUAGE PROFICIENCY FRAMEWORK FOR FOREIGNERS

Pursuant to Law on Education dated June 6, 2019;

Pursuant to Law on Higher Education dated June 18, 2012; Law on amendments to Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government defining the function, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

At the proposal of the Director of Department of Quality Control;

The Minister of Education and Training promulgates a Circular on Regulation on assessment of Vietnamese language proficiency according to Vietnamese language proficiency framework for foreigners.

Article 1. Promulgate together with this Circular the Regulation on assessment of Vietnamese language proficiency according to Vietnamese language proficiency framework for foreigners.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Directors of Departments of Education and Training; Director of Department of Education, Science and Technology of Bac Lieu province; heads of higher education institutions; relevant agencies and individuals shall implement this Circular./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Huu Do

 

REGULATION

ON VIETNAMESE LANGUAGE PROFICIENCY TESTS ACCORDING TO VIETNAM'S LANGUAGE PROFICIENCY FRAMEWORK FOR FOREIGNERS
(Issued together with Circular No. 27/2021/TT-BGDDT dated October 7, 2021 of the Minister of Education and Training)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Regulation sets out Vietnamese language proficiency tests according to Vietnamese language proficiency framework for foreigners (hereinafter referred to as Vietnamese language proficiency tests), including: purposes, rules; test-delivery modes; certificates; test-administering entities; test takers and test registration, board of examiners; question papers; test administration; marking and remarking; approval for test results, managing award of certificates, reporting and keeping of test documentation; inspection and sanctions against maladministration/malpractice.

2. This Regulation applies to higher education institutions which provide training in the following majors: Literature, Literature Pedagogy, Vietnamese Language and Vietnamese Culture; Departments of Education and Training (DOETs), agencies authorized by the competent authorities to provide training and courses in Vietnamese language for foreigners; relevant organizations and individuals.

Article 2. Purposes and rules

1. Vietnamese language proficiency test is administered to assess Vietnamese language proficiency of applicants according to Vietnamese language proficiency framework for foreigners.

2. The Vietnamese language proficiency test must be administered in a truthful, accurate, objective, and transparent manner, and in a way that the applicant’s Vietnamese language proficiency is properly reflected in terms of four skills of language: listening, speaking, reading, and writing.

Article 3. Test-delivery modes

1. Listening, reading and writing skills are delivered on papers or computers.

2. Speaking skills are delivered in the form of oral tests or computer-based tests.

3. For each test period, the test-administering entity shall announce the test-delivery mode which is paper-based or computer-based test, face-to-face or computer-based oral test before test takers register for tests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Vietnamese language certificates shall be awarded to applicants who meet the requirements for scale of levels from 1 to 6 equivalent to Vietnamese language proficiency framework for foreigners.

2. The Ministry of Education and Training (MOET) shall provide for the template of Vietnamese language certificates. Validity period of Vietnamese language certificates shall be subject to the entities to which the certificate is given.

Chapter II

TEST-ADMINISTERING ENTITIES

Article 5. Test-administering entities

Test-administering entities of Vietnamese language proficiency (hereinafter referred to as test-administering entities) include: Higher education institutions which provide training in the following majors: Literature, Literature Pedagogy, Vietnamese Language and Vietnamese Culture; agencies authorized by the competent authorities to provide training and courses in Vietnamese language for foreigners.

Article 6. Requirements for test-administering entities

1. There are managerial staff, question setters, question paper setters, technicians that meet requirements pertaining to quantity and qualifications to administer Vietnamese language proficiency tests; these persons are either public employees who have been recruited and managed under regulations of law on public employees or employees who have entered into indefinite-term employment contracts under the Labor Code, in which:

a) There are at least 10 persons in charge of setting test questions, question papers and marking; these persons must obtain at least a master degree in Language, Literature and Vietnamese Culture or Literature or Literature/Vietnamese Language in Education Science;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. There are adequate facilities and equipment meeting the following requirements:

a) The test area must meet requirements pertaining to safety, security and fire safety. Test rooms and functional rooms must be sufficient to serve at least 30 test takers per session, including four skills listening, speaking, reading, and writing;

b) Each test room must be provided with adequate lighting, desks, chairs, chalks or markers, board(s) or projector screen(s); a system of surveillance cameras without connection with the Internet which record the whole course of the test room continuously throughout the test period; and a shared clock for all test takers to keep track of the test time; adequate equipment for sound recording, sound generating and video recording;

c) Security equipment must be provided, namely walk-through metal detectors or hand-held metal detectors to control and prevent materials and illegal articles along with examinees into test rooms;

d) Cabinets or trunks are available to keep test takers’ belongings;

dd) Working rooms for the Council of examiners must be provided with adequate equipment and supplies to conduct exams, deliver question papers and receive answer sheets/scripts (answer papers for short); lockable trunks, cabinets or safes to protect question papers and answer papers;

e) A website is available for providing information about the Project for administering Vietnamese language proficiency tests, question paper formats, sample question papers, test-delivery modes, lists of test takers; test schedules and places; search for test results and certificates;

g) There is a separate site for setting question papers that ensure security, safety, and confidentiality for the question paper setting.

3. There is a question bank of Vietnamese language proficiency tests (hereinafter referred to as question bank) to develop question papers as prescribed in Article 12 of this Regulation; the number of test questions in the question bank is enough to create at least 30 question papers in conformity with the question paper format as prescribed; in which the similarity rate of test question between question papers does not exceed 10%.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) A system of servers, clients, data backup devices, uninterruptible power supply, backup power, and auxiliary equipment meeting technical specifications are available to deliver tests to at least 30 test takers for a session;

b) There is software to deliver Vietnamese language proficiency tests (hereinafter referred to as test administration software) that meets requirements below: Possess friendly interface, easy to install and use; able to receive question paper data from the question bank software to create question paper as prescribed; able to disconnect external applications and external devices; have the functions: take pictures of test takers and put them in test data; timers; preview the next question, statistics on questions answers; automatic marking of multiple choice tests; automatic saving answer papers in case of any incident (power failure, losting connection with servers, etc.), or when the allotted time runs out, or the test takers click “Kết thúc” (Finish) button; allow examiners to insert the speaking and writing scores, print the overall test report of the test takers;

c) The test administration software may be integrated with the question bank software as long as the security is maintained and the process applied is approved by the head of the test-administering entity.

5. The test-administering entity shall make and publish a Project for administering Vietnamese language proficiency tests and provide sufficient information and evidence in conformity with the requirements for administration of Vietnamese language proficiency tests in accordance with clauses 1, 2, 3 and 4 hereof. The test-administering entity shall be held accountable for the contents of the Project.

Article 7. Notice of eligibility for administering Vietnamese language proficiency tests by the test-administering entity

If entities seek to administer Vietnamese language proficiency tests, they shall prepare projects for administering language proficiency tests and send them to the MOET (via Department of Quality Management) for verifying if they meet the eligibility requirements as prescribed in Article 6 hereof. The Department of Quality Control shall send a notice of eligibility for administering Vietnamese language proficiency tests, if any, to the entity so as to execute the project in accordance with this Regulation.

Chapter III

TEST TAKERS, TEST REGISTRATION, AND THE TEST COUNCIL

Article 8. Test takers and test registration:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Submit a valid application for examination; pay sufficient charges for test and award of certification as prescribed;

b) Have incurred no examination prohibition as prescribed in Point g Clause 2 Article 29 of this Regulation.

2. Registration for test:

a) An application for test registration includes: 2 photos, in 4cmx6cm size, which are taken within 6 months before the date on which the application for test is submitted; the overleaf of the photo shall bear full name, date of birth of the test taker; a copy of passport that remains valid; an application form for Vietnamese language proficiency test (including full name; date of birth; nationality, number and date of issue of passport; time, place of test registration and other information deemed necessary);

b) The registration for test shall be made by one of the following methods: The registrant submits application to test-administering entity in person or on the test-administering entity's website; the registrant's organization, agency, enterprise, or educational institution shall register on behalf of the registrant to the test-administering entity

Article 9. Responsibilities of test takers

1. Present at the test site on the day and at the time as scheduled for testing. Any test taker who is late after the testing begins will not allowed to take the test

2. Present a passport that remains valid before they are admitted to the test room.

3. Take seats as assigned by identification numbers; and bear their signatures in the list of test takers in test sessions for each skill.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Do not discuss or commit fraud acts; keep order; any test taker wishing to raise opinion or leave the test room must ask a proctor for approval by raising his/her hand and do that in case where the proctor grants the approval; if any irregularities happens, instructions of proctors must be followed.

6. After two thirds of allotted time for each skill, test takers can submit the papers in a shorter time than the rules (except for listening skills) with the question paper, draft paper and leave the test room only when the proctor grants the approval.

7. For paper-based tests:

a) When receiving the question papers, check the page number of the question paper and write full name and identification number in the question paper. If the question paper is found missing of any page or torn, damaged, blurry or missing, the proctor must be informed immediately;

b) The test is only written or filled by the pen/pencil provided by the board of examiner; no irregular or special mark is left in the test; any text deemed incorrect must be struck out without any erasure method; any circle (filled by the pencil) deemed incorrect in the answer paper must be completed removed;

c) Stop doing test when the signal to stop is given, specify number of answer papers and sign in the submission acknowledgement (including answer papers intentionally left blank). Test takers may not leave the test room until the proctor grants approval.

8. For computer-based tests:

a) Read the computer-based test guide carefully from the website of the test-administering entity before registering for the test;

b) Get computer, get familiar with the computer; receive account slip and login account to do the computer-based test; take the test in accordance with the guidelines for each part or each skill; whilst the test is in progress, if a test taker faces computer problems or other irregularities, he/she should immediately report to the proctor; do not log out the account while the test is in progress or re-start the screen, computer or Internet connection in any form; when the signal to stop is given, all test takers must performs tasks as guided by the proctor; before leaving the test room, test takers must return their account slip, draft papers, and bear signatures in the registration forms and the list of test results (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. The Test Council

1. The test council shall be established by the head of test-administering entity, composed of members and boards:

a) Members: A chairman being the test-administering entity’s head or leader of specialized division; vice chairman and other members including proctors, examiners, supervisors, technicians, health workers, security guards, service staff; other members being personnel of the test-administering entity and coordinating unit (if any);

b) Boards: Secretary Board; Test Board; Printing Board; Proctor Board; Marking Board; Remarking Board (if there is an appeal request). Board members are selected among members of the Test Council.

2. Members of the Test Council must have qualified professional skills and experience and no relatives (parents, spouses, biological children, adoptive children, biological siblings, siblings-in-law) who are test takers at the Test Council.

Article 11. Tasks of the Test Council and the boards of the Test Council

1. Test Council:

a) Chairman: Manage the work of the Test Council; approve the list of test takers; receive, manage and secure question papers, answer keys, marking guidelines; stipulate the answer paper headings that ensure safety and confidentiality requirements; approve test results and the list of qualified test takers, and request the competent authorities to award certificates; decide disciplinary sanctions imposed on persons committing maladministration/malpractice against the Regulation;

b) The vice chairman shall perform the tasks assigned by the chairman or on behalf of the chairman;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Supervisors shall be independent of the Boards of the Test Council, supervise the phases of the test period and be accountable to the Chairman of Test Council on their performance;

dd) Security guards, health workers, service staff: ensure security and order, safety during the test period and other duties assigned by the Chairman of Test Council.

2. Test Board for the paper-based test:

a) Use the question bank software to create question paper codes as prescribed in Article 14 hereof; check question paper codes, check question paper format as prescribed; check spelling mistakes; replace any test question found unresponsive with another test question from the question bank in conformity with the question paper format; hand over question papers as prescribed;

b) Members of the Test Board shall be completely isolated from the beginning of the test until the end of the allotted time to keep the confidentiality and safety of the question paper according to their duties and applicable regulations.

3. Printing-Copying Board for the paper-based test:

a) Print sufficient question papers in conformity with rules of security and safety according to their respective responsibilities in accordance with applicable regulations and laws;

b) Pack, seal, and hand over the question papers to the Chairman of Test Council;

c) Those in contact with the test contents must be completely isolated from the beginning of the test until the end of the allotted time;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Proctor Board:

a) General tasks: Arrange enough proctors, technicians, security guards, health workers to meet the requirements for administration of the test; assign specific tasks to each member to administer the test in a safe manner and in compliance with the Regulation;

b) For the paper-based test: Receive, preserve, and use question papers as guided; receive answer papers, seal answer papers and applications, and send the transfer note to the secretary board as prescribed in Article 16 of this Regulation;

c) For computer-based tests: Guide and supervise test takers to use computers, give answers and submit answer papers as prescribed in Article 20 of this Regulation.

5. Marking Board:

a) Receive all answer papers and documentation transferred by the Secretary Board and keep them whilst the test marking is in progress;

b) Mark tests in strict accordance with the guidance, answer keys and score scale;

c) Make overall evaluation of question papers, test results and answer papers’ quality; offer opinions about question papers, answer keys and score scale; to make recommendations on the irregularities of the test takers' answer papers (if any) and then request the chairman to take appropriate sanctions;

d) Submit answer papers according to answer paper headings to the secretary board for consolidation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Re-mark answer papers according to guiding documents provided that one answer paper is marked by two independent examiners;

b) Make records and the list of test takers with remarked results and submit them to the Chairman for approval.

7. Secretary Board:

a) Assist the Test Council to compile documents, make schedules deemed necessary, build the database of test takers, and take meeting minutes of Test Council;

b) Receive answer papers from the Proctor Board; preserve and do count of the answer papers; compare the signatures sealed on the envelopes of answer papers by proctors or examiners with the signatures on the submission acknowledgement and answer papers of test takers;

c) Number and cut up answer paper headings; and then seal and preserve them; transfer answer papers excluded headings to the Marking Board; put the headings back, insert scores (for paper-based tests); and make a schedule of test takers’ results. Two persons are required to make a list of test takers’ scores, one person reads the test scores and the other person will keep record, and then they change the roles; date, signatures and full names of the both persons must be borne at the end of the list;

d) Consolidate and analyze test results; make requests for irregularities in test results (if any), and propose the Chairman to take appropriate sanctions;

dd) Submit the test results to the Chairman.

8. Security:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The Chairman shall stipulate the types of documents and test data to be sealed up and the time of sealing; a list of names and specimen signatures of officials responsible for sealing. When sealing or opening seals, they must make records and bear the signatures of involved persons.

Chapter IV

QUESTION PAPERS

Article 12. Question paper requirements

1. The question papers, answer keys and marking guidelines must meet the following requirements:

a) Question papers are made in such a manner that the skills of listening, speaking, reading and writing under Vietnamese language proficiency framework for foreigners under regulations of MOET can be evaluated;

b) Question papers are made in such an accurate, scientific, test-format compliant manner under Vietnamese language proficiency framework for foreigners under regulations of MOET;

c) Secrets of question papers, answer keys and marking guidelines must be kept during the test administration.

2. Question papers for each test are randomly drawn from the question bank software.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The printing of the question papers must be carried out at the place where confidentiality and safety are absolutely kept, with security guard protection and supervision of inspection officers outside.

2. The packaging of question papers:

a) Question papers for each test period must be printed with sufficient and clear contents for each test room. At each test site, at least one backup envelope of full question paper codes to be used in the case of unexpected event will be prepared;

b) The question papers must be packaged with sufficient quantity for each test site, each test room and correct skills to be tested on the question paper envelopes;

c) Each packed question paper envelope must bear the correct name of test site, test room, test subject, skills, allotted time, and quantity of question papers in the envelope;

d) The question paper envelope must be made from opaque material so that inside documents cannot be seen, tightly sticked, not flaked off and sealed in accordance with regulations;

dd) After packing the question papers, a transfer note must be taken and given to the Chairman of Test Council or the Head of Proctor Board (if authorized by the Chairman), and any printed copy that is redundant, incorrect, blurred, ugly, torn, or dirty shall be removed.

3. Preservation and use of question papers;

a) Question papers must be sealed in accordance with regulations; stored in a box, cabinet or safe, with a strong lock, be sealed under regular guardianship. The key of the box, cabinet or safe is kept by the Head of the Proctor Board;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The question papers must be fully prepared for all test takers. In addition, there must be a set of original question papers which are kept at the Test Council.

4. Minutes on question papers:

a) The Printing-Copying Board shall make transfer records of sealed question paper envelopes to the Chairman or the Proctor Board’s Head, if authorized by the Chairman;

b) The Proctor Board shall take a record to certify the opening of the box/cabinet/safe containing question paper envelopes and hand over the sealed question paper envelopes to proctors or speaking examiners in the witness of the supervisors;

c) The proctor shall request two test takers to witness and certify in writing that the question paper envelope remains sealed; open the question paper envelope, check the number of question papers; and hand out the question papers to each test taker;

d) As soon as possible after the test begins, the proctors shall take a record to certify the sealing of remaining question papers at the test room for handing over to the Head of Proctor Board or the person authorized by the Head of Proctor Board;

dd) After the allotted time has elapsed, the proctor shall revoke all the question papers which have been delivered to the test takers, give a transfer note to the Head of the Proctor Board together with test takers’ answer papers;

e) The Head of Proctor Board shall seal up all question papers that have been used and unused question papers and give a transfer note to the Chairman;

g) Within 5 working days after completing the marking, remarking and insertion of scores, the Chairman or a person authorized by the Chairman shall make records on the destruction of all used documentation (question papers, answer keys, and marking guidelines) under supervision of the supervisors;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Development and use of the question bank

1. Development of the question bank:

a) The development of questions, answers and marking instructions (for speaking and writing skills) shall ensure the following steps: building a matrix and structure of questions in accordance with the test format; drafting and reviewing questions; ensure each question has at least two independent critic opinions; post-critics questions must be adjusted to meet the requirements of the test; approve the questions. Responsibilities of persons involved in development of the question bank shall be clearly defined;

b) The person who gives independent critic opinions against the questions is not a staff member of the test-administering entity and obtains at least a master degree in Language, Literature and Vietnamese Culture or Literature or Literature/Vietnamese Language in Education Science;

c) Every year, the test-administering entity must review and adjust the question bank and add at least 10% of the number of questions for each skill;

d) The test-administering entity may cooperate with another test-administering entity or an organization having testing function which has available questions and question papers developed and managed in accordance with this Regulation to administer the test; ensure that the rights and obligations of the parties are clearly specified and reported to the MOET (via the Department of Quality Control), and specified in the Project for administration of Vietnamese language proficiency tests as per clause 5 Article 6 hereof.

2. Use of the question bank to develop question papers in case of paper-based tests: In the isolation area, the Test Board shall use the question bank software to generate question paper codes randomly provided that each test taker has a separate question paper code; print, seal, and hand over the question papers to the Chairman, and then forward to the Printing-Copying Board for printing and copying as prescribed.

3. Use of the question bank to develop question papers in case of computer-based tests: No more than 90 minutes before the test time, in the server room/area, the Chairman shall use the question bank software to generate question paper codes randomly provided that each test taker has a separate question paper code. If the test administration software does not integrate or link directly with the question bank software, the Chairman shall encrypt the question paper codes, save them to a storage device to transfer the test data to the server of the test administration software and follow the subsequent steps as prescribed.

4. Management of the question bank

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The test-administering entity shall promulgate regulations on management and use of the question bank and relevant devices, ensuring security requirements.

Chapter V

TEST ADMINISTRATION

Section 1. PAPER-BASED TESTS

Article 15. Making list of test takers and arranging test rooms

1. Make a list of all test takers in the alphabetical order of their names. The identification numbers of each test taker comprise 6 letters; in which, the first two letters are the test period code, the next four letters are the number of test takers in the list. Then test takers will be placed in the test room.

2. Arrange proctors to supervise the test of listening, reading and writing skills:

a) At least 2 proctors in a test room; on average, each proctor does not invigilate more than 20 test takers;

b) Supervisors of the test room: Each supervisor shall not supervise more than 3 test rooms.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Test takers are assigned to sit separately on each side by a minimum of 1.2 m (horizontal).

5. At least one set of sound equipment for use and a set of spare parts at each individual test room (no more than 30 test takers); the spare set of sound equipment must be at least 20% of total set of sound equipment.

Article 16. Test invigilation of listening, reading, writing skills

1. At least 1 day before the test day, the Chairman, the vice chairman, secretary, and technician of the Test Council must present at the test site to do the following tasks:

a) Check the preparation of the test: suitable facilities and equipment serving the test administration;

b) Post the list of test takers, internal rules; and seal test rooms.

2. Before test time:

a) Proctors check test rooms; break seals of test rooms; indicate identification numbers as planned by the head of Proctor Board; admit test takers to the test room, verify identification documents an belongings of test takers; collate test takers and the photo identification; and direct them to specific and assigned seats;

b) The proctor receives question papers, answer papers, multiple-choice answer papers, drafts, and pen /pencils from the head of Proctor Board or a person authorized by the head of Proctor Board;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Upon signal to start is given, proctors shall deliver question papers to every test taker.

dd) The Chairman of Test Council shall stipulate the starting time of the listening skill.

3. During the test:

a) Proctors must closely monitor the test room; do not let test takers discuss with others or commit fraud acts in test room; proctors may not read question papers or willingly discuss with test takers about question papers; do not let test takers copy test questions or question papers in any form;

b) In case it is necessary to permit test taker (s) to leave the test room, only one test taker is permitted to leave the room at a time by the proctor and the supervisor must be informed for monitoring;

c) If a test taker commits malpractice against the Regulation, the proctor must make a report and send it promptly to the head of Proctor Board for suitable handling measures;

d) In the areas designated by the Head of Proctor Board, supervisors shall monitor test takers and proctors, speaking examiners, and technicians when they enter the test rooms; and concurrently supervise test takers outside test room (if any) and do not permit test takers to contact with any other persons.

4. End of test time:

a) Proctors request all test takers to stop doing test when the signal to stop is given, collect answer papers and question papers in turn (check number of answer papers, multiple-choice answer papers and request test takers to sign in the submission acknowledgement). No test taker is allowed to leave the test room unless sufficient answer papers and question papers are submitted;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Packing and handing over answer papers:

a) Proctors shall submit answer papers and submission acknowledgement to the Head of Proctor Board or an authorized person for sealing. Signatures of the proctors, supervisors and answer papers' receivers shall be borne at the edge of seal envelope;

b) As soon as practicable after completion of the test, the Proctor Board shall hand over the entire answer papers and documentation already sealed to the Secretary Board.

6. Handover of surveillance data: Data from the surveillance cameras in the test rooms are all stored, sealed and transmitted to the Secretary Board.

Article 17. Face-to-face speaking tests with examiners

1. Preparation of test room:

a) At each test site, there must be at least one separate test room and one waiting room for test takers before entering the test room (hereinafter referred to as waiting room);

b) The waiting rooms and the speaking rooms must be located closely, in a separate area, not to be affected by other activities;

c) Equip each test desk with 1 recorder for official use and a number of backup recorders, with a total number of at least 1.2 times the number of test desks. Technicians and examiners must check the operation of recorders to ensure that they are operating properly during the test.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) In a test room, at each test desk, 2 examiners shall be assigned;

b) At least 1 supervisor shall be assigned outside the test room;

c) In each waiting room, 1 proctor and 1 supervisor shall be assigned.

3. Test procedure:

a) Test takers are gathered in the waiting room to prepare for the test;

b) When the signal to start is given, test takers will be called according to the list of test takers. The examiner checks the test taker's identification papers; hand out question papers or ask test taker to take a question paper by chance; hand out a draft bearing examiner’s signature to the test taker; the test taker shall give his/her answer when the examiner start the audio recording;

c) During the test period, the supervisor shall be responsible for supervising test takers and examiners in the test room; monitoring the movement of test takers from the waiting room to the test room and vice versa, ensuring that test takers do not communicate with anyone else. Proctors in the waiting room have the responsibility for keeping order and run the activities of test takers in the waiting room.

d) After receiving a question paper, the test taker will give his/her answer; he/she will speak face to face with the examiner and his/her answer will be fully recorded;

dd) After the test is finished, the examiner asks the test taker to sign the submission acknowledgement or registration form (including the case where the test taker has not spoken anything for being recorded); mark the test taker’s answer as prescribed in clause 4 Article 21 hereof; let the test taker leave the test room and admit the following test taker into the test room. Each test taker will be called until the end of the list.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The examiner shall seal the sound recording device or device which stores the speaking answer of the test taker, and then hand it over together with the submission acknowledgement or registration form and the record of marking to the Head of the Proctor Board or an authorized person. The device storing speaking answers shall be sealed with the signatures of examiners, supervisors and answer papers' receiver;

b) As soon as practicable after completion of the test, the Proctor Board shall hand over all speaking answers and data from surveillance cameras and test documentation already sealed to the Secretary Board; and hand over the question papers that have been sealed to the Chairman;

c) The Secretary Board shall hand over all speaking answers and test documentation already sealed to the Marking Board; and hand over the data from surveillance cameras already sealed to the Chairman.

Section 2. COMPUTER-BASED TESTS

Article 18. Making list of test rooms and arrangement thereof

A list of test rooms and arrangement thereof shall be made as prescribed in Article 15 of this Regulation and concurrently satisfy the following conditions:

1. A test taker is entitled to use a separate computer. Each test room has certain backup computers accounting for at least 5% of the total number of test takers in the test room. The computers in the test room are arranged in the appropriate distance  so that each test taker is not able to look at a neighbor’s screen.

2. Requirements for computers in the test room:

a) Having an equivalent configuration and stable operation; there are qualified photographic equipment, headphones and microphones;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Apart from the test administration software, no other software and documentation related to the test content is installed.

3. A server is available to store answers/performance of test takers.

4. Each client located at testing place must be connected with the server or the sub-server (LAN) and disconnected with the Internet.

5. Sufficient technicians must be assigned during the test progress provided that the ratio of test takers to technicians is 20:1; technicians must keep a close watch outside the test rooms; upon any technical failure, the proctor or examiner shall inform a technician for assistance.

Article 19. Preparation of test rooms for computer-based speaking tests

1. Each test taker is provided with a separate computer installed with the test administration software. The computers in each test room shall be arranged with an appropriate distance to ensure the quality of the recording.

2. Headphones and microphones must be prepared and checked prior to the test; the number of headsets and backup microphones must be available which accounts for at least 10% of the total number of test takers in the test room.

Article 20. Test administration

1. At least 1 day before the test day, the Chairman, the Vice Chairman, the Proctor Board, secretaries and technicians of the Test Council must present at the test site to do the tasks mentioned in clause 1 Article 16 hereof. Carefully check the software installation of the computer, check the network and the LAN connection to the server system, seal at the "ports" of the computer, disconnect or invalidate the availability of wireless devices (wifi, Bluetooth, etc.) ensures that no device can be used to connect from outside; inspect electrical system and equipment; test load of electricity grid; receive the network diagram and the location of the intermediate switches (if any), the location of the common circuit breaker and the breaker of the building/floor.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Proctors shall receive drafts and account note of each test takers from the Head of the Proctor Board or his/her authorized person; inspect the seal of test room; check the power and seals of computers; start computer and test program; call the test takers to enter into the test room, check the identification papers, objects of test takers, compare test takers with photos on their applications for tests; ensure that the test takers will take the assigned seats by the registration number; bear signature in the drafts and give them to the test takers; announce test regulations to test takers, give notes to test takers during test time; require test takers to check computers, keyboards, mice, headphones; microphones, cameras;

b) When signal to start is given, the Chairman or the authorized person activates the test by the software; proctors give test takers access to personal accounts; receive question papers from the server and start taking the test.

3. During the test: Comply with Clause 3 Article 16 hereof. During the test, if a test taker encounters any technical failure related to the account, software or computer, the proctor shall inform a technical for assistance. If the failure to remedy the technical failure affects the test-taking process of the test taker, the proctor shall report to the Head of Proctor Board for further actions.

4. End of test time:

a) The proctor asks test takers to perform the operations to end his/her test and to exit his/her test account as instructed;

b) With the assistance of the technician, the proctor asks each test taker to review their submission files and sign in the record of submission. For the speaking test, the technician, proctor and the test taker shall check the recording file saved in the server;

b) Supervisors outside the test room shall monitor and assist test takers, proctors, and technicians to keep order in the test rooms at the test site assigned by the Head of Proctor Board.

5. Packing and handing over answer files:

a) Proctors and technicians perform the saving of answer files of the test room according to the procedures already set up in the test administration software;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) After verifying that the question papers are saved; proctors and technicians permanently delete all the test data in each of test taker's computer; turn off, seal and preserve the server.

6. Handover of surveillance data: Comply with Clause 6 Article 16.

Chapter VI

MARKING AND REMARKING

Article 21. Marking

1. General requirements:

a) The marking shall be conducted by the Test Council in a safe and isolated area with surveillance cameras that record the entire course of marking; guards and inspectors;

b) Before marking the writing test or speaking test (except for face-to-face speaking test), the head of the Marking Board shall gather all examiners to discuss and grasp the instructions on marking, answer keys, score scale and mark at least 10 question papers to draw on experience, and reach a consensus on how to use marking instructions;

c) The members of the Marking Board shall comply with the assignment by the head of the Marking Board, ensuring the punctuation according to the marking instructions, answer keys and score scale. Each writing and speaking answer must be marked by two different examiners through two separate rounds;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) The scoreboard given to the Secretary Board must be signed by two examiners and the head of the Marking Board; the Secretary Board is responsible for put answer paper headings back and insert scores as prescribed in clause 7 Article 11 hereof.

2. Marking of paper-based tests:

The tests delivered in the form of multiple-choice answer papers on papers shall be marked in person by examiners, the marking procedures comply with clause 1 hereof. The tests delivered in the form of multiple-choice answer papers must be completely marked by the special software:

a) At the marking area, there is one team that handles multiple-choice tests established by the Chairman and under the direct management of the Head of Marking Board;

b) Composition of the multiple choice test team: the team leader is the head of the Marking Board; members are technicians and supervisors assigned by the Chairman and inspectors;

c) The entire marking process must be monitored directly and continuously. Members of the multiple choice test team must not carry pencils and erasers into the marking room and correct or insert in the test taker's answers for any reason. Any irregularity must be reported immediately to the supervisory unit and the team leader for joint verification and recording. All multiple-choice answer papers that have already marked and submission acknowledgement must be sealed, kept and secured;

d) As soon as practicable after completing the marking process, the test files and official test marks should be kept on CD and sealed and handed over to the Chairman.

3. For marking of computer-based test answers:

a) The Head of Marking Board and technicians shall encrypt and number answer paper headings following the process of the test administration software; answers in the form of multiple choice tests will be automatically by the software; the answers in other forms will be marked by the examiners;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The Head of Marking Board, the Secretary Board, and technicians are responsible for pairing answer paper headings on computers according to the process of the test administration software.

4. For marking of face-to-face speaking tests with examiners:

a) Each examiner shall write his/her own score for each test taker as soon as practicable after the end of the speaking section. When final test taker has finished, the examiners will discuss and agree on the test scores of each test taker;

b) Test scores of the test takers must be specified in the report of the speaking tests and full of signatures and full names of the examiners.

5. Consolidation of test results: After obtaining the test scores for all four test skills, the Head of Marking Board shall give them to the Secretary Board for consolidation, the Secretary Board shall send a final report to the Chairman for publishing the test results.

Article 22. Remarking

1. Remarking Board is set up by the Chairman, composed of the Head, the Secretary and examiners. Those who have participated in the marking test cannot join the Remarking Board of the same test period; the remarking process is specified in Article 21 of this Regulation, the face-to-face speaking test shall be marked through CDs with the answers of test takers.

2. Remarking process:

a) A test taker may apply for an enquiry on results to the test-administering entity within 7 working days from the date on which the test results are published;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) For each test, the remark shall be made only once and conducted in a safe and isolated area with surveillance cameras that monitor the entire remark process;

d) If a skill’s score increases/decreases by at least 0.5 point (according to the 10-point scale) after being remarked, the final score will be adjusted, if the score increases/decreases by at least 1.0 point, the direct dialogue between the first-time examiners and the re-examiners must be organized (with meeting minutes). If misconduct or fraud signs are found, they shall be handled according to regulations;

dd) The remark results shall be published within 15 working days after the expiry of the time limit for receipt of application for enquiry on results.

Chapter VII

APPROVAL FOR TEST RESULTS, MANAGEMENT OF AWARD OF CERTIFICATES, REPORTING AND KEEPING DOSSIERS

Article 23. Approval for test results

1. Within 5 working days from the date on which the remark results are given, the Test Council shall consolidate the test results and grade the Vietnamese language proficiency achieved by the test takers according to the regulations on equivalency between scores and levels of Vietnamese language proficiency issued by the MOET, and then submit the test results to the test-administering entity, including:

a) A list of the specific test results of all test takers in each skill, including the level of foreign language proficiency achieved by the test takers who have completed all four tests;

b) A request for approving test results, stating general figures on the test period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. As soon as practicable after the test results are approved, the test-administering entity publish the test results on its website.

Article 24. Management of certificates

1. The head of test-administering entity defined in Article 4 of this Regulation shall award certificates to eligible test takers, clearly stating the levels of Vietnamese language proficiency of test takers achieved through the tests.

2. The management, award and revocation of certificates shall comply with the current regulations of the MOET.

Article 25. Reporting

1. The test-administering entity shall send regular or irregular reports on the test administration to the MOET (via Department of Quality Control) at the request of the superior regulatory body.

2. Within 20 working days after announcing the final test results, the test-administering entity shall send the test results data according to each skill, general result and certificates of the test takers to the general system, under the guidance of the MOET.

3. Before every January 31, the test-administering entity shall report to the MOET (via Department of Quality Control) on situation and performance of the following:

a) Characteristics and situation of the test-administering entity, coordinating unit (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Consolidated proficiency test results of the previous years;

d) The plan for administering proficiency tests in the reporting year;

dd) Requests and proposals (if any).

Article 26. Keeping dossiers at the test-administering entity

1. Dossiers kept permanently: Lists of test takers, detailed transcript, list of test takers obtaining certificates.

2. Dossiers kept for at least 2 years: Original question papers, answer papers, data from surveillance cameras, records of misconduct during test periods.

Chapter VIII

INSPECTION AND SANCTIONS AGAINST VIOLATIONS

Article 27. Inspection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Test-administering entities shall frequently inspect and monitor conditions to administer tests and monitor their specialized divisions to ensure strict compliance with the provisions of this Regulation.

Article 28. Sanctions against maladministration committed by test-administering entities, test-administering persons and relevant individuals

1. If a test-administering entity commits maladministration against this Regulation:

a) Depending on the seriousness of the violation, the Minister of Education and Training shall decide to suspend the test administration for a period of from six months to twelve months or to terminate their test administration;

b) The MOET will announce test-administering entities that violate this Regulation and decide suspension or termination of their test administration on the website of the MOET;

c) When the duration of suspension has elapsed, based on an inspection conclusion that the violation has been remedied, the MOET may allow the test-administering entity to resume its test administration in writing.

d) If a test-administering entity which has its test administration terminated before seeks to resume its test administration, it shall send a Project to the MOET (via Department of Quality Control) as prescribed in Article 6 hereof.

2. Test administering persons and other concerned individuals who commit maladministration against the Regulation (detected during or after the test period or after the tests) shall be handled according to the current law provisions.

Article 29. Actions against test takers committing malpractice

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Forms of sanctions:

a) Reprimands to test takers who commits the following malpractice once: looking at other test takers’ tests or discussing with other test takers. The form of reprimand decided by the proctor is determined in the record;

b) Warning against test takers who commit one of the following acts of malpractice: Have been reprimanded once in the test session but still continue committing an act of malpractice at reprimand level; swap answer papers or scrap papers with other test takers; copy other test takers or let other test takers copy their answer papers. Warning shall be subject to decision of the proctor, record shall be made in writing and enclosed with evidence (if any);

c) Suspension of taking the test against test takers who commit one of the following acts of malpractice: Have been warned once in the test session but still commit acts of malpractice at reprimand or warning level; bring prohibited items into the exam room, bring the question papers out of the examination area or bring the answers from outside to the exam room during the exam; write or draw on the answer paper any content that has no relevance to the test; threaten officials or other test takers. The proctor shall issue a record, confiscate evidence (if any) and report the situation to the Head of Proctor Board. The head of Proctor Board shall report to the Chairman to decide whether to impose the suspension sanction. Test takers who have been suspended must submit the test, question papers and draft to the proctor and leave the test room immediately after the decision is made and only leave the test room only after 2 thirds of the allotted time of the test session;

d) Score deduction: A test taker who is reprimanded for a paper will have 25% of total score of that paper deducted; a test taker who is warned for a paper will have 50% of total score of that paper deducted; a test taker who has an answer paper with special symbol detected during the marking will be have 50% of total score of that answer paper deducted;

dd) An answer paper will be marked with 0 (zero) in the following cases: It is copied from any unauthorized handouts; the answer paper is written in two different styles of handwriting and above; the answers are written on scrap paper or other kind of paper that is not in the prescribed format;

e) Score cancellation is issued in the following cases: the test taker is suspended; the test taker writes or draws on the answer paper any content that has no relevance to the paper; the test taker allows someone to impersonate the test taker to take the exam, or engage in impersonation to take the exam for someone else; make alternation, interlineations and omission to the answer paper after submission; submit an answer paper of someone else as their own;

g) A person will be banned from taking the Vietnamese language proficiency test nationwide for the next two years if he/she commits one of the following acts of malpractice: Allow someone to impersonate the test taker to take the exam , or engage in impersonation to take the exam for someone else in any manner; cause disturbances; assault officials or other test takers.

3. For other acts of malpractice, depending on their nature and seriousness, they shall be sanctioned according to current regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IX

IMPLEMENTATION

Article 30. The Department for Quality Control

1. Take charge and cooperate with the functional units under the Ministry of Education and Training in guiding, inspecting, and certifying eligibility for administration of Vietnamese language proficiency tests of registrants, issuing Vietnamese language certificates under Vietnamese language proficiency framework for foreigners as per this Regulation; publish the list of entities eligible for administering the tests and Vietnamese language certificates under Vietnamese language proficiency framework for foreigners on the website of the MOET; inspect the test administration and award of Vietnamese language certificates of the test-administering entities.

2. Provide professional guidance so that the test-administering entities can implement this Regulation.

Article 31. Test-administering entities

1. Ensure and maintain the conditions for administering Vietnamese language proficiency tests according to the provisions in Chapter II of this Regulation.

2. Administer proficiency tests and award Vietnamese language certificates under Vietnamese language proficiency framework for foreigners as set forth in this Regulation; publish on their websites information about test periods as prescribed in point e, clause 2, Article 6 hereof.

3. Deal with receipts and payments related to Vietnamese language proficiency assessment in accordance with regulations of competent authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 27/2021/TT-BGDĐT ngày 07/10/2021 về Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.949

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.197.55
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!