BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 309/QĐ-QLCL
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 06 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, THEO DÕI THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG
LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
CỤC TRƯỞNG
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
Căn cứ Quyết định số 670/QĐ-BNN-TCCB
ngày 04/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản
và Thủy sản;
Căn cứ Quyết định 1964/QĐ-BNN-PC
ngày 27/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v ban
hành Kế hoạch quản lý, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
năm 2015;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Thanh
tra, Pháp chế;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình thực
hiện Kế hoạch quản lý, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
năm 2015 của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (văn bản kèm
theo).
Điều 2. Trưởng các phòng cơ quan Cục căn cứ Chương trình
này, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung được phê duyệt và báo cáo Cục
trưởng kết quả thực hiện Chương trình trước ngày 30/9/2015.
Điều 3. Giao Phòng Thanh tra, Pháp chế theo dõi; đôn đốc;
tổng hợp kết quả thực hiện công tác quản lý, theo dõi thi hành pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
báo cáo Bộ theo quy định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Cục; Trưởng phòng Thanh tra, Pháp
chế; Trưởng các phòng cơ quan Cục, Giám đốc cơ quan Nam bộ, Trung bộ và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 5;
- Bộ NN&PTNT (Vụ PC);
- Các PCT (để biết);
- Lưu VT, TTPC
|
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Như Tiệp
|
CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
(ban hành kèm theo quyết định số 309/QLCL-TTPC ngày 30 tháng 6 năm 2015)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Xác định rõ trách nhiệm và phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan thuộc Cục trong việc triển khai kế
hoạch quản lý, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm
vi, thẩm quyền quản lý của Cục.
2. Trưởng các Phòng có trách nhiệm chủ
trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong chương trình
theo phân công.
II. Nội dung
chương trình:
1. Tổ chức hội nghị phổ biến các văn
bản QPPL liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính.
a) Biên soạn tài liệu phổ biến Luật Xử
lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn.
b) Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho
người làm công tác xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
2. Tổ chức kiểm tra tình hình thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
nông lâm thủy sản.
3. Tham gia các lớp phổ biến, kiểm
tra pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan thuộc phạm vi, lĩnh vực
quản lý do Thanh tra Bộ tổ chức.
4.
Xây dựng báo cáo về công tác quản lý, theo dõi tình hình
thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng
nông lâm sản và thủy sản.
III. Phân công thực
hiện.
1. Biên soạn tài liệu phổ biến Luật Xử
lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn.
- Đơn vị chủ trì: Phòng Thanh tra,
Pháp chế.
- Thời gian thực hiện: Tháng 7/2015 - tháng 8/2015.
2. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho
người làm công tác xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
- Đơn vị chủ trì: Phòng Thanh tra,
Pháp chế.
- Thời gian thực hiện: Tháng 8/2015 - Tháng 9/2015.
(Thông qua các lớp đào tạo nghiệp
vụ về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc dự án đào tạo)
3. Tổ chức kiểm tra tình hình thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng,
ATTP nông lâm thủy sản (theo kế hoạch gửi kèm).
a)
Đơn vị chủ trì: Phòng Thanh tra, Pháp chế.
b)
Đơn vị phối hợp: Phòng CL1, 2.
4. Tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ
về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
a) Đơn vị chủ trì: Phòng Chất lượng
1,2
b) Đơn vị phối hợp: Phòng Thanh tra,
Pháp chế
5. Báo cáo tình hình theo dõi, thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản
a) Đơn vị chủ trì: Phòng Thanh tra,
Pháp chế;
b) Đơn vị phối hợp: Phòng Chất lượng
1,2.
IV. Kinh phí thực hiện.
Kinh phí phục vụ việc biên soạn tài
liệu và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính cho công chức,
viên chức trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản từ dự án
đào tạo nghiệp vụ về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đã
được Bộ phê duyệt.
V. Tổ chức thực hiện.
1. Phòng Thanh tra, Pháp chế chủ trì,
phối hợp với phòng, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ nội
dung của chương trình, tổng hợp kết quả trình Lãnh đạo Cục
phê duyệt báo cáo Bộ theo quy định.
2. Phòng Tài chính: Hướng dẫn các đơn
vị lập dự toán chi tiết thực hiện công tác kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính
thuộc phạm vi quản lý của Cục; thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định./.
KẾ HOẠCH KIỂM TRA
TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
(ban hành kèm theo quyết định số
309/QLCL-TTPC ngày 30 tháng 6
năm 2015)
I. Nội dung kiểm
tra:
1. Tình hình ban hành văn
bản pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính (Kế hoạch, văn bản triển
khai thực hiện văn bản QPPL của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên).
2. Công tác phổ biến, tập huấn, bồi
dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm
cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của
cơ quan, đơn vị trên địa bàn được giao phụ trách.
3. Việc áp dụng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính.
4. Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu
về xử lý vi phạm hành chính và cung cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu
quốc gia.
5. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong xử lý vi phạm hành chính
6. Những khó khăn, vướng mắc, kiến
nghị của đơn vị trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các văn bản QPPL
trong lĩnh vực quản lý.
II. Phương pháp
tiến hành:
1. Kết hợp Đoàn thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành năm 2015 của Cục
đã được phê duyệt theo Quyết định số 126/QĐ-QLCL ngày 31 tháng 3 năm 2015 của
Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản.
2. Thu thập và xử lý thông tin về
tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Đánh giá, nhận xét việc thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an
toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản của các đơn vị;
b) Tổng hợp tình hình thi hành pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2015;
c) Ghi nhận kiến nghị, đề xuất.
III. Thời gian
và đối tượng kiểm tra.
1. Thời gian: Quý III đến quý IV năm
2015.
2. Đối tượng kiểm tra:
a) Các Chi cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản (Chi cục Bắc Giang; Chi cục Thanh Hóa; Chi cục Đăk
Nông; Chi cục Khánh Hòa; Chi cục Cần Thơ; Chi cục Bến tre), theo kế hoạch thanh
tra, kiểm tra chuyên ngành năm 2015 của Cục đã phê duyệt.
b) Cơ quan QLCLNLS&TS Trung bộ,
Nam bộ thuộc Cục.
IV. Phân công thực
hiện
1. Phòng Thanh tra, Pháp chế chủ trì,
phối hợp với Phòng Chất lượng 1, Chất lượng 2, Cơ quan Trung bộ, Nam bộ thành lập
các Đoàn kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng
nông lâm sản và thủy sản.
2. Phòng Tài chính hướng dẫn các đơn
vị lập dự toán chi tiết thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật; xây dựng
dự toán ngân sách năm 2015.
V. Kinh phí thực
hiện:
Kinh phí phục vụ tổ chức các Đoàn kiểm
tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được bố trí từ nguồn
phí, lệ phí hoặc các dự án khác được phê duyệt./.