BỘ
NỘI VỤ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
05-TT/BNV
|
Hà
Nội ngày 6 tháng 6 năm 1994
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MẪU VÀ VIỆC TỔ CHỨC KHẮC CÓ DẤU CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ
CHỨC
Thi hành điều 5 Nghị định số 62-CP
ngày 22-9-1993 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng con dấu;
Tiếp theo Thông tư số 32-TT/LB
ngày 30-12-1993 Liên Bộ Nội vụ - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn thi
hành Nghị định số 62-CP của Chính phủ;
Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức
- Cán bộ Chính phủ; Bộ Nội vụ quy định mẫu con dấu và việc tổ chức khắc dấu của
các cơ quan, tổ chức nói tại Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 62-CP của Chính
phủ như sau:
I. Quy định về
hình thể, kích thước và nội dung con dấu
1. Loại con dấu hình tròn:
1.1. Con dấu có hình quốc huy nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
a. Kích thước:
- Con dấu của Chủ tịch nước và
con dấu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có đường kính 42mm.
- Con dấu của Chủ tịch Quốc hội
và con dấu của Chính phủ có đường kính 40mm.
- Con dấu của Văn phòng Chủ tịch
nước, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Toà án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chính phủ; Các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước thuộc Chính phủ có đường
kính 38mm.
- Con dấu của Hội đồng nhân dân,
Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội và Uỷ ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan quản lý thi hành án
Trung ương có đường kính 37mm.
- Con dấu của Hội đồng nhân dân,
Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, phòng Công
chứng Nhà nước và cơ quan quản lý thi hành án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có đường kính 6mm.
- Dấu của Uỷ ban nhân dân cấp xã
và cơ quan quản lý thi hành án cấp huyện có đường kính 35mm.
b. Đường chỉ:
Các con dấu nói ở điểm 1.1 trên
đây có 2 đường chỉ: đường chỉ ngoài là hai đường tròn sát nhau, đường tròn phía
ngoài nét đậm, đường tròn phía trong nét nhỏ; Đường chỉ trong là một đường tròn
nét nhỏ. Riêng con dấu của Chủ tịch nước và con dấu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
đường tròn phía ngoài của đường chỉ ngoài khắc theo đường răng cưa.
Khoảng cách giữa hai đường chỉ:
- Loại con dấu có đường kính từ
38mm đến 42mm là 6mm.
- Loại con dấu có đường kính từ
35mm đến 37mm là 5mm.
c. Nội dung:
Hình quốc huy nước CHXHCN Việt
Nam khắc ở giữa con dấu; Xung quanh hình quốc huy ở khoảng giữa 2 đường chỉ khắc
chức danh hoặc tên cơ quan, tổ chức dùng dấu và tên địa phương, có ngôi sao nhỏ
năm cánh ở phía dưới.
(Xem bản phụ lục mẫu con dấu số
1).
1.2. Con dấu không có hình quốc
huy nước CHXHCN Việt Nam
a. Kích thước:
- Con dấu của các cơ quan, tổ chức
thuộc Chính phủ không có chức năng quản lý Nhà nước có đường kính 38mm.
- Con dấu Tổng cục trực thuộc Bộ
và con dấu cấp Trung ương của tổ chức quần chúng, tổ chức phi Chính phủ có đường
kính 37mm.
- Con dấu của các cơ quan chuyên
môn, tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc
Chính phủ, cơ quan thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối
cao (cấp Vụ, Cục) và con dấu của các doanh nghiệp có đường kính 36mm.
- Con dấu của cơ quan chuyên
môn, tổ chức sự nghiệp, tổ chức quần chúng, tổ chức phi Chính phủ cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và con dấu của các đơn vị thuộc các cơ quan
chuyên môn, tổ chức sự nghiệp, tổ chức quần chúng cấp trung ương có đường kính
34mm.
- con dấu của các cơ quan chuyên
môn, tổ chức sự nghiệp, tổ chức quần chúng cấp huyện và con dấu các đơn vị trực
thuộc cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp cấp tỉnh có đường kính 32mm.
- Con dấu của các đơn vị thuộc
cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp cấp huyện và con dấu tổ chức quần chúng cấp
xã (cấp cơ sở chi hội) có đường kính 30mm.
b. Đường chỉ:
Các con dấu nói ở điểm 1.2 có
hai đường chỉ: Đường chỉ ngoài là hai đường tròn sát nhau, đường tròn phía
ngoài nét đậm, đường tròn phía trong nét nhỏ (con dấu của tổ chức quần chúng, tổ
chức phi Chính phủ, đường chỉ ngoài chỉ có một đường tròn nét đậm); Đường chỉ
trong là một đường tròn nét nhỏ.
- Khoảng cách giữa hai đường chỉ;
- Loại con dấu có đường kính
38mm là 6mm.
- Loại con dấu có đường kính từ
34mm đến 37mm là 5mm.
- Loại con dấu có đường kính từ
30mm đến 32mm là 4mm.
c. Nội dung:
- Con dấu của cơ quan, tổ chức
thuộc Chính phủ không có chức năng quản lý Nhà nước; Xung quanh vành ngoài khắc
tên nước, có ngôi sao nhỏ năm cánh ở phía dưới; ở giữa con dấu khắc tên cơ
quan, tổ chức dùng dấu.
- Con dấu của các cơ quan, tổ chức
thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước (Tổng Cục, Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng...); Vành ngoài phía
trên khắc tên nước, vành ngoài phía dưới khắc tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ; ở giữa con dấu khắc tên đơn vị dùng dấu.
- Con dấu của các cơ quan chuyên
môn của UBND từ cấp huyện trở lên giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước ở địa phương (Ban, Sở, Uỷ ban, Cục, Chi cục, Phòng...); Vành
ngoài phía trên khắc tên nước; Vành ngoài phía dưới khắc tên địa phương; ở giữa
con dấu khắc tên đơn vị dùng dấu.
(Xem bản phụ lục mẫu con dấu số
II).
- Con dấu của các tổ chức sự
nghiệp các cấp: Vành ngoài con dấu khắc tên cơ quan quản lý. Nếu tổ chức thuộc
địa phương thì khắc tên địa phương ở vành ngoài phía dưới. Trường hợp tổ chức
thuộc 2 cấp quản lý thì vành ngoài phía trên khắc tên cơ quan quản lý cấp trên,
vành ngoài phía dưới khắc tên cơ quan quản lý trực tiếp; ở giữa con dấu khắc
tên đơn vị dùng dấu.
(Xem bản phụ lục mẫu con dấu số
III).
- Con dấu của các tổ chức quần
chúng, tổ chức phi Chính phủ, vành ngoài khắc tên tổ chức. Nếu tổ chức ở địa
phương, thì vành ngoài phía trên khắc tên tổ chức, vành ngoài phía dưới khắc
tên địa phương. ở giữa con dấu khắc tên cấp Hội hoặc tên cơ quan lãnh đạo cao
nhất của tổ chức.
Các đơn vị chuyên môn thuộc cấp
Trung ương Hội quần chúng: Vành ngoài khắc tên Hội ở giữa con dấu khắc tên đơn
vị dùng dấu.
(Xem bản phụ lục mẫu con dấu số
IV).
- Con dấu của các doanh nghiệp:
+ Vành ngoài phía trên khắc: Số
đăng ký kinh doanh hoặc số quyết định, số giấy phép kèm theo chức viết tắt của
thành phần kinh tế; Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN); Doanh nghiệp đoàn thể (DNĐT);
Kinh tế tập thể (KTTT); Doanh nghiệp tư nhân (DNTN); Công ty Cổ phần (CTCP);
Công ty Trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH); Liên doanh với nước ngoài (LDNNG) v.v...
+ Vành ngoài phía dưới khắc tên
Quận, hoặc thành phố, Huyện, thị xã kèm theo tên tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
+ ở giữa con dấu khắc tên doanh
nghiệp (đúng nguyên văn ghi trong trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
ghi trong giấy phép). Nếu là doanh nghiệp do các Bộ hoặc các ngành, tổ chức ở
Trung ương quản lý khắc kèm theo tên cơ quan đó. Nếu do địa phương quản lý khắc
kèm theo tên địa phương.
(Xem bản phụ lục mẫu con dấu số
V).
- Trường hợp cơ quan, tổ chức được
phép khắc hình biểu tượng vào con dấu thì tên cơ quan, tổ chức được dùng dấu khắc
ở giữa con dấu phần dưới hoặc ở vành ngoài kèm theo cơ quan quản lý trực tiếp
hoặc tên địa phương.
- Nội dung vành ngoài con dấu được
ngăn cách bằng ngôi sao nhỏ năm cánh ở phần dưới. Nếu nội dung được chia ra
vành ngoài phía trên và vành ngoài phía dưới thì ngăn cách nội dung hai phần bằng
hai ngôi sao nhỏ năm cánh.
2. Loại dấu hình vuông:
2.1. Kích thước:
- Dấu của các đơn vị kinh tế trực
thuộc doanh nghiệp (kể cả Văn phòng đại diện, chi nhánh của các doanh nghiệp)
có cạnh hình vuông là 34mm.
- Dấu của các đơn vị công tác
thuộc các cơ quan chuyên môn, sự nghiệp các cấp trong khi làm nhiệm vụ công tác
được quyền chứng nhận, lập biên bản, thu tiền, phát biên lai (Đồn, Trạm, Nhà điều
dưỡng...) và các đơn vị kinh tế thuộc các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh riêng (phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, chi nhánh điện cấp
huyện...) có cạnh hình vuông là 32mm.
2.2. Đường chỉ:
Con dấu hình vuông có đường chỉ
ngoài theo chu vi 4 cạnh gồm 2 nét sát nhau, nét ngoài đậm, nét trong nhỏ.
Để phân biệt con dấu của các tổ
chức kinh tế trực thuộc doanh nghiệp với con dấu của các đơn vị công tác thuộc
các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp, đường chỉ con dấu của các tổ chức
kinh tế trực thuộc doanh nghiệp có đặc điểm như sau:
- Con dấu của các đơn vị kinh tế
trực thuộc doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Cả hai nét của
đường chỉ đều cắt đường cong ở 4 góc.
- Con dấu của các đơn vị kinh tế
trực thuộc doanh nghiệp nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh riêng
(trạm giao dịch, quỹ tiết kiệm, chi nhánh điện cấp huyện...) nét nhỏ của đường
chỉ cắt đường cong ở 4 góc.
2.3. Nội dung
- Con dấu của các đơn vị kinh tế
trực thuộc doanh nghiệp khắc chia làm 3 phần: 2/5 con dấu về phía trên khắc tên
cơ quan quản lý doanh nghiệp, tên doanh nghiệp mà đơn vị kinh tế đó trực thuộc
kèm theo các chữ viết tắt thành phần kinh tế của doanh nghiệp; 1/5 con dấu ở
phía dưới khắc tên địa phương mà đơn vị kinh tế trực thuộc đóng trụ sở; Phần giữa
con dấu khắc tên đơn vị kinh tế trực thuộc doanh nghiệp.
- Con dấu của các đơn vị kinh tế
trực thuộc doanh nghiệp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh riêng khắc
chia làm 3 phần: 2/5 con dấu về phía trên khắc tên doanh nghiệp mà đơn vị kinh
tế đó trực thuộc; 1/5 con dấu ở phía dưới khắc tên địa phương nơi đơn vị kinh tế
đóng trụ sở; phần giữa con dấu khắc tên đơn vị dùng dấu.
- Con dấu của các đơn vị làm nhiệm
vụ chứng nhận, lập biên bản, thu tiền phát biên lai khắc chia làm 2 phần: 2/5
phía trên con dấu khắc tên các cơ quan cấp trên của đơn vị được dùng dấu; phần
dưới khắc tên đơn vị dùng dấu kèm theo tên tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng trụ
sở.
Ngăn cách giữa các phần trên, phần
dưới và phần giữa con dấu là 1 hoặc 2 gạch ngang.
(Xem bản phụ lục mẫu con dấu số
VI).
3. Một số vấn đề chung về mẫu của
các loại con dấu:
a. Tên của cơ quan, tổ chức được
dùng dấu phải khắc chữ nét đậm. Tất cả các chữ trong con dấu phải khắc chữ in
hoa và có đầy đủ các dấu.
b. Trường hợp nội dung con dấu
có nhiều chữ, để khắc con dấu được rõ ràng có thể khắc tắt một số chữ trong nội
dung con dấu. Việc khắc chữ tắt phải được sự đồng ý của cơ quan Công an cấp giấy
phép khắc dấu.
c. Các cơ quan, tổ chức có tên
giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài hoặc chữ viết tắt của tên giao dịch quốc
tế muốn khắc vào con dấu phải được cấp có thẩm quyền cho phép (cấp có thẩm quyền
cho phép cơ quan, tổ chức dùng con dấu riêng) và được sự đồng ý của cơ quan
Công an cấp giấy phép khắc dấu.
II. Một số vấn
đề tổ chức việc khắc dấu
1. Bộ Nội vụ giao Tổng cục CSND
tổ chức khác và hướng dẫn việc khắc con dấu cho các cơ quan, tổ chức theo đúng
mẫu quy định tại Thông tư này; Quy định mẫu dấu cho các cơ quan, tổ chức mới
thành lập được cấp có thẩm quyền cho phép dùng dấu.
Việc khắc lại con dấu theo mẫu mới
cho các cơ quan, tổ chức được tiến hành từng bước phù hợp với từng loại cơ
quan, tổ chức, thời gian cụ thể do Tổng cục CSND thông báo. Trong khi chưa có dấu
mới các cơ quan, tổ chức vẫn được sử dụng con dấu cũ.
2. Bộ Nội vụ yêu cầu Thủ trưởng
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, thủ trưởng các ngành, các tổ
chức quần chúng ở Trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương hướng dẫn cho các cơ quan, tổ chức thuộc mình quản lý nghiêm chỉnh
thực hiện các quy định hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày ký và thay thế các Thông tư số 01/TT/BNV ngày 12-01-1977, số 08/BNV (C13)
ngày 1-9-1989 và số 92/TT/BNV (C13) ngày 1-4-1992 của Bộ Nội vụ hướng dẫn mẫu dấu
của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức Hội quần
chúng.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Bùi Thiện Ngộ
|