HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 15/2011/NQ-HĐND
|
Quảng Bình, ngày 18 tháng 10 năm 2011
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
GIAI ĐOẠN 2011-2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHOÁ XVI , KỲ HỌP THỨ 3 (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất
đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Nhà
ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định
số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Quyết định
76/2004/QĐ-TTg ngày 6 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định
hướng phát triển nhà ở đến năm 2020;
Qua xem xét dự
thảo Nghị quyết kèm theo Tờ trình số 1978/TTr-UBND ngày 15 tháng 10
năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về
việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2011-2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh
và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2011-2020.
(Có Chương
trình kèm theo).
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị
quyết này. Trong quá trình thực hiện nếu có
những vấn đề phát sinh, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Thường trực Hội đồng
nhân dân tỉnh, Ban Kinh tế và ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, giải
quyết và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng
nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện
Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể
từ ngày thông qua.
Nghị quyết này
đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khoá XVI, kỳ họp thứ 3 (Kỳ họp chuyên đề) thông qua ngày 18
tháng 10 năm 2011.
Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội;
- Chính phủ;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;
- Bộ Xây dựng;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, TP;
- Báo Quảng Bình, Đài PTTH Quảng Bình;
- Trung tâm Công báo tỉnh; Website tỉnh;
- Lưu : VT VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
|
CHỦ TỊCH
Lương Ngọc Bính
|
CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN
2011-2020
(Kèm theo Nghị Quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 18
tháng 10 năm 2011 của HĐND tỉnh Quảng Bình)
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1.1. Mục tiêu tổng quát
Đáp ứng đủ nhu cầu
nhà ở của nhân dân, giảm dần tiến tới xóa bỏ hộ không có nhà ở, hộ có khó khăn
về nhà ở; giảm dần nhà tạm, thiếu
kiên cố; nâng cao dần chất lượng cuộc sống, chất lượng và mức độ tiện nghi của
nhà ở; góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc, hiện đại, cải
thiện bộ mặt kiến trúc đô thị; bước đầu hình thành quỹ nhà ở, hình thành và
phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn; tạo động lực phát triển đô thị
và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế-xã hội nhằm thực hiện có kết quả các mục tiêu của Nghị quyết
Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
(KT-XH) tỉnh Quảng Bình đến 2020.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a.Giai đoạn
2011-2015
Phấn đấu đến năm
2015 diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 21,3m2, trong đó đô thị
đạt 30m2, nông thôn đạt 19,5m2.
Đến năm 2015, giải
quyết tối thiểu 60% số học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố có nhu cầu được
thuê nhà để ở, diện tích ở tối thiểu đạt 4m2/sinh viên (tương đương
7,6m2 sàn xây dựng); 50% số công nhân có nhu cầu được thuê nhà để ở,
diện tích sàn tối thiểu đạt 12m2 /người; giải quyết cơ bản nhà ở cho
các hộ thu nhập thấp ở đô thị, mỗi căn hộ tối thiểu 70m2.
Đến năm 2015 phấn
đấu diện tích sàn nhà chung cư chiếm 5% trên tổng số diện tích sàn nhà xây dựng
mới.
Nâng cao tỉ lệ nhà
kiên cố cả ở khu vực đô thị và nông thôn đạt tỉ lệ 80%-85%, giảm tỷ lệ nhà bán
kiên cố, thiếu kiên cố xuống dưới 20%; xoá dần nhà tạm, đơn sơ, cơ bản không
còn nhà tạm, đơn sơ từ 2015 trở đi.
Từng bước hoàn thiện
hệ thống hạ tầng KT-XH, các khu đô thị mới phải được thiết kế và xây dựng đồng
bộ hạ tầng KT-XH, các chỉ tiêu cụ thể:
- Tỷ lệ dân cư được
sử dụng nước hợp vệ sinh (nước máy, nước mưa, nước giếng khoan và giếng đào được
bảo vệ) tại đô thị đạt 95%, nông thôn đạt 75%-80%; tỷ lệ hộ có công trình hố xí
hợp vệ sinh ở đô thị đạt 100%, nông thôn đạt 75%.
- Xử lý và quản lý
được trên 70% nguồn chất thải, loại và lượng rác thải nói chung trên toàn tỉnh,
riêng chất thải rắn phấn đấu thu gom, vận chuyển và xử lý được trên 85% tại các
đô thị.
b. Định hướng đến
2020
Phấn đấu diện tích
nhà ở bình quân đầu người đạt 24,6m2, trong đó đô thị đạt 34m2 và
nông thôn đạt 22,5m2.
Giải quyết tối thiểu
70% số học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố có nhu cầu và 100% số công
nhân tại các khu công nghiệp tập trung có nhu cầu được thuê nhà để ở.
Diện tích sàn nhà
chung cư chiếm 10% trên tổng số diện tích sàn nhà xây dựng mới.
Nâng cao tỉ lệ nhà
kiên cố cả ở khu vực đô thị và nông thôn đạt trên 90%, giảm tỷ lệ nhà bán kiên
cố, thiếu kiên cố xuống dưới 10%.
Từng bước hoàn thiện
hệ thống hạ tầng kinh tế và xã hội, đối với các khu đô thị và khu dân cư tập
trung tại nông thôn đạt tiêu chuẩn quy định, các chỉ tiêu cụ thể:
- Tỷ lệ dân cư được
sử dụng nước hợp vệ sinh tại đô thị đạt 100%, nông thôn đạt 85%-90%; tỷ lệ hộ
gia đình có công trình hố xí hợp vệ sinh tại đô thị đạt 100%, nông thôn đạt
90%.
- Xử lý và quản lý
được trên 90% nguồn chất thải, loại và lượng rác thải trên toàn tỉnh; riêng chất
thải rắn, phấn đấu thu gom, vận chuyển và xử lý được trên 90% tại các đô thị.
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
2.1. Nhà ở tại đô thị
a- Tại thành phố
Đồng Hới, Thị trấn Ba đồn và khu vực phía bắc tỉnh
- Về quy hoạch
và kiến trúc: Phát triển các khu dân cư mới đầy đủ, đồng
bộ Hạ tầng kỹ thuật-Hạ tầng xã hội để giải quyết nhu cầu nhà ở trước mắt của
nhân dân, bình ổn thị trường bất động sản đồng thời phát triển các Khu Đô thị mới
hiện đại, đồng bộ; ưu tiên phát triển nhà ở theo các dự án có quy mô đủ lớn để
dần hình thành các Khu Đô thị mới; hạn chế dần việc giao đất lẻ cho các hộ tự
xây dựng nhà ở, các dự án nhà ở có quy mô nhỏ, hệ thống hạ tầng thiếu đồng bộ.
Tại các khu nhà ở,
Khu đô thị mới cần kết hợp phát triển nhà ở cao tầng, nhiều tầng và thấp tầng một
cách hài hòa, tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh từ kiến trúc đến Hạ tầng kỹ thuật,
đảm bảo các yêu cầu cơ bản về công năng, kinh tế, bền chắc và mĩ quan.
- Về cơ cấu nhà
ở: Tăng tỷ lệ nhà ở chung cư (vừa và cao tầng) phù hợp
từng giai đoạn để tiết kiệm quỹ đất, tạo diện mạo và cuộc sống đô thị văn minh,
công nghiệp và hiện đại.
Kêu gọi, khuyến
khích các tổ chức kinh tế cùng với Nhà nước đầu tư xây dựng một số khu nhà ở để
bán trả dần, cho thuê - mua hoặc cho thuê đối với các đối tượng chính sách có
khó khăn về nhà ở (gọi là quỹ nhà ở xã hội), trong đó chú trọng tăng tỷ lệ nhà ở
cho thuê.
- Về chất lượng
nhà ở: Nâng cao chất lượng xây dựng, điều kiện sinh hoạt
và mức độ tiện nghi của nhà ở; đảm bảo hoàn chỉnh, đồng bộ từ thiết kế kiến
trúc đến quy hoạch tổng thể và hệ thống Hạ tầng kỹ thuật-hạ tầng xã hội, hạn chế
ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, rác thải. Phát triển các khu nhà ở hướng
tới nâng cao tính tiện nghi, độc lập cho mỗi cá nhân, hộ gia đình, thân thiện với
môi trường xung quanh.
- Về công nghệ,
vật liệu xây dựng nhà ở: Khuyến khích ứng dụng kỹ thuật,
công nghệ, vật liệu xây dựng hiện đại trong phát triển nhà ở như ứng dụng và
phát triển các loại hình nhà ở xanh - nhà ở sinh thái, các loại vật liệu xây dựng,
loại hình nhà ở sử dụng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
Đến 2015 và 2020,
Ba Đồn sẽ trở thành đô thị loại IV gắn với việc phát triển mạnh mẽ khu Kinh tế
Hòn La, khu vực phía Bắc của tỉnh sẽ trở thành một đô thị mới, do đó phương hướng
phát triển nhà ở khu vực này cần phải theo định hướng như ở Thành phố Đồng Hới.
b- Tại các đô
thị khác trong tỉnh (các thị trấn huyện lỵ): Tiếp tục
phát triển nhà ở mới theo cách thức hiện hành: nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế
đầu tư xây dựng hạ tầng sau đó giao cho các hộ gia đình tự xây dựng nhà ở,
nhưng tăng cường chú ý sự đầy đủ, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật-hạ tầng xã hội, đảm
bảo yêu cầu Kiến trúc-Quy hoạch trong các dự án phát triển quỹ đất. Bên cạnh đó
khuyến khích và tạo điệu kiện để các tổ chức kinh tế phát triển nhà ở theo dự
án.
2.2. Nhà ở tại nông thôn, miền núi
- Về kiến
trúc-quy hoạch: Gắn quy hoạch phát triển nhà ở với việc
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới để góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; kết hợp xây dựng nhà ở nông
thôn với cải thiện môi sinh, môi trường; ban hành hướng dẫn việc xây dựng nhà ở
nông thôn với công trình phụ đúng quy cách, hợp vệ sinh để vừa tiết kiệm đất vừa
giảm thiểu sự ô nhiễm.
Phát triển nhà ở
nông thôn gắn với nông nghiệp và nông thôn, đảm bảo phù hợp với điều kiện sản
xuất, đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng vùng miền; sử dụng có hiệu
quả quỹ đất ở sẵn có và hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp, đặc biệt là đất
trồng lúa có năng suất cao sang đất ở; khuyến khích phát triển nhà tầng, nhà
theo dự án ở những nơi đã có Quy hoạch xây dựng đối với những vùng, miền có điều
kiện hoặc xuất hiện các yếu tố thúc đẩy đô thị hóa.
- Về chất lượng
nhà ở: Chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng nhà ở tại
khu vực nông thôn, đặc biệt là các hộ nghèo, các hộ tại khu vực thường xuyên bị
thiên tai; hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở đảm bảo phù hợp với điều kiện tự
nhiên, thích ứng với sự biến đổi khí hậu các vùng, miền; giảm thiểu thiệt hại về
nhà ở của người dân tại các vùng thường xuyên bão, lũ.
Tiếp tục thực hiện
chính sách hỗ trợ cải thiện chỗ ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ gia
đình nghèo tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực thường xuyên bị
thiên tai, các hộ gia đình chính sách có khó khăn về nhà ở thông qua chương
trình theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Đề án Hỗ trợ
nâng cao điều kiện an toàn nhà ở trong khu vực có lũ, lụt tại các tỉnh Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Kết hợp, lồng ghép các chương trình 134, 135,
167, 30a....
2.3. Nhà ở cho công nhân tại các Khu công nghiệp, khu kinh tế
Nhà ở cho công
nhân lao động tại các khu công nghiệp (KCN) phát triển theo phương thức chủ yếu
là do các doanh nghiệp tự xây dựng để cho công nhân thuê. Nhà nước có các chính
sách về đất, tài chính và các điều kiện ưu đãi để khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN thuê theo
phương thức xã hội hóa.
Đến năm 2020, kêu
gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại 8 Khu công nghiệp
theo quy hoạch. Trước mắt tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân
tại 4 khu công nghiệp được thành lập và hoạt động (gồm Tây Bắc Đồng Hới, Bắc Đồng
Hới, Cảng biển Hòn La và Hòn La II). Đối với các KCN chưa thành lập khi có quy
hoạch định hướng phát triển, quy hoạch xây dựng và đi vào hoạt động sẽ được bổ
sung vào kế hoạch phát triển nhà ở hằng năm của tỉnh.
2.4. Nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề
Nhà ở cho học sinh,
sinh viên các cơ sở đào tạo nghề phát triển theo hướng nhà nước đầu tư tạo quỹ
nhà ở cho sinh viên thuê kết hợp với sự đầu tư của các tổ chức kinh tế khác,
trong đó nhà nước thực hiện theo các cơ chế tại Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ và phát triển thành các cụm ký túc xá tập trung (mỗi cụm
dùng cho học sinh, sinh viên nhiều trường thuê).
2.5. Nhà ở công vụ
Căn cứ trên nhu cầu
thực tế để lần lượt đầu tư xây dựng tại mỗi thị trấn huyện lỵ và thành phố Đồng
Hới các khu nhà ở công vụ với quy mô phù hợp phục vụ cho các cán bộ luân chuyển,
điều động. Riêng đối với nhà ở công vụ giáo viên, tiếp tục thực hiện theo đề án
kiên cố hóa trường học và nhà ở công vụ giai đoạn 2 để phấn đấu cơ bản giải quyết
nhu cầu nhà công vụ cho giáo viên.
2.6. Nhà ở cho các hộ gia đình có công với cách mạng
Tuỳ theo điều kiện
phát triển kinh tế-xã hội hằng năm để thực hiện hỗ trợ về nhà ở đối với các hộ
gia đình chính sách, hộ người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở bằng
các hình thức như: tặng nhà tình nghĩa; hỗ trợ kinh phí để cải tạo hoặc sữa chữa
nhà ở (đã thực hiện đối với cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa)
thông qua các chính sách, chương trình do nhà nước quy định; ưu tiên mua nhà ở
xã hội.
III. NỘI DUNG CỤ THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015
3.1. Nhà ở cho sinh viên
Tập trung phát triển
nhà ở cho sinh viên chủ yếu ở thành phố Đồng Hới; đến năm 2015, giải quyết tối
thiểu 60% số học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố có nhu cầu thuê nhà để ở;
diện tích ở tối thiểu đạt 4m2/sinh viên (tương đương 7,6m2
sàn xây dựng). Tổng diện tích sàn dự kiến xây dựng đến 2015: 70.000 m2
để đáp ứng 9.200 chổ ở. Bố trí 2 cụm nhà ở sinh viên tập trung; cụm 1: dùng cho
các trường Đại học Quảng Bình, Trung cấp Y tế, Trung cấp nghề, Trung cấp nghề số
9; cụm 2: dùng cho trường Trung cấp kỹ thuật Công - nông nghiệp Quảng Bình và
trường Trung cấp kinh tế Quảng Bình.
3.2. Nhà ở cho công nhân
Tập trung kêu gọi
đầu tư xây dựng các khu nhà ở công nhân cho các KCN Tây Bắc và Bắc Đồng hới, Cảng
biển Hòn La và Hòn La II để phấn đấu có khoảng 50% công nhân tại các KCN có nhu
cầu được giải quyết chỗ ở, diện tích sàn đạt 12m2/người.
- Tại khu công
nghiệp Tây Bắc Đồng Hới: Đầu tư xây dựng khoảng
54.446m2 sàn nhà đáp ứng cho khoảng 1420 chổ ở (trong đó có khoảng
610 căn hộ gia đình).
- Tại Khu kinh
tế Hòn La ( tính chung cho cả 2 KCN là Cảng biển HL và HL II): Đầu tư xây dựng khoảng 115.510m2 sàn nhà đáp ứng cho khoảng
3670 chổ ở (trong đó có khoảng 1100 căn hộ gia đình).
Tổng cộng đến
2015, tại các KCN tập trung đầu tư khoảng 170.000m2 sàn nhà ở công
nhân.
3.3. Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở (theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính
phủ)
Từ năm 2012 tiếp tục
hỗ trợ cho khoảng 4.500 hộ nghèo ở nông thôn có khó khăn về nhà ở theo cơ chế của
Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Giá thành khoảng 30 triệu đồng/nhà.
3.4. Hỗ trợ nâng cao điều kiện an toàn nhà ở trong khu vực có lũ lụt
Hỗ trợ cho khoảng
18.000 hộ nghèo có nhà bị ngập trên 1,5m xây dựng một gian nhà kiên cố, chắc chắn,
liền kề với nhà ở đã có, có sàn cao hơn đỉnh lũ lớn nhất để ở và kết hợp tránh
lũ. Giá thành khoảng 30 triệu đồng/nhà. Đối với hộ có điều kiện có thể xây dựng
quy mô và chất lượng cao hơn.
3.5. Nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị
Nhà ở thu nhập thấp
trong giai đoạn đến 2015 tập trung phát triển chủ yếu ở thành phố Đồng Hới; dự
kiến cần phải xây dựng 1.500 căn hộ, tương đương 105.000m2 sàn (70m2/căn
hộ).
3.6. Phát triển nhà ở thương mại
Nhà ở thương mại tập
trung phát triển ở thành phố Đồng Hới (các đô thị khác và vùng nông thôn phát
triển khi các nhà đầu tư có nhu cầu); phấn đấu đến 2015 trên 50% sàn nhà xây mới
tại Đồng Hới được phát triển theo các dự án nhà ở, Khu đô thị mới.
Các dự án nhà ở
thương mại được phát triển theo 3 loại nhà :
(1) nhà chung cư
căn hộ khép kín; (2) nhà biệt thự; (3) nhà riêng lẻ xây liền kề; trong một dự
án có thể có 1 hoặc 2 hoặc 3 loại hình nhà trên. Căn hộ chung cư có diện tích
sàn xây dựng không thấp hơn 70m2; nhà ở riêng lẻ liền kề có diện tích
xây dựng không thấp hơn 50m2 và chiều ngang mặt tiền không nhỏ hơn
quá 5m; nhà biệt thự xây không quá 3 tầng và diện tích xây dựng không vượt quá
50% diện tích khuôn viên đất, phấn đấu số nhà biệt thự chiếm khoảng 10% số căn
xây mới tại Đồng Hới trong giai đoạn 2011 đến 2015.
Dự kiến đến 2015,
tại Đồng Hới cần xây mới 881.300m2 sàn nhà. Trong đó: các dự án nhà ở
thu nhập thấp khoảng: 105.000m2; các dự án nhà chung cư thương mại
khoảng: 248.920m2; các dự án nhà liền kề khoảng 136.000m2;
nhà biệt thự khoảng 715 căn; còn lại 320.00m2 thực hiện theo cơ chế
cá nhân tự xây dựng.
IV.CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
4.1. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách
Tiến hành rà soát,
sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách hiện có của tỉnh liên quan đến quản lý
và phát triển nhà ở, cụ thể:
Hằng năm ban hành
chỉ tiêu phát triển nhà ở phù hợp với điều kiện và phải được xác định đó là một
trong các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nghiên cứu, đề xuất
các chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về nhà ở,
kinh doanh bất động sản trình UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền; tổ chức rà
soát để trình UBND tỉnh bãi bõ, thay thế hoặc bổ sung các quy định không còn
phù hơp hoặc trái với Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản
quy phạm pháp luật khác.
Ban hành cơ chế ưu
đãi về đất đai, tài chính đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội phù hợp với
các quy định của Chính phủ, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng
nhà ở xã hội.
Ban hành cơ chế,
chính sách cụ thể nhằm phát triển và quản lý có hiệu quả quỹ nhà ở xã hội. Xúc
tiến thành lập quỹ phát triển nhà ở để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở phục vụ
tái định cư, nhà ở xã hội. Nghiên cứu mô hình, tổ chức thành lập tổ chức thực
hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng, khai thác, quản lý quỹ nhà ở xã hội.
Rà soát cải cách
hành chính để đơn giản hóa trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường GPMB,
giao đất, cho thuê đất để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Nghiên cứu quy định
cho phép áp dụng hình thức cho thuê đất để đầu tư xây dựng nhà ở, đặc biệt
là xây dựng nhà ở để cho thuê; quy định cụ thể về việc thu hồi đất hai bên đường
khi giải phóng mặt bằng làm đường giao thông để thực hiện đấu giá quyền sử dụng
đất nhằm điều tiết được chênh lệch địa tô do Nhà nước đầu tư hạ tầng; điều chỉnh
cách tính giá đất và thu tiền sử dụng đất để giảm tỷ lệ giá đất trong cơ cấu
giá thành nhà ở phù hợp với điều kiện thu nhập của nhân dân.
Tăng cường và
củng cố công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực nhà ở, kiện toàn và nâng cao
năng lực bộ máy của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tư vấn và doanh
nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực phát triển và quản lý nhà ở. Xây dựng
hệ thống thông tin đầy đủ, tin cậy, minh bạch và dễ tiếp cận làm công cụ để quản
lý và định hướng thị trường nhà ở phát triển ổn định, lành mạnh.
4.2.Giải pháp về quy hoạch-kiến trúc-hạ tầng kỹ thuật
Tập trung đẩy mạnh
công tác lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng, đặc biệt là quy hoạch chi tiết và
quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các đô thị, nhất là Quy hoạch chung điều chỉnh
thành phố Đồng Hới; đẩy mạnh công tác lập quy hoạch và quản lý xây dựng theo
quy hoạch đối với các điểm dân cư nông thôn để có cơ sở quản lý việc phát triển
nhà ở theo quy hoạch.
Khi lập quy hoạch
khu đô thị, khu nhà ở mới phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm,
tận dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có, gắn kết chặt chẽ giữa khu vực phát
triển mới và đô thị hiện có, quy hoạch phải bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã
hội; bảo đảm sự đồng bộ và hoàn thiện về hệ thống các công trình hạ tầng xã hội,
hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đô thị; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Thực hiện nghiêm
quy định về việc lập quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp tập trung phải gắn với quy hoạch các điểm dân cư và khu nhà ở phục vụ
cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Nghiên cứu ứng dụng
và phổ biến rộng rãi các mẫu nhà ở cho các đô thị của tỉnh phù hợp với chức
năng, tính chất của từng đô thị và điều kiện tự nhiên, khi hậu, văn hóa, phong
tục tập quán của địa phương; thực hiện tốt việc hướng dẫn xây dựng nhà ở theo mẫu;
kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống, giữ gìn bản
sắc kiến trúc của địa phương.
Quy định bắt buộc
về cơ cấu tỷ lệ các loại nhà ở theo hướng tăng tỷ lệ nhà ở chung cư, nhà ở xã hội,
nhà ở cho thuê khi lập quy hoạch, phê duyệt dự án phát triển nhà ở, khu đô thị
mới.
Đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng dưới nhiều hình thức và bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như nguồn vốn
ngân sách, nguồn vốn doanh nghiệp thông qua đấu thầu chủ đầu tư các dự án hạ tầng,
... đảm bảo hạ tầng kỹ thuật phải là yếu tố có trước, đồng bộ, thuận lợi cho việc
kêu gọi đầu tư các dự án nhà ở từ các nhà đầu tư. Kết hợp đầu tư hạ tầng giao
thông với khai thác tiềm năng đất đai; thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất
tại những vị trí thuận lợi sau khi đầu tư đường giao thông để huy động vốn từ
quỹ đất cho đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ các đối tượng xã hội giải quyết nhà ở,
khắc phục tình trạng xây dựng nhà ở không đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật.
4.3. Giải pháp về tài chính, thu hút đầu tư
Tranh thủ tối đa sự
hỗ trợ từ Trung ương, lồng ghép nhiều nguồn vốn để xây dựng, phát triển nhà ở.
Thực hiện các cơ chế
chính sách ưu đãi đối với các loại hình dự án phát triển nhà ở xã hội phù hợp với
quy định của pháp luật. Đối với các chương trình nhà ở xã hội, thực hiện cho
vay 1 phần và trả chậm với lãi suất ưu đãi.
Huy động đa dạng
các nguồn vốn để phát triển nhà ở, đặc biệt là vốn của các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế và vốn của cộng đồng dân cư, người có nhu cầu về nhà ở;
xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
phát triển nhà.
Rà soát quỹ đất
thuộc Nhà nước quản lý, quy hoạch và tổ chức đấu giá tạo nguồn quỹ phát triển
đô thị và nhà ở.
Đối với các dự án
do các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng: Nhà nước hỗ trợ bằng cách
thực hiện việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng bên ngoài công trình, đền
bù giải phóng mặt bằng, san nền.
Nghiên cứu thành lập
Quỹ tín thác bất động sản để huy động vốn nhàn rỗi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ
thông qua phát hành chứng chỉ quỹ và đầu tư vào lĩnh vực nhà ở; Quỹ tiết kiệm
nhà ở nhằm hỗ trợ cho người có nhu cầu nhà ở nhưng thu nhập hạn chế; Quỹ phát
triển nhà ở từ nguồn thu tiền bán, cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; tiền sử
dụng đất thu được của các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn.
4.4. Giải pháp về đất đai và thị trường bất động sản
Thực hiện tốt việc
lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất trên toàn tỉnh giai đoạn đến 2020 và năm
năm đầu kỳ, từ 2010-2015, trong đó chú ý đến đất để phát triển nhà ở, khu dân
cư, khu đô thị mới. Quy hoạch các khu đất phục vụ tái định cư, di dời trong các
trường hợp giải phóng mặt bằng, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người dân thuộc
diện di dời. Dành diên tích đất phù hợp để phát triển nhà ở xã hội tại các khu
đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế.
Nghiên cứu áp dụng
quy định về việc đóng góp tài chính để phát triển quỹ đất và nhà ở xã hội đối với
các dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 10 ha.
Nghiên cứu áp dụng
cơ chế cho phép người có quyền sử dụng đất được quyền góp vốn bằng quyền sử dụng
đất với chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở.
Xây dựng và công bố
chỉ số giá bất động sản và nhà ở
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về giao dịch qua
sàn đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở. Thực hiện chế tài không đăng ký
quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với các bất động sản không giao dịch
đúng theo quy định của pháp luật; có chính sách khuyến khích các hộ gia đình,
cá nhân tham gia giao dịch mua bán, cho thuê nhà ở thông qua sàn giao dịch bất
động sản;
Quy định việc
thông báo công khai thông tin, lấy ý kiến góp ý của người dân có liên quan
trong tất cả quá trình triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở trên các
phương tiện thông tin đại chúng và tại các trụ sở cơ quan nhà nước để người dân
dễ tiếp cận, kiểm tra, giám sát và có thể trực tiếp mua nhà ở với các chủ đầu
tư, tránh đầu cơ.
Đẩy nhanh tốc độ cấp
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở để các hộ gia đình,
cá nhân có điều kiện thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật và tạo điều
kiện phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản nhà ở.
4.5. Giải pháp về khoa học kỹ thuật-công nghệ
Nghiên cứu, bổ
sung chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở bằng công
nghệ hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường như vật
liệu không nung, vật liệu tái chế; các loại hình nhà ở sinh thái, nhà ở xanh,
nhà ở tiết kiệm năng lượng và thân thiên môi trường.