Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 1411/KH-UBND 2018 đào tạo nghề lao động nông thôn Hà Nam

Số hiệu: 1411/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam Người ký: Bùi Quang Cẩm
Ngày ban hành: 29/05/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1411/KH-UBND

Hà Nam, ngày 29 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2018

Thực hiện Quyết định số 1952/QĐ-LĐTBXH ngày 19/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch thực hiện “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 1448/KH-UBND ngày 05/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020" giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tnh Hà Nam đến năm 2020”. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn;

- Tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, các khu công nghiệp, dự án đầu tư lớn và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đng để chuyển đổi nghề; đào tạo nghề nông nghiệp cho một bộ phận lao động nông thôn để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại; góp phần nâng cao chất lượng lao động, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

2. Yêu cầu

- Đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động và thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đảm bảo đào tạo nghề đúng đối tượng, thực hiện đúng chế độ chính sách quy định.

- Cơ sở tham gia đào tạo nghề phải có đủ điều kiện, được hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học nghề.

II. CHỈ TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NGHỀ ĐÀO TẠO

1. Chi tiêu thực hiện: Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho khoảng 2.500 lao động nông thôn, trong đó: Lao động là người khuyết tật chiếm 10%; lao động nữ chiếm ít nhất 40%; tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt ti thiu 80%.

2. Đối tượng đào tạo:

Lao động nông thôn từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), đến 55 tuổi (đối với nữ), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học, bao gồm:

- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã;

- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi,

Trong đó, ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, người khuyết tật.

3. Nghề, thời gian đào tạo

Nghề, thời gian đào tạo theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số 451/QĐ-UBND ngày 06/5/2015 ban hành danh mục nghề đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn giai đoạn 2015-2020 và Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 11/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

- Phổ biến chính sách pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Thực hiện tốt công tác tư vấn học nghề và việc làm giúp lao động nông thôn lựa chọn nghề học và tìm kiếm việc làm phù hợp.

- Biểu dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

2. Rà soát, cập nhật bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Rà soát, bổ sung danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn. Điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn theo từng nghề và cấp trình độ đào tạo, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo (số lượng, cơ cấu nghề, trình độ đào tạo) của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

3. Phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

Rà soát, xây dựng, điều chỉnh chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy đạt chuẩn theo quy định, phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể theo yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của người học; thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới.

4. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đảm bảo số lượng cũng như chất lượng, nhất là tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

Tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo 100% giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn đạt chuẩn theo quy định.

5. Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

* Chính sách đối với người học nghề

- Lao động nông thôn học nghề được hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định tại Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 nám 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Ngoài việc được hỗ trợ chi phí học nghề, lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hi đất nông nghiệp, người khuyết tật được hỗ trợ tiền ăn; hỗ trợ tiền đi lại nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

- Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, những người đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Kế hoạch này. Trường hợp người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Kế hoạch này nhưng tối đa không quá 03 lần/người.

* Hình thức hỗ trợ đào tạo

- Trường hợp người học đăng ký học tại các cơ sở đào tạo là đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

+ Hỗ trợ thông qua hình thức giao nhiệm vụ giữa UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ sở đào tạo công lập trực thuộc.

+ Hỗ trợ thông qua hình thức đặt hàng giữa UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ sở đào tạo công lập không phải là đơn vị trực thuộc theo quy định về đặt hàng đào tạo.

- Trường hợp người học đăng ký học tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp: Hỗ trợ thông qua hình thức đặt hàng giữa UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ sở đào tạo ngoài công lập theo quy định về đặt hàng đào tạo.

- Trường hợp người học là người khuyết tật, UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có Đán tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho người khuyết tật.

- Cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh căn cứ kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng có trách nhiệm thanh toán tiền ăn, đi lại cho người học theo slượng học viên và thời gian thực tế tham gia học nghề theo quy định.

6. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện

Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn ti các địa phương, các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tình hình quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các địa phương, đơn vị.

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Năm 2018

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN: Nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bn vững năm 2018 là: 3.400 triệu đồng1, phân bổ như sau:

TT

Nội dung/Đơn vthực hiện

Kinh phí
(triệu đồng)

I

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

3.200

1

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1.000

2

Ủy ban nhân dân huyện Kim Bảng

400

3

Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân

400

4

Ủy ban nhân dân huyện Bình Lục

300

5

Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên

400

6

Ủy ban nhân dân huyện Thanh Liêm

400

7

Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý

300

II

Tuyên truyền, tư vấn học nghề. Tập huấn nâng cao năng lực. Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

200

 

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

200

 

Tổng cộng

3.400

(Ba tỷ, bn trăm triệu đồng chn)

Ngoài kinh phí hỗ trợ tnguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững, UBND các huyện, thành phố trích ngân sách địa phương và các nguồn lực khác để đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 trên địa bàn.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thực hiện trách nhiệm là cơ quan thường trực cấp tỉnh thực hiện nội dung “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn”; hướng dẫn các đơn vị, các địa phương khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tuyên truyền, tư vấn về đào tạo nghề, tạo việc làm đi với lao động nông thôn;

- Chỉ đạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rà soát, xây dựng, điều chỉnh chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng đạt chuẩn theo quy định, phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể theo yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của người học; thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới.

- Tp huấn chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao đng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, BLao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các cơ sở xây dựng, phê duyệt các chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo quy định; phối hợp các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định;

- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện trách nhiệm của Sở (qua Sở Lao động - TB và Xã hội đtổng hợp).

3. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;

- Phối hợp với các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.

4. Sở Tài chính

- Hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đúng quy định hiện hành.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.

5. Các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông (Đài PTTH tnh, Báo Hà Nam, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh...): Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền các chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tuyên truyền giới thiệu các nghề đào tạo, các mô hình đào tạo gắn với việc làm hiệu quả tại địa phương; Đài Phát thanh cấp huyện và Truyền thanh cơ sở thường xuyên thông tin, tuyên truyền sâu rộng vcác chính sách và tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tăng cường thông tin về các nội dung liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên Cng Thông tin điện tử của tỉnh.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đúng quy định, hướng dẫn, phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm người khuyết tật chiếm ít nhất 10%, lao động nữ chiếm ít nhất 40% chỉ tiêu hỗ trợ đào tạo nghề của địa phương; số lao động có việc làm sau khi đào tạo nghề từ 80% trở lên.

+ Tuyên truyền, phổ biến chính sách, các quy đnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các thông tin liên quan đến nghề đào tạo, địa chỉ nơi làm việc sau khi học nghề.

+ Rà soát, thống kê nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao đng của doanh nghiệp, cơ sở sản xut kinh doanh trên địa bàn

- Rà soát, lựa chọn, giao nhiệm vụ thực hiện đào tạo nghề cho cơ sở đào tạo công lập trực thuộc hoặc thực hiện ký hp đng đặt hàng đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo theo quy định.

- Thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đảm bảo đúng mục đích và hiệu quả.

- Đảm bảo các điều kiện về biên chế cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc và các cơ sở đào tạo khác theo quy định để thực hiện đào tạo nghề theo kế hoạch;

- Theo dõi, thống kê số người đã học nghề, số người có việc làm sau khi học nghề theo từng hình thức, số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn.

- Chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tính kết quả thực hiện (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp).

7. Các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Cơ sở thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Kế hoạch, phải có đủ các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định và được UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đào tạo. Trong đó:

+ Cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp đối với nghề đào tạo.

+ Cơ sở đào tạo dưới 3 tháng phải được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo dưới 03 tháng theo quy định, thông báo bằng văn bản về nghề đào tạo, quy mô đào tạo đối với từng nghề.

- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo, thi, cấp chứng chỉ, sử dụng hệ thống sổ sách, biểu mẫu theo đúng quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên.

- Sử dụng, quản lý kinh phí đào tạo, chi trả hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho người học thuộc đối tượng quy định, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành;

- Chỉ tổ chức đào tạo nghề cho người lao động khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau học nghề;

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân xã theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn do cơ sở đào tạo sau học nghề;

- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định.

Giám đốc các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để kịp thời xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TBXH (để b/c);
- Chủ tịch, PCT UBND t
nh (đ/c Cẩm);
- Thành viên BCĐ;
- Các Sở, Ngành liên quan;
- UBND các huyện, TP;
- VPUB: LĐVP (2), KGVX;
- Lưu VT, KGVX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Bùi Quang Cẩm

 

 



1 1 theo Quyết định số 695/QĐ-UBND ngày 07/5/2018 của UBND tỉnh về việc phân bổ chi tiết vn sự nghiệp từ NSTW thuộc Chương trình mục tiêu quc gia xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bn vững năm 2018.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1411/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày 29/05/2018 do tỉnh Hà Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.404

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.134.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!