UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
128/2004/QĐ-UB
|
Nha
trang, ngày 12 tháng 05 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP,
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26-11-2003;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03-06-2002 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24-07-2002 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18-12-2003 của Bộ Tài
chính và Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số
67/2003/NĐ-CP ngày 13-06-2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2003/NQ-HĐND3 ngày 23-12-2003 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Khánh Hòa khóa III - kỳ họp thứ 9 Quyết nghị về mức thu các loại. phí do địa
phương quản lý;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban
hành kèm theo quyết định này bản Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2: Quyết
định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ mức thu chi phí thoát nước
tính trong giá tiêu thụ nước sạch là 176 đồng/m3 quy định tại Quyết định số
2378/QĐ-UB ngày 29-07-2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3: Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM.UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
CHỦ TỊCH
Phạm Văn Chi
|
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ ĐỤNG PHÍ BẢO
VỆ MÔI TRƯƠNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 128/2004/QĐ-UB ngày 12-05-2004 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
PHẠM VI
ÁP DỤNG VÀ MỨC THU
Điều 1: Phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là khoản thu đối với các hộ gia
đình, các tổ chức sử dụng nước từ hệ thống cấp nước sạch hoặc tự khai thác sử dụng
thải ra môi trường (trừ nước thải công nghiệp), nhằm sử dụng vào việc bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh.
Điều 2: Các
đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt gồm:
1. Hộ gia đình
cư trú tại khu vực có sử dụng nước từ hệ thống nhà máy cấp nước sạch và hệ thống
cấp nước sinh hoạt thuộc chương trình nước sạch nông thôn
2. Hộ gia đình
nằm trong khu vực có hệ thống nước sạch, nhưng không sử dụng mà tự khai thác nước
để sử dụng.
3. Các cơ sở rửa
xe ô tô, xe máy. Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá
nhân.
4. Các cơ quan
hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các trường,
viện, các đơn vị quân đội, công an...
5. Các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch thuộc mọi
thành phần kinh tế.
Điều 3: Đối
tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
1. Nước thải
sinh hoạt của các hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù
giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội.
2. Nước thải
sinh hoạt của hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch.
3. Nước thải
sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, bao gồm:
- Các xã miền
núi thuộc hai huyện miền núi Khánh Vĩnh, Khánh Sơn.
- Các xã thuộc
huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa và Diên Khánh (nơi chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt
thuộc chương trình nước sạch nông thôn).
Điều 4: Mức
thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
Mức thu phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt cụ thể như sau:
1. Đối với hộ
gia đình: Mức thu là 150 đồng/m3 nước tiêu thụ (kể cả khối lượng được sử dụng
vượt trội định mức quy định). Hộ gia đình nằm trong khu vực có hệ thống nước sạch,
nhưng không sử dụng mà tự khai thác nước sinh hoạt thì thu phí tính cho từng.
người trong gia đình theo mức sử dụng nước là 5m3/người/tháng, bình quân một hộ
là bốn người.
2. Các cơ quan
hành chính, sự nghiệp; Đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp; các trường,
viện, các đơn vị quân đội, công an; bệnh viện, phòng khám chữa bệnh; trụ sở điều
hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức cá nhân...
Mức thu là 200
đồng/m3 nước tiêu thụ.
3. Các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch thuộc
mọi thành phần kinh tế; các cơ sở rửa xe ô tô, xe máy... (bao gồm cả tự khai
thác nước để sử dụng).Mức thu là 300 đồng/m3 nước tiêu thụ phục vụ sinh hoạt,
kinh doanh dịch vụ (trừ lượng nước tiêu thụ trực tiếp phục vụ cho sản xuất của
các doanh nghiệp khi thải ra là nước thải công nghiệp).
4. Đối với các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thì số lượng
nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào quy mô hoạt động sản xuất, kinh
doanh và tự kê khai của cơ sở để Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác định
lượng nước thải thải ra môi trường phải chịu phí.
Chương II
PHÂN CẤP THU,
NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Điều 5: Phân cấp,
quản lý thu phí:
Công ty Cấp
thoát nước Khánh Hoà:
Tổ chức, quản
lý thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đối với hộ gia đình;
cơ quan hành chính, sự nghiệp; các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch...
trên địa bàn thành phố Nha Trang và thị trấn Diên Khánh.
2. Ủy ban nhân
dâncác huyện và thị xã Cam Ranh:
Chỉ đạo Công ty
Công trình Đô thị hoặc Phòng Công thương tổ chức, quản lý và thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải sinh hoạt đối với các đối tượng sử dụng nước từ các hệ
thống nước sạch trên địa bàn huyện, thị xã.
Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn:
- Tổ chức thu
phí đối với các hộ gia đình sử dụng nước từ hệ thống cấp nước thuộc chương
trình nước sạch nông thôn.
Xác định và thu
phí đối với các tổ chức, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm
trong khu vực có hệ thống nước sạch đi qua, nhưng tự khai thác nước để sử dụng.
Đơn vị cung cấp nước sạch (gồm Công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa và Công ty công
trình đô thị hoặc Phòng Công thương) có trách nhiệm cung cấp danh sách các tổ
chức, hộ gia đình sử dụng nước từ hệ thống cấp nước sạch cho Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn để làm cơ sở thống kê, lập bộ thu phí theo quy định.
Điều 6: Tổ chức
thu, nộp phí:
1. Hàng năm cơ
quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí (gọi chung là đơn vị cung cấp nước sạch)
phải lập dự toán thu, chi phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt,
..gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan tài chính và cơ quan Thuế cùng cấp
để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt thực hiện.
2. Hàng tháng,
đơn vị cung cấp nước sạch căn cứ số lượng nước sạch mà các hộ gia đình và các
cơ quan, đơn vị… đã tiêu thụ, khi thu tiền bán nước sạch tiêu thụ đồng thời thu
tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
3. Chứng từ thu
phí:
- Chứng từ thu
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt: sử dụng hóa đơn bán hàng của
đơn vị cung cấp nước sạch.
- Các đối tượng
do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thu: sử dụng biên lai thu phí theo quy
định hiện hành của Bộ Tài chính.
Chứng từ thu
phí nêu trên do Cục Thuế tỉnh phát hành và thực hiện thanh, quyết toán theo quy
định hiện hành.
4. Hàng tháng,
sau khi trích tỷ lệ % để lại, đơn vị cung cấp nước sạch và Ủy ban nhân dân các
xã, phường, thị trấn có nghĩa vụ nộp đầy đủ, kịp thời số tiền phí thu được còn
lại vào ngân sách Nhà nước theo chương, loại, khoản tương ứng, mục 042, tiểu mục
01 mục lục ngân sách Nhà nước.
Điều 7: Quản
lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
Số tiền thu phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được quản lý, sử dụng tạm thời
như sau:
1. Đơn vị cung
cấp nước sạch:
- Được trích để lại 5% trên tổng số tiền phí đã thu để chi bồi dưỡng
cho các đồng chí trực tiếp thực hiện việc thu phí và một phần chi bồi dưỡng cho
các cá nhân, bộ phận có liên quan đến việc thu phí. Chi bổ sung mua văn phòng
phẩm phục vụ trực tiếp cho việc thu phí.
- Số tiền còn lại
95% (quy thành loại được phân chia cho các cấp ngân sách như sau:
a) Số thu do
Công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa thu:
+ Ngân sách
Trung ương hưởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt
Nam.
+ Ngân sách tỉnh
hưởng 50% để sử dụng cho việc bảo vệ, phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm,
suy thoái và sự cố môi trường; đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng
hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Nha Trang.
b) Số thu do
Công ty Công trình đô thị hoặc Phòng Công thương các huyện và thị xã Cam Ranh
thu:
+ Ngân sách
Trung ương hưởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt
Nam.
+ Ngân sách các
huyện và thị xã Cam Ranh hưởng 50% để sử dựng cho việc bảo vệ, phòng ngừa, khắc
phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; đầu tư mới, nạo vét cống
rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước trên địa bàn huyện và thị xã.
2. Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn:
- Được trích để lại 15% trên tổng số phí thu được, dùng để chi cho
công tác kiểm tra, nắm hộ, lập bộ thu phí. Chi bồi dưỡng cho những người trực
tiếp thu phí và các chi phí liên quan đến việc thu phí như mua biên lai thu
phí, sổ sách theo dõi...
- Số tiền còn lại
85% (quy thành 100%) được phân chia cho các cấp ngân sách như sau:
+ Ngân sách
Trung ương hưởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt
Nam.
+ Ngân sách xã,
phường, thị trấn hưởng 50% dùng để chi cho việc nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo
dưỡng hệ thống thoát nước trên địa bàn các xã phường, thị trấn.
3. Hàng năm đơn
vị cung cấp nước sạch và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phải thực hiện
quyết toán thu, chi tiền phí bảo vệ môi trường nước đối với cơ quan Thuế và cơ
quan Tài chính cung cấp, đồng thời gửi Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường để tổng
hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chương III
TÔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 8: Đơn vị
cung cấp nước sạch và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ
chức thực hiện việc thu, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
đúng các quy định tại quyết định này.
Điều 9: Trách nhiệm của các cơ quan liên quan:
1. Cơ quan Thuế
các cấp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và thực hiện quyết toán
thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của đơn vị cung
cấp nước sạch và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
2. Cơ quan Tài
chính các cấp có trách nhiệm theo dõi và quyết toán phần phí để lại cho đơn vị
thu. Phối hợp với các cơ quan chức năng, tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp
sử dụng số tiền phí ngân sách cấp mình được hưởng đúng mục đích, có hiệu quả.
Quá trình thực
hiện nếu có vướng mắc, các địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài
nguyên và Môi trường và Sở Tài chính để tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.