THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN NHÀ GIÁO ƯU
TÚ LẦN THỨ CHÍN
Thi hành Pháp lệnh ngày 30/5/1985
của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 52/HĐBT ngày 26/4/1986 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ), căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng được Quốc hội thông
qua ngày 16/11/2003, trên cơ sở rút kinh nghiệm 8 đợt phong tặng danh hiệu vinh
dự nhà giáo từ năm 1988 đến năm 2002, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thay
mặt Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú Trung ương,
hướng dẫn việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú lần thứ 9
như sau:
I- Đối tượng:
1. Cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu
giáo, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ
thông, giáo viên công tác tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật
tổng hợp - hướng nghiệp.
2. Giáo viên các trường dạy nghề,
trường trung học chuyên nghiệp, giảng viên các trường cao đẳng, đại học, trường
Đảng, đoàn thể và các trường, học viện, cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân.
3. Cán bộ, công chức làm nhiệm vụ
quản lý trường học, học viện; chỉ đạo tại các cơ quan quản lý giáo dục và nghiên
cứu giáo dục.
Các đối tượng kể trên, nếu chưa
có quyết định nghỉ hưu và đang là cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên cơ hữu tại
các trường ngoài công lập thì cũng được xét như các đối tượng đang công tác tại
các trường công lập. Đối với cán bộ, công chức, giáo viên, giảng viên đã có quyết
định nghỉ hưu, dù đang công tác tại các trường, các cơ sở giáo dục khác cũng
không nằm trong đối tượng bình xét.
II. Tiêu
chuẩn:
A. Tiêu
chuẩn Nhà giáo nhân dân:
1. Tiêu
chuẩn:
a. Đạo đức:
Trung thành với Tổ quốc và chủ nghĩa
xã hội; yêu nghề, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục; thương yêu, chăm sóc, giáo
dục học sinh; gương mẫu, mô phạm, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh và
đồng nghiệp noi theo.
b. Có tài năng sư phạm xuất sắc,
có nhiều công lao lớn đối với sự nghiệp giáo dục của dân tộc. Cụ thể là:
- Có nhiều thành tích xuất sắc,
đóng góp có hiệu quả rõ rệt vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục.
- Trong công tác giảng dạy đạt chất
lượng và hiệu quả cao, có nhiều học sinh giỏi, có công phát hiện và bồi dưỡng
học sinh có năng khiếu, góp phần đào tạo nhân tài.
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đơn vị trở thành trường học tiên
tiến xuất sắc.
- Có nhiều sáng kiến, giải pháp,
công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy,
giáo dục (hoặc quản lý giáo dục) được Hội đồng khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước
xếp hạng từ khá trở lên.
c. Ảnh hưởng của nhà giáo:
- Có nhiều thành tích trong công
tác bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn và nghiên cứu khoa học.
- Có uy tín lớn và ảnh hưởng rộng
rãi trong ngành và trong xã hội, được đồng nghiệp thừa nhận là nhà giáo mẫu
mực, tiêu biểu; được học sinh và nhân dân kính trọng.
d. Thời gian trực tiếp giảng dạy
ít nhất 20 năm.
Đối với những trường hợp đặc biệt,
tiêu chuẩn về thời gian trực tiếp giảng dạy được vận dụng như sau:
- Được xem là đủ tiêu chuẩn về thời
gian nếu có 15 năm giảng dạy ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó
khăn (theo quy định của Thủ tướng Chính phủ).
- Cán bộ, giáo viên được điều động
đi công tác B, C trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những người giảng
dạy các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, ngoài trời thì được giảm 3 năm.
- Cán bộ, công chức đang công tác
ở các cơ quan quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục phải có ít nhất 15năm trực
tiếp giảng dạy trong số 25 năm công tác trong ngành (thời gian làm cán bộ quản
lý có tham gia giảng dạy kiêm chức không được tính là thời gian trực tiếp giảng
dạy).
2. Vận dụng
tiêu chuẩn: Có tài năng sư phạm và công lao đối với sự nghiệp giáo dục với danh
hiệu Nhà giáo nhân dân:
Để được xét tặng danh hiệu Nhà giáo
nhân dân phải là nhà giáo đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú
đủ thời gian từ 6 năm trở lên (từ năm 1998 về trước) và đạt cả 4 tiêu chuẩn của
danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Về tài năng sư phạm và công lao đối với sự nghiệp
giáo dục trong thời gian từ sau năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú
đến nay cần được xác định thể hiện rõ các yêu cầu sau:
a. Có nhiều thành tích xuất sắc,
công lao lớn đóng góp có hiệu quả rõ rệt vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo
dục.
b. Với giáo viên mầm non, tiểu học,
trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp dạy nghề: có nhiều sáng kiến, giải
pháp, công trình nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo
được Hội đồng khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh đánh giá và xếp hạng khá trở lên.
Với giảng viên các trường cao đẳng,
đại học: là chủ biên nhiều giáo trình, chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ hoặc chủ trì nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước được ứng dụng có
hiệu quả trong giảng dạy, được Hội đồng khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước đánh giá
và xếp hạng từ khá trở lên.
c.Tiếp tục giữ vững và phát huy
ảnh hưởng của Nhà giáo ưu tú, là nhà giáo đầu đàn tiêu biểu có uy tín lớn, có ảnh
hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội.
B. Tiêu
chuẩn Nhà giáo ưu tú:
1. Tiêu
chuẩn:
a. Đạo đức:
Trung thành với Tổ quốc và chủ nghĩa
xã hội, tha thiết yêu nghề, hết lòng thương yêu chăm sóc giáo dục học sinh,
gương mẫu, mô phạm.
b. Có tài năng sư phạm, có nhiều
công lao trong sự nghiệp giáo dục. Cụ thể là:
- Có chất lượng tốt trong công tác
giảng dạy, đạt hiệu quả rõ rệt, có nhiều học sinh giỏi.
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao, có nhiều đóng góp trong việc xây dựng đơn vị, trường học trở thành đơn vị
tiên tiến xuất sắc.
- Có cải tiến hoặc sáng kiến, kinh
nghiệm, hoặc công trình nghiên cứu khoa học được áp dụng đạt hiệu quả trong
công tác giảng dạy, giáo dục (hoặc quản lý giáo dục) được Hội đồng khoa học các
cấp đánh giá, xếp hạng từ khá trở lên.
c. Ảnh hưởng của nhà giáo:
- Có nhiều thành tích bồi dưỡng,
giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ nghiệp vụ.
- Có ảnh hưởng rộng rãi ở địa phương,
được học sinh, đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm.
d. Thời gian trực tiếp giảng dạy
ít nhất 15 năm.
Đối với những trường hợp đặc biệt,
tiêu chuẩn về thời gian trực tiếp giảng dạy được vận dụng như sau:
- Những người có tổng số thời gian
trực tiếp giảng dạy ít nhất 10 năm ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn (theo quy định của Thủ tướng Chính phủ).
- Cán bộ, giáo viên được điều động
đi công tác B, C trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những người giảng
dạy các nghề nặng nhọc, độc hại, ngoài trời thì được giảm 3 năm.
- Cán bộ, công chức công tác ở các
cơ quan quản lý và nghiên cứu giáo dục phải có ít nhất 10 năm trực tiếp giảng
dạy trong số 20 năm công tác trong ngành (thời gian làm cán bộ quản lý có tham
gia giảng dạy kiêm chức không được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy).
2. Vận
dụng tiêu chuẩn: Có tài năng sư phạm và công lao đối với sự nghiệp giáo dục với
danh hiệu Nhà giáo ưu tú:
Để được xét tặng danh hiệu Nhà giáo
ưu tú phải đạt cả 4 tiêu chuẩn của danh hiệu, trong đó cần xác định rõ tài năng
sư phạm và công lao đối với sự nghiệp giáo dục của từng ngành học, bậc học. Cụ
thể là:
a. Đối với cô nuôi dạy trẻ, giáo
viên mẫu giáo:
- Đánh giá trên cơ sở chất
lượng và hiệu quả nuôi dạy các cháu, thực hiện các hoạt động giáo dục với chất
lượng cao, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, góp phần thu hút trẻ đến trường;
thương yêu, chăm sóc các cháu bằng tình thương của người mẹ hiền.
- Trong nuôi dạy các cháu có sáng
kiến hoặc cải tiến để nuôi dạy cháu được tốt hơn, được tập thể sư phạm từ cấp
trường trở lên công nhận.
- Đảm bảo thực hiện xuất sắc những
mục tiêu, yêu cầu của ngành học giáo dục mầm non, góp phần xây dựng đơn vị trở
thành đơn vị tiên tiến xuất sắc của ngành học.
- Giúp đỡ, bồi dưỡng được nhiều
cô nuôi dạy trẻ giỏi, giáo viên mẫu giáo giỏi; được đồng nghiệp tín nhiệm và thừa
nhận là cô nuôi dạy trẻ giỏi, giáo viên mẫu giáo giỏi, tiêu biểu của địa phương,
được cha mẹ các cháu tín nhiệm.
- Hướng dẫn, vận động được nhiều
cha mẹ các cháu thực hiện nuôi dạy con theo phương pháp mới đạt kết quả.
- Có ít nhất 5 năm là giáo viên
giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cấp quận, huyện và cấp tỉnh, thành phố (từ năm 1999
trở đi tính theo danh hiệu giáo viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cấp tỉnh).
b. Đối với giáo viên tiểu học:
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của
bậc tiểu học, có nhiều thành tích trong công tác chống mù chữ và phổ cập giáo
dục tiểu học; trong giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao; có nhiều học sinh
xếp loại giỏi.
- Có nhiều đóng góp xây dựng đơn
vị trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc; được đồng nghiệp thừa nhận là giáo viên
giỏi tiêu biểu của bậc tiểu học ở địa phương; là nhà giáo mẫu mực, tấm gương
sáng của ngành giáo dục địa phương; được học sinh kính trọng, cha mẹ học sinh
và nhân dân tín nhiệm.
- Có nhiều thành tích giúp đỡ đồng
nghiệp phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi của
trường, của địa phương.
- Có cải tiến, hoặc sáng kiến kinh
nghiệm được áp dụng trong giảng dạy, giáo dục học sinh, được Hội đồng khoa học
ngành giáo dục từ cấp huyện trở lên công nhận.
- Có ít nhất 5 năm là giáo viên
giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cấp quận, huyện và cấp tỉnh, thành phố (từ năm 1999 trở
đi tính theo danh hiệu giáo viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cấp tỉnh).
- Đối với giáo viên ở các vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ), giáo viên là người dân tộc ít người, khi xem xét cần chú ý tinh thần khắc
phục khó khăn bám trường, bám lớp, hết lòng vì học sinh, có nhiều biện pháp,
giải pháp vận động được nhiều học sinh ra lớp, giữ vững sĩ số.
c. Đối với giáo viên bậc trung học
(trung học cơ sở, trung học phổ thông):
- Giảng dạy, giáo dục học sinh đạt
chất lượng tốt, hiệu quả cao, phát huy tính chủ động và trí thông minh của học
sinh, có học sinh đạt học sinh giỏi các cấp.
- Được đồng nghiệp thừa nhận là
giáo viên giỏi tiêu biểu của cấp học; là nhà giáo mẫu mực, là tấm gương sáng của
ngành giáo dục địa phương; được học sinh kính trọng, cha mẹ học sinh và nhân
dân tín nhiệm.
- Có nhiều thành tích trong công
tác bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi của trường, của địa phương.
- Có nhiều đóng góp xây dựng đơn
vị trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc, góp phần xây dựng, ổn định và phát triển
sự nghiệp giáo dục của địa phương.
- Có cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm,
áp dụng trong giảng dạy, trong quản lý được Hội đồng khoa học ngành giáo dục từ
cấp tỉnh trở lên đánh giá và công nhận.
- Có ít nhất 5 năm là giáo viên
giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh).
- Đối với giáo viên ở các vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ), giáo viên là người dân tộc ít người, khi xem xét cần chú ý tinh thần khắc
phục khó khăn xây dựng trường lớp, dìu dắt học sinh, có nhiều học sinh trưởng
thành đóng góp xây dựng địa phương.
d. Đối với giáo viên các trường
trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề:
- Giảng dạy đạt chất lượng và hiệu
quả cao, có nhiều đóng góp để đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo
thích ứng với sự đổi mới của nền kinh tế. Có nhiều đóng góp để đào tạo đội ngũ
cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho ngành và địa phương. Có nhiều học
sinh giỏi cả về lý thuyết, kỹ năng và tay nghề.
- Được đồng nghiệp tín nhiệm và
thừa nhận là giáo viên tiêu biểu của các trường trung học chuyên nghiệp, trường
dạy nghề của địa phương, của ngành. Bồi dưỡng nhiều giáo viên có trình độ nghiệp
vụ và tay nghề vững vàng.
- Có nhiều công lao xây dựng nhà
trường trở thành đơn vị tiên tiết xuất sắc trong nhiều năm, được học sinh tín
nhiệm.
- Có nhiều giải pháp, sáng kiến
kinh nghiệm, cải tiến được áp dụng mang lại hiệu quả, được Hội đồng khoa học từ
cấp trường trở lên đánh giá, xếp hạng.
- Có ít nhất 5 năm được công nhận
là giáo viên giỏi cấp trường trong đó có ít nhất 3 năm được công nhận là giáo
viên giỏi cấp tỉnh đối với các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề
của địa phương, hoặc được Bộ chủ quản công nhận là giáo viên giỏi cấp Bộ đối
với các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề trực thuộc các Bộ. Các
tỉnh, bộ, ngành có trường thực hiện việc công nhận danh hiệu thi đua cho cán
bộ, giáo viên theo hướng dẫn của Viện Thi đua Khen thưởng Nhà nước và của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
đ. Với giảng viên các trường cao
đẳng:
- Giảng viên đạt chất lượng và hiệu
quả cao, có đóng góp đổi mới mục tiêu nội dung chương trình, nâng cao chất lượng
giáo dục - đào tạo.
- Có bề dày thành tích trong việc
biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học, phục vụ giáo dục - đào tạo đã áp
dụng trong nhà trường, được Hội đồng khoa học từ cấp trường trở lên đánh giá,
xếp hạng.
- Có nhiều đóng góp xây dựng, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi của khoa, của trường.
- Có nhiều đóng góp trong việc hướng
dẫn sinh viên cải tiến phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học đạt kết quả,
có nhiều sinh viên giỏi.
- Có ít nhất 5 năm được công nhận
là giảng viên giỏi cấp trường trở lên (trước đây là cán bộ giảng dạy giỏi),
trong đó có ít nhất 2 năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh với các trường
thuộc tỉnh, giáo viên giỏi cấp Bộ với các trường thuộc Bộ, ngành.
e. Với giảng viên các trường đại
học:
- Giảng dạy, hướng dẫn sinh viên
nghiên cứu khoa học, thực tập đạt chất lượng và hiệu quả đào tạo cao; có nhiều
đóng góp trong đổi mới mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
- Có bề dày thành tích trong nghiên
cứu khoa học, chủ biên giáo trình, chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ,
hoặc chủ trì nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước được ứng dụng trong
giảng dạy, đã được Hội đồng khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước xếp hạng từ khá trở
lên.
- Có nhiều đóng góp xây dựng, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi của chuyên ngành, của trường.
- Có nhiều đóng góp trong việc hướng
dẫn sinh viên, học viên cải tiến phương pháp học tập; tích cực nghiên cứu khoa
học đạt thành tích cao, có nhiều sinh viên giỏi, có thành tích đóng góp đào tạo
những người giỏi cho đất nước.
- Có ít nhất 5 năm được công nhận
là giảng viên giỏi cấp trường trở lên (trước đây là cán bộ giảng dạy giỏi) trong
đó có ít nhất 1 năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh với các trường thuộc
tỉnh, giáo viên giỏi cấp Bộ với các trường thuộc Bộ, ngành.
C. Một số
điểm chung cần được chú ý khi vận dụng để xét chọn danh hiệu Nhà giáo nhân dân,
Nhà giáo ưu tú:
a. Đối với cán bộ, giáo viên đang
công tác trong ngành giáo dục được điều động đi B, C trong thời kỳ chống Mỹ cứu
nước, thời gian công tác ở chiến trường B, C được tính là thời gian trực tiếp
giảng dạy.
b. Đối với cán bộ quản lý: là cán
bộ đang công tác tại các cơ quan quản lý giáo dục (Phòng Giáo dục và Đào tạo,
Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ phận quản lý đào tạo ở các
Bộ, ngành, các trường đại học, cao đẳng), cơ quan nghiên cứu giáo dục, Hiệu trưởng,
Phó Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng.
- Phải đạt các tiêu chuẩn quy định,
có đủ thời gian trực tiếp giảng dạy 10 năm với Nhà giáo ưu tú, 15 năm đối với
Nhà giáo nhân dân, trong thời gian trực tiếp giảng dạy phải đạt số năm và cấp
giáo viên giỏi quy định theo bậc học.
- Thời kỳ công tác quản lý giáo
dục đã có những giải pháp, sáng kiến hoặc công trình nghiên cứu khoa học có tác
dụng đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý, đã tham mưu, tổ chức thực
hiện có kết quả công cuộc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục góp phần làm
cho đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng và đạt thành tích xuất sắc.
c. Hội đồng các cấp cần đặc biệt
quan tâm xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú đối với giáo
viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên
nghiệp. Do vị trí nghề nghiệp, đối với các nhà giáo ở các bậc học, cấp học này,
khi xem xét tiêu chuẩn ảnh hưởng của nhà giáo, thì chủ yếu xem xét ảnh hưởng nhà
giáo trong bậc học, cấp học ở địa phương.
d. Khi xét tặng danh hiệu vinh dự
nhà giáo, các địa phương, trường học cần quan tâm nhiều hơn tới các nhà giáo đang
trực tiếp giảng dạy, giáo viên đang công tác ở miền núi, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa và giáo viên người dân tộc ít người.
đ. Đối với giáo viên dạy xoá mù
chữ, giáo viên của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật
tổng hợp - hướng nghiệp được vận dụng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo
nhân dân - Nhà giáo ưu tú của các cấp học, bậc học tương ứng.
III. Thành
lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú các cấp:
1. Hội
đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú cấp cơ sở:
Hội đồng cấp cơ sở được hiểu là
Hội đồng ở nhà trường của các bậc học, cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân,
Hội đồng ở các cơ quan quản lý giáo dục (Phòng Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục
- Đào tạo, cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hội đồng ở các đơn vị nghiên cứu
giáo dục; Hội đồng cấp cơ sở do Hiệu trưởng, Thủ trưởng đơn vị ra quyết định
thành lập.
Thành phần Hội đồng cấp cơ sở quy
định như sau:
a. Đối với trường mầm non, trường
tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường bổ túc văn
hóa, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, trung tâm giáo dục
thường xuyên;
Hiệu trưởng, giám đốc làm chủ tịch,
chủ tịch công đoàn làm phó chủ tịch, phó Hiệu trưởng, phó giám đốc, tổ trưởng
chuyên môn, đại diện giáo viên giỏi và Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú (nếu
có) làm uỷ viên.
b. Đối với trường trung học
chuyên nghiệp, trường dạy nghề:
Hiệu trưởng làm chủ tịch, chủ tịch
công đoàn làm phó chủ tịch, phó Hiệu trưởng, trưởng bộ môn (hoặc trưởng khối),
trưởng phòng - ban, đại diện giáo viên giỏi và Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu
tú (nếu có) làm uỷ viên.
c. Đối với các trường cao đẳng,
đại học, các trường thành viên thuộc đại học quốc gia hoặc đại học khu vực:
Hiệu trưởng làm chủ tịch, chủ tịch
công đoàn làm phó chủ tịch, phó Hiệu trưởng, chủ nhiệm khoa, phụ trách các phòng,
ban chức năng có liên quan, đại diện giảng viên giỏi, Nhà giáo nhân dân - Nhà
giáo ưu tú (nếu có) làm uỷ viên.
d. Đối với các cơ quan quản lý giáo
dục, nghiên cứu giáo dục.
Thủ trưởng cơ quan làm chủ tịch,
chủ tịch công đoàn làm phó chủ tịch, phụ trách các đơn vị hoặc phòng - ban chức
năng trực thuộc, đại diện giáo viên giỏi, giảng viên giỏi, đại diện Nhà giáo
nhân dân - Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm uỷ viên.
2. Hội
đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú cấp huyện, quận, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Hội đồng cấp huyện).
Hội đồng cấp huyện xét tặng danh
hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú đối với các nhà giáo được Hội đồng cấp
cơ sở ở các trường thuộc giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ
sở, trường bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp,
trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc huyện (quận, thị xã) quản lý do Uỷ ban
nhân dân huyện (quận, thị xã) ra quyết định thành lập.
Thành phần Hội đồng cấp huyện gồm:
Trưởng phòng giáo dục - đào tạo
làm chủ tịch, chủ tịch công đoàn giáo dục huyện làm phó chủ tịch, phó trưởng phòng
giáo dục - đào tạo, phụ trách ngành học, tổ chức cán bộ, đại diện giáo viên
giỏi Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm ủy viên.
3. Hội đồng
xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú của Đại học Quốc gia, Đại
học khu vực (gọi tắt là Hội đồng ĐHQG, ĐHKV)
Hội đồng của ĐHQG, ĐHKV xét tặng
danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú đối với các nhà giáo được Hội đồng
cấp cơ sở ở các trường thành viên đề nghị do giám đốc ĐHQG, ĐHKV ra quyết định
thành lập.
Thành phần Hội đồng của ĐHQG, ĐHKV
gồm:
Giám đốc hoặc Phó Giám đốc thường
trực làm chủ tịch, chủ tịch công đoàn làm phó chủ tịch, các phó giám đốc đại
học, các hiệu trưởng thành viên, trưởng các ban: đào tạo, tổ chức cán bộ, thanh
tra, tổng hợp; đại diện Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú và giảng viên giỏi
làm ủy viên.
4. Hội đồng
xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (gọi tắt là Hội đồng cấp tỉnh).
Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh
hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú đối với các nhà giáo được Hội đồng cấp huyện
và Hội đồng cấp cơ sở ở các trường, đơn vị trực thuộc đề nghị, do Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập.
Thành phần Hội đồng cấp tỉnh gồm:
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
làm chủ tịch, chủ tịch công đoàn giáo dục tỉnh, thành phố làm phó chủ tịch, các
phó giám đốc, các trưởng phòng phụ trách bậc học, tổ chức cán bộ, thanh tra, tổng
hợp, đại diện thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng ngành giáo dục, đại diện
giáo viên giỏi, giảng viên giỏi, Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú làm uỷ
viên.
5. Hội đồng
xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú cấp Bộ, ngành (gọi tắt là
Hội đồng cấp Bộ).
Hội đồng cấp Bộ xét tặng danh hiệu
Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú đối với các nhà giáo được Hội đồng cấp dưới
ở các trường học, các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành đề nghị, do Bộ trưởng ra quyết
định thành lập.
Thành phần Hội đồng cấp Bộ gồm:
Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng thường
trực làm chủ tịch, chủ tịch công đoàn ngành hoặc Vụ trưởng Vụ TCCB (ở những
ngành không có công đoàn ngành dọc) làm Phó Chủ tịch, thủ trưởng các cơ quan
chức năng có liên quan, đại diện giáo viên giỏi, giảng viên giỏi, Nhà giáo nhân
dân - Nhà giáo ưu tú làm uỷ viên.
6. Hội đồng
xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú Trung ương
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà
giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú Trung ương được thành lập và hoạt động theo quy định
tại Nghị định số 52/HĐBT ngày 26/4/1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ).
7. Một số
quy định chung đối với Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo
ưu tú các cấp:
a. Số giáo viên giỏi, giảng viên
giỏi, Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú tham gia Hội đồng phải bằng 1/3 tổng
số thành viên của Hội đồng mỗi cấp.
b. Các cuộc họp của Hội đồng được
coi là hợp lệ khi ít nhất có sự tham dự của 2/3 số thành viên của Hội đồng có
trong quyết định.
c. Các nhà giáo được Hội đồng cấp
dưới đề nghị lên Hội đồng cấp trên xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà
giáo ưu tú phải có số phiếu tán thành ít nhất bằng 2/3 tổng số thành viên Hội
đồng có trong quyết định.
d. Hội đồng xét tặng danh hiệu nhà
giáo ở mỗi cấp có một tổ thư ký hoặc ban thư ký giúp việc, do chủ tịch Hội đồng
ra quyết định thành lập.
IV. Quy
trình xét chọn danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú các cấp
Quy định qua 4 bước sau:
Bước 1: Cán bộ, giáo viên giới thiệu và bỏ phiếu tín nhiệm.
Bước 2: Hội đồng sơ duyệt.
Bước 3: Công bố kết quả sơ duyệt và tổ chức thăm dò dư luận.
Bước 4: Hội đồng xét duyệt và bỏ phiếu tán thành.
Cụ thể là:
1. Đối
với Hội đồng cấp cơ sở.
a. Bước 1: Giới thiệu và bỏ phiếu
tín nhiệm.
- Họp toàn thể cán bộ, giáo viên
trong đơn vị nghiên cứu quán triệt Thông tư hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nhà giáo
nhân dân - Nhà giáo ưu tú lần thứ 9.
- Trên cơ sở nắm vững đối tượng,
tiêu chuẩn, quy trình xét chọn, tổ chức cho cán bộ, giáo viên tự giới thiệu và
giới thiệu công khai những người có đủ tiêu chuẩn.
- Toàn thể cán bộ, giáo viên trong
đơn vị trao đổi thành tích, công lao của từng người, so sánh, đối chiếu với
tiêu chuẩn và bỏ phiếu tín nhiệm. Kết quả kiểm phiếu tín nhiệm được công bố công
khai trong đơn vị.
- Cả nhà giáo được Hội đồng cấp
cơ sỏ đưa vào danh sách xét chọn là những người phải đạt từ 60% số phiếu tín nhiệm
của cán bộ, giáo viên trở lên.
- Đối với các trường cao đẳng, đại
học có quy mô lớn thì tổ chức cho cán bộ, giảng viên bỏ phiếu tín nhiệm tại các
khoa.
b. Bước 2: Hội đồng sơ duyệt
Họp Hội đồng xem xét, trao đổi thành
tích công lao của từng người, xem xét những ý kiến đóng góp, đánh giá của cán
bộ, giáo viên ở bước 1, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếu sơ duyệt.
c. Bước 3: Công bố kết quả sơ duyệt
và tổ chức thăm dò dư luận
Hội đồng công bố kết quả sơ duyệt
trong toàn đơn vị, tổ chức thăm dò dư luận trong cán bộ cốt cán, ban chấp hành
công đoàn, ban chấp hành đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Thăm dò dư luận trong đại diện
cha mẹ học sinh (hoặc ban đại diện cha mẹ học sinh) đối với trường mầm non, trường
phổ thông, trong đại diện học sinh, sinh viên đối với trường bổ túc văn hoá, trung
tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung
học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường cao đẳng, đại học.
Đối với các trường cao đẳng, đại
học có quy mô lớn, thì tổ chức thăm dò dư luận ở các khoa.
d. Bước 4: Hội đồng bỏ phiếu
tán thành.
Trên cơ sở danh sách đã sơ duyệt
và kết quả thăm dò dư luận, Hội đồng họp xem xét và bỏ phiếu tán thành. Danh
sách bỏ phiếu tán thành là danh sách đã bỏ phiếu sơ duyệt hoặc Hội đồng ấn định
đưa vào danh sách những nhà giáo đã đạt số phiếu nhất định khi sơ duyệt. Kết
quả bỏ phiếu tán thành được công bố trong toàn đơn vị.
Các nhà giáo có số phiếu đạt từ
2/3 tổng số thành viên Hội đồng (tổng số thành viên theo quyết định thành lập Hội
đồng) trở lên được hoàn chỉnh hồ sơ và đưa vào danh sách đề nghị của Hội đồng
cấp trên.
Hồ sơ của Hội đồng cấp cơ sở gửi
lên Hội đồng cấp trên được quy định như sau:
- Các trường thuộc giáo dục mầm
non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường bổ túc văn hoá, trung tâm dạy
nghề thuộc huyện (quận, thị xã), hồ sơ gửi lên Hội đồng cấp huyện.
- Các trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường
xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trường chính trị trực thuộc
các tỉnh, thành phố, hồ sơ gửi lên Hội đồng cấp tỉnh.
- Các trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trực thuộc Bộ, hồ sơ gửi lên Hội đồng Bộ chủ quản
(kèm theo ý kiến đánh giá việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước và của UBND tỉnh, thành phố nơi trường đóng).
- Các trường thành viên thuộc Đại
học quốc gia, Đại học khu vực, hồ sơ gửi lên Hội đồng ĐHQG, Hội đồng ĐHKV.
- Các trường Đảng, đoàn thể ở Trung
ương hồ sơ gửi về Hội đồng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đối
với Hội đồng cấp huyện, Hội đồng Đại học khu vực, Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng
cấp Bộ và Hội đồng của ĐHQG:
a. Bước 1: Lập danh sách và hồ
sơ:
- Trên cơ sở danh sách đề nghị của
Hội đồng cấp dưới, kiểm tra và lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn (có đủ
60% số phiếu tín nhiệm của cán bộ, giáo viên, có số phiếu tán thành đạt từ 2/3
tổng số thành viên Hội đồng trở lên của mỗi cấp) trình Hội đồng.
- Lập hồ sơ gửi tới mỗi thành viên
của Hội đồng để nghiên cứu trước.
b. Bước 2: Hội đồng sơ duyệt.
- Họp Hội đồng đối chiếu với tiêu
chuẩn để xem xét, so sánh, trao đổi thành tích, công lao của từng nhà giáo
trong danh sách.
- Hội đồng bỏ phiếu sơ duyệt.
c. Bước 3: Công bố kết quả sơ duyệt
và tổ chức thăm dò dư luận
Hội đồng công bố kết quả sơ duyệt
và tổ chức thăm dò dư luận theo quy định như sau:
- Hội đồng cấp huyện: Công bố kết
quả sơ duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các Hội đồng cấp cơ sở, bằng công văn
thông báo lấy ý kiến.
- Hội đồng của Đại học khu vực:
Công bố kết quả sơ duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các trường, đơn vị trực thuộc
Đại học khu vực bằng niêm yết công khai và công văn thông báo lấy ý kiến.
- Hội đồng cấp tỉnh: Công bố kết
quả sơ duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các phòng giáo dục - đào tạo huyện (quận
- thị xã) bằng công văn thông báo lấy ý kiến.
- Hội đồng cấp Bộ: Công bố kết quả
sơ duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các Hội đồng cấp cơ sở trực thuộc Bộ bằng
công văn thông báo lấy ý kiến.
- Hội đồng của Đại học quốc gia:
Công bố kết quả sơ duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các trường, đơn vị trực thuộc
ĐHQG bằng niêm yết công khai và công văn thông báo lấy ý kiến.
d. Bước 4: Hội đồng bỏ phiếu
tán thành.
- Trên cơ sở danh sách đã sơ duyệt,
kết quả thăm dò dư luận, Hội đồng họp xem xét, cân nhắc và bỏ phiếu tán thành.
Danh sách bỏ phiếu tán thành là danh sách đã bỏ phiếu sơ duyệt hoặc Hội đồng ấn
định đưa vào danh sách những nhà giáo đã đạt số phiếu nhất định khi sơ duyệt.
Các nhà giáo có số phiếu đạt từ
2/3 tổng số thành viên Hội đồng (theo quyết định thành lập) trở lên mới được đưa
vào danh sách đề nghị lên Hội đồng cấp trên.
- Hoàn chỉnh hồ sơ cá nhân, hồ sơ
của Hội đồng đề nghị lên Hội đồng cấp trên.
V. Hồ sơ
đề nghị tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú
1. Hồ sơ
cá nhân được quy định như sau:
a. Bản khai thành tích Nhà giáo
nhân dân (xem mẫu M1A) có dán ảnh 3 x 4.
b. Bản khai thành tích Nhà giáo
ưu tú (theo mẫu M1B) có dán ảnh 3 x 4.
c. Bản khai sáng kiến, giáo trình,
giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học của Nhà giáo nhân dân (theo mẫu M2A).
d. Bản khai kinh nghiệm, cải tiến,
sáng kiến của Nhà giáo ưu tú thuộc giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng
hợp - hướng nghiệp, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (theo mẫu M2B1).
đ. Bản khai cải tiến, sáng kiến,
giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học của Nhà giáo ưu tú thuộc giáo dục
đại học, cao đẳng (theo mẫu M2B2).
e. Đối với danh hiệu Nhà giáo nhân
dân:
Kèm theo bản khai theo mẫu M2A có
1 bản tóm tắt nội dung sáng kiến, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học để
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo được Hội đồng khoa học cấp Bộ công nhận
và xếp hạng từ khá trở lên, đã được phổ biến áp dụng từ sau năm được phong tặng
danh hiệu Nhà giáo ưu tú, kèm theo ý kiến đánh giá, xác nhận của Hội đồng khoa
học cấp Bộ (theo mẫu M2A1).
g. Đối với danh hiệu Nhà giáo
ưu tú:
Bản khai kinh nghiệm, cải tiến,
sáng kiến, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học theo mẫu M2B1. M2B2 phải có
ý kiến xác nhận của Hội đồng khoa học sở giáo dục và đào tạo hoặc Hội đồng khoa
học trường trực thuộc Bộ.
2. Hồ sơ
của Hội đồng cấp dưới đề nghị lên Hội đồng cấp trên gồm có:
a. Danh sách đề nghị xét tặng danh
hiệu Nhà giáo nhân dân (theo mẫu M3A)
b. Danh sách đề nghị xét tặng danh
hiệu Nhà giáo ưu tú (theo mẫu M3B).
c. Biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo
nhân dân (theo mẫu M4A).
d. Biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo
ưu tú (theo mẫu M4B)
đ. Tờ trình đề nghị xét tặng
danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú có ý kiến xác nhận của UBND cùng
cấp (theo mẫu M5).
e. Báo cáo quá trình tổ chức xét
chọn danh hiệu nhà giáo (theo mẫu M6).
g. Biên bản thăm dò dư luận
h. Quyết định thành lập Hội đồng.
i. Hồ sơ cá nhân của các nhà giáo
được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo (mẫu M1A, M1B, M2A, M2A1, M2B1, M2B2).
(Các biểu mẫu hồ sơ đính kèm
theo Thông tư này)
VI. Thời
gian tiến hành
Để kịp trình Chính phủ và Chủ tịch
nước ra quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà giáo trước ngày Nhà giáo Việt
Nam 20 - 11, việc xét tặng danh hiệu vinh dự nhà giáo của các địa phương và bộ,
ngành phải đảm bảo thời gian theo quy định sau:
- Ngày 04/6/2004 là hạn cuối cùng
của Hội đồng cấp tỉnh, đơn vị và trường thuộc Bộ nộp hồ sơ lên Hội đồng cấp Bộ;
- Ngày 02/7/2004 là hạn cuối cùng
của Hội đồng cấp Bộ, Hội đồng ĐHQG nộp hồ sơ lên Hội đồng xét tặng danh hiệu
Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú Trung ương.
(Tại Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào
tạo - 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội - Tel: 04-8692013).
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương
nắm vững tinh thần hướng dẫn của Thông tư này để vận dung và có văn bản hướng
dẫn riêng phù hợp với ngành và địa phương, chỉ đạo các cấp thực hiện đúng các
nội dung và tiến độ thời gian nêu trên để việc xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà
giáo lần thứ 9 đạt kết quả tốt.
BẢN KHAI TÓM TẮT THÀNH TÍCH NHÀ GIÁO
NHÂN DÂN
I - Sơ lược tiểu sử bản thân
1- Họ và tên:..................................................
Nam, Nữ:.............................................
2- Ngày,
tháng, năm sinh:...........................................................................................
3- Nguyên
quán:.........................................................................................................
4- Trú quán:
................................................................................................................
5- Dân tộc:
.................................................................................................................
6- Nơi công
tác: .........................................................................................................
7- Chức vụ
hiện nay:
...................................................................................................
8- Trình độ
đào tạo:................................................... Chuyên
ngành:.........................
9- Ngày vào
ngành giáo dục:
....................................................................................
10- Số năm
trực tiếp giảng dạy (ghi rõ thời gian):.....................................................
........
..........................................................................................................................
11- Năm được
phong tặng danh hiệu NGƯT:.............................................................
12- Số năm
đạt giáo viên giỏi sau khi được phong tặng danh hiệu NGƯT (ghi số năm và từng
năm; gửi kèm bản sao quyết định hoặc giấy chứng nhận):
a) Cấp
trường: (trước năm 1999).................... năm, gồm các
năm:...........................
b) Cấp huyện
(đối với GDMN, Tiểu học).................. năm, gồm các năm:...............
c) Cấp cơ sở
(từ sau năm 1999):................... năm, gồm các
năm:............................
d) Cấp tỉnh,
Bộ:...................... năm, gồm các năm:...................................................
13- Kỷ luật
(thời gian, hình thức, lý
do):..................................................................
..................................................................................................................................
II. Quá trình công tác trong ngành giáo dục
(Ghi
rõ từng quá trình)
Thời gian
|
Nhiệm vụ được giao, chức vụ, nơi công tác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Từ năm được
phong tặng danh hiệu NGƯT đến nay
Thời gian
|
Nhiệm vụ được giao, chức vụ, nơi công tác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III- Những thành tích đạt được đối với tiêu chuẩn NGND:
1- Đạo đức:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2- ảnh hưởng
của Nhà giáo đối với học sinh, đồng nghiệp, với ngành và xã hội:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3- Tài năng
sư phạm và công lao đối với sự nghiệp GD-ĐT:
(Từ năm được
phong tặng danh hiệu NGƯT đến nay)
* Thành tích
đóng góp đổi mới sự nghiệp GD-ĐT:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
* Bồi dưỡng
học sinh giỏi - Đào tạo nhân tài:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
* Sáng kiến,
giáo trình biên soạn, giải pháp, công trình NCKH phục vụ GD-ĐT: (tên, năm, hội
đồng khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước đánh giá xếp hạng - gửi kèm bản sao biên bản
nghiệm thu):
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
* Đóng góp
xây dựng đơn vị:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
* Đóng góp
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
* Ảnh hưởng,
uy tín của Nhà giáo Ưu tú trong ngành, trong xã hội:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày............ tháng..........năm 200........
Xác nhận, đánh giá của đơn vị
|
Người khai
(ký tên)
|
Mẫu M2A
(Phải
viết tay)
BẢN KÊ KHAI
SÁNG KIẾN,
GIẢI PHÁP, GIÁO TRÌNH, CÔNG TRÌNH NCKH CỦA NHÀ GIÁO NHÂN DÂN
Họ và tên:
..............................................................................................................
Đơn vị công
tác:....................................................................................................
Năm
|
Tên - Nội dung chính
|
Cấp đánh giá Xếp hạng
|
|
I- Sáng
kiến, giải pháp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II-
Giáo trình (kê khai giáo trình chủ biên)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III-
Công trình NCKH
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày............ tháng..........năm 200........
Đánh giá và xác nhận của Sở GD-ĐT, của trường trực thuộc Bộ
|
Người khai
(ký tên)
|
Mẫu M2A
(Phải
viết tay)
TÓM TẮT NỘI DUNG
Sáng kiến công trình NCKH của Nhà
giáo nhân dân được Hội đồng khoa học cấp Bộ, đánh giá, xếp hạng
(Từ
sau năm nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú)
Họ và
tên:..................................................................................................................
Đơn vị công
tác:........................................................................................................
I. Sáng
kiến:
- Tên sáng kiến:..........................................................................................................
- Năm thực
hiện:
........................................................................................................
- Nội dung
sáng kiến: .................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Hiệu quả
chung và hiệu quả trong
GD-ĐT:.............................................................
...................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
II. Công
trình NCKH:
- Tên đề tài:
................................................................................................................
....................................................................................................................................
- Năm thực
hiện:
.........................................................................................................
- Nội dung
đề tài (tóm tắt):
........................................................................................
.....................................................................................................................................
- Năm nghiệm
thu:
.....................................................................................................
- Cấp nghiệm
thu, đánh giá:.......................................................................................
- Văn bản
nghiệm thu:
...............................................................................................
- Hiệu quả
áp dụng chung của đề tài: ........................................................................
....................................................................................................................................
- Hiệu quả
áp dụng trong GD-ĐT của đề tài: ............................................................
...................................................................................................................................
Ngày............ tháng..........năm 200........
Xác nhận của Sở GD-ĐT, của trường trực thuộc Bộ
|
Người khai
(ký tên)
|
Mẫu M3A
(Phải
đánh máy)
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGND-NGƯT
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH
HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN
Đơn vị:................
Tỉnh, Bộ:............
|
(Kèm theo Tờ trình số:........ ngày......../........./ 200..... của.................)
(Dành riêng cho các Hội đồng: Danh sách xếp theo thứ tự số phiếu đạt
được)
|
|
Số TT
|
Họ và tên, năm sinh, quê quán, chức vụ,
nơi công tác
|
Trình độ được đào tạo
|
Nữ
|
Dân tộc
|
Năm vào ngành
|
Số năm giảng dạy
|
Số SK, G.trình, giải pháp, công trình nckh
|
Số năm GV giỏi
|
Số phiếu đạt
|
|
Quần chúng %
|
Hội đồng huyện (trường)
|
Hội đồng tỉnh ĐHKV
|
Hội đồng Bộ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày............ tháng..........năm 200........
Xác nhận của UBND địa phương
|
Chủ tịch Hội đồng xét tặng Danh hiệu NGND-NGƯT
(ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu M4A
(Phải
viết tay)
BẢN KHAI TÓM TẮT THÀNH TÍCH NHÀ GIÁO ƯU TÚ
I- Sơ lược tiểu sử bản thân
1- Họ và tên:..................................................
Nam, Nữ:.............................................
2- Ngày, tháng, năm sinh:...........................................................................................
3- Nguyên
quán:.........................................................................................................
4- Trú quán:
................................................................................................................
5- Dân tộc:
.................................................................................................................
6- Nơi công tác: .........................................................................................................
7- Chức vụ hiện nay:
...................................................................................................
8- Trình độ đào tạo:...................................................
Chuyên ngành:.........................
9- Ngày vào ngành giáo dục:
....................................................................................
10- Số năm trực tiếp giảng dạy
(ghi rõ thời gian):.....................................................
........
..........................................................................................................................
11- Số năm đạt giáo viên giỏi
(ghi số năm và từng năm; gửi kèm bản sao quyết định hoặc giấy chứng nhận):
a) Cấp trường: (trước năm
1999).................... năm, gồm các năm:...........................
b) Cấp huyện (đối với GDMN,
Tiểu học).................. năm, gồm các năm:...............
c) Cấp cơ sở (từ sau năm
1999):................... năm, gồm các năm:............................
d) Cấp tỉnh, TP,
Bộ:...................... năm, gồm các
năm:............................................
12. Số năm đạt CSTĐ (ghi số năm
và từng năm, gửi kèm theo bản sao quyết định hoặc giấy chứng nhận:
a) Cấp huyện và tương
đương....................... năm, gồm các năm:..........................
b) Cấp cơ sở (từ sau năm
1999):................... năm, gồm các năm:............................
c) Cấp tỉnh, TP,
Bộ:...................... năm, gồm các năm:............................................
13- Kỷ luật (thời gian, hình
thức, lý do):..................................................................
..................................................................................................................................
II. Quá trình công tác trong ngành giáo dục
(Ghi
rõ từng quá trình)
Thời gian
|
Nhiệm vụ được giao, chức vụ, nơi công tác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III- Những thành tích đạt được đối với tiêu chuẩn NGƯT:
1- Đạo đức:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2- ảnh hưởng của Nhà giáo đối
với học sinh, đồng nghiệp, với ngành và xã hội:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3- Tài năng sư phạm và công lao
đối với sự nghiệp GD-ĐT:
a) Chất lượng, hiệu quả giảng
dạy:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
b) Đóng góp đổi mới mục tiêu,
nội dung, chương trình đào tạo từ năm 1987 đến nay (Đối với THCN, DN, CĐ, ĐH)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
c) Bồi dưỡng học sinh giỏi (số
lượng học sinh giỏi các cấp)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
d) Cải tiến, sáng kiến, kinh
nghiệm, giáo trình, công trình NCKH phục vụ GD-ĐT: (tên - Năm áp dụng - Cấp
đánh giá, xếp loại, gửi kèm bản sao biên bản nghiệm thu):
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
e) Giáo trình biên soạn, công
trình NCKH phục vụ GD (đối với THCN, DN , CĐ, ĐH): (Tên - Năm, - Cấp Hội đồng
khoa học đánh giá, xếp loại, gửi kèm bản sao biên bản nghiệm thu):
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
g) Số năm đạt giáo viên giỏi:
(Ghi rõ cấp và năm công nhận):
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
h) Đóng góp xây dựng đơn vị:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
i) Đóng góp bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên giỏi:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày............ tháng..........năm 200........
Xác nhận, đánh giá của đơn vị
|
Người khai
(ký tên)
|
Mẫu M2B1
(Phải
viết tay)
BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP,
CẢI TIẾN SÁNG KIẾN CỦA NHÀ GIÁO ƯU TÚ
Đối
với: GD mầm non, Tiểu học, THCS, THPT,GDTX, THCN-DN
Họ và tên:
..............................................................................................................
Đơn vị công
tác:....................................................................................................
Năm
|
Tên - Nội dung chính
|
Cấp đánh giá Xếp hạng
|
|
I- Kinh
nghiệm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II-
Giải pháp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III-
Sáng kiến, cải tiến
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV-
Công trình NCKH
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày............ tháng..........năm 200........
Đánh giá và xác nhận của Sở GD-ĐT, của trường trực thuộc Bộ
|
Người khai
(ký tên)
|
Mẫu M2B2
(Phải
viết tay)
BẢN KÊ KHAI GIÁO TRÌNH, CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NHÀ GIÁO ƯU TÚ
Đối
với: Cao đẳng, Đại học
Họ và tên:
..............................................................................................................
Đơn vị công
tác:....................................................................................................
Năm
|
Tên - Nội dung chính
|
Cấp đánh giá Xếp hạng
|
|
I-
Giáo trình
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II-Công
trình NCKH
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày............ tháng..........năm 200........
Đánh giá và xác nhận của Sở GD-ĐT, của trường trực thuộc Bộ
|
Người khai
(ký tên)
|
Mẫu M3B
(Phải
đánh máy)
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGND-NGƯT
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH
HIỆU NHÀ GIÁO ƯU TÚ
Đơn vị:.............
Tỉnh, Bộ:...........
|
(Kèm theo Tờ trình số:........ ngày......../........./ 200..... của.................)
(Dành
riêng cho các Hội đồng: Danh sách xếp theo thứ tự số phiếu đạt được)
|
Số TT
|
Họ và tên, năm sinh, quê quán, chức vụ,
nơi công tác
|
Trình độ được đào tạo
|
Nữ
|
Dân tộc
|
Năm vào ngành
|
Số năm giảng dạy
|
Số cải tiến, SK KN, G.trình, công
trình nckh
|
Số năm GV giỏi
|
Số phiếu đạt
|
Quần chúng %
|
Hội đồng huyện (trường)
|
Hội đồng tỉnh ĐHKV
|
Hội đồng Bộ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày............ tháng..........năm 200........
Xác nhận của UBND địa phương
|
Chủ tịch Hội đồng xét tặng Danh hiệu NGND-NGƯT
(ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu M4B
(Phải
viết tay)
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGND-NGƯT
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Đơn vị:........................
Tỉnh, Bộ:.....................
|
Ngày...........tháng......... năm 200.........
|
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU BẦU NHÀ GIÁO ƯU TÚ
1- Hội đồng xét tặng danh hiệu NGND-NGƯT..................................................
được thành lập theo Quyết định số:............ ngày........../.........../
200........ của .............................
2- Hội đồng họp ngày........../........../
200........... bầu NGƯT.
3. Số thành viên được bầu vào ban
kiểm phiếu:................... người, gồm các ông bà sau:
- Trưởng ban kiểm phiếu:..........................................................................................
- Các uỷ viên: *
1:.....................................................................................................
* 2:
.....................................................................................................
* 3:
.....................................................................................................
* 4:
.....................................................................................................
* 5:
.....................................................................................................
4- Tổng số thành viên trong Hội
đồng theo quyết định:.............................. người.
- Số thành viên Hội đồng tham gia
bỏ phiếu:.............................................. người.
- Số thành viên Hội đồng không tham
gia bỏ phiếu:................................... người.
Lý
do:.....................................................................................................................
...............................................................................................................................
- Số phiếu phát cho các thành viên
Hội đồng:...................................... phiếu
- Số phiếu hợp lệ:..................................................................................
phiếu.
- Số phiếu không hợp
lệ:....................................................................... phiếu.
5- Số nhà giáo trong danh sách bỏ
phiếu xét tặng danh hiệu NGƯT:.............. người.
6- Kết quả kiểm phiếu bầu NGƯT:
(Ghi đủ số nhà giáo trong danh sách
bỏ phiếu, xếp thứ tự theo số phiếu từ cao - thấp)
Số TT
|
Họ và tên
Năm sinh
|
Chức vụ - Nơi công tác
|
Số phiếu đạt
|
Tỷ lệ %*
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(* Tỷ lệ = Số phiếu đạt/
Tổng số thành viên trong quyết định thành lập Hội đồng )
7- Số nhà giáo có phiếu đạt từ 2/3
tổng số thành viên Hội đồng trở lên:............. người.
Các uỷ viên ban kiểm phiếu
(Ký tên)
|
Trưởng ban kiểm phiếu
(Ký tên)
|
Mẫu M5B
(Phải
đánh máy)
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGND-NGƯT
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Đơn vị:........................
Tỉnh, Bộ:.....................
|
Ngày...........tháng......... năm 200.........
|
TỜ TRÌNH
Đề nghị phong tặng danh hiệu
NGƯT lần thứ 9
Kính gửi: Hội đồng xét tặng danh
hiệu NGND - NGƯT
......................................................................
1. Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng
cấp dưới, Hội đồng........................................... đã họp ngày.............
tháng.......... năm 200...... đối chiếu với tiêu chuẩn, xét duyệt và đề nghị
phong tặng danh hiệu: Nhà giáo Ưu túcho..................người.
Trong quá trình xét tặng danh hiệu
lần thứ 9, Hội đồng chúng tôi bảo đảm xét chọn đúng đối tượng, tiêu chuẩn và
quy trình đã quy định trong thông tư số ......./....../TT/BGD&ĐT
ngày........./....../ 200.......
2. Số lượng Nhà giáo đề nghị phong
tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú:....................
(Có danh sách kèm theo)
Những nhà giáo được đề nghị trên
là những nhà giáo tiêu biểu thuộc các ngành học (chuyên ngành) của địa phương
(trường). Trình Hội đồng xét duyệt.
Ý kiến xác nhận của UBND địa phương
|
TM. Hội đồng xét tặng danh hiệu NGND- NGƯT
Chủ tịch
|
Mẫu M7B
(Phải
đánh máy)
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGND-NGƯT
..........................................................
TÓM TẮT HỒ SƠ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ XÉT
TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO ƯU TÚ
Đơn vị:....................
Họ và tên, năm sinh, quê quán, chức vụ,
nơi công tác
|
Trình độ được đào tạo
|
Nữ
|
Dân tộc
|
Thời gian công tác
|
SK, giải pháp, giáo trình, công trình NCKH
|
Số năm GV giỏi
|
Bằng khen CP, HCLĐ, HCĐL
|
Số phiếu đạt
|
Năm vào ngành
|
Số năm trực tiếp giảng dạy
|
Quần chúng %
|
Hội đồng tỉnh(trường)
|
Hội đồng Bộ
|
Hội đồng TW
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tóm tắt
thành tích:
Ngày............ tháng..........năm 200........
TM. Ban Thư ký
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Chủ tịch Hội đồng xét tặng Danh hiệu NGND-NGƯT
(ký tên, đóng dấu)
|