BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI -
BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/2016/TTLT-BGTVT-BTC
|
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016
|
THÔNG
TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG
DẪN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRONG LĨNH VỰC
QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA THỰC HIỆN THEO PHƯƠNG THỨC ĐẶT HÀNG, GIAO KẾ
HOẠCH BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11
ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày
06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn
thi hành Luật
Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP
ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch
vụ công ích;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP
ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành
một số Điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số
107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP
ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải và Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn phương pháp
định giá và quản lý giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo
trì đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng
nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Điều 1. Phạm vi Điều
chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về phương pháp
định giá và quản lý giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo
trì đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng
nguồn vốn ngân sách Trung ương theo quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng
10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với cơ
quan, tổ chức và doanh nghiệp có liên quan thực hiện việc sản xuất và cung ứng
sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia thực
hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung
ương.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan không thuộc đối tượng tại Khoản 1 Điều này được vận dụng quy định của
Thông tư này để xây dựng dự toán gói thầu, đồng thời thực hiện theo các quy định
của pháp luật về đấu thầu trong trường hợp đấu thầu cung cấp dịch vụ bảo dưỡng
thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt. Đối với trường hợp đấu thầu sửa chữa định
kỳ kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng về quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản.
Điều 3. Nguyên tắc
xác định giá
Giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong
lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia được xác định đảm bảo:
1. Bù đắp chi phí thực tế hợp lý, hợp
lệ để hoàn thành một đơn vị khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích quy định
trong quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia.
2. Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn,
định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và trạng
thái kỹ thuật của từng công trình, hoặc từng hạng Mục công việc cụ thể.
3. Phù hợp với tình hình thị trường
nơi thi công và khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
4. Không tính trong giá sản phẩm, dịch
vụ các Khoản chi phí đã được ngân sách Nhà nước đảm bảo.
Điều 4. Kết cấu và
phương pháp xác định giá sản phẩm, dịch vụ công ích
1. Kết cấu giá sản phẩm, dịch vụ công
ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia dùng để đặt hàng, giao kế
hoạch cho các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông
tư này, bao gồm:
a) Chi phí nguyên, vật liệu, năng lượng;
b) Chi phí nhân công;
c) Chi phí máy, thiết bị, phương tiện;
d) Chi phí trực tiếp khác;
đ) Chi phí chung;
e) Thu nhập chịu thuế tính trước;
g) Thuế giá trị gia tăng.
2. Phương pháp xác định giá sản phẩm,
dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia nêu trên thực
hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Chi phí ngoài
đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích
1. Chi phí khác trong công tác bảo trì
Chi phí quan trắc, kiểm định, kiểm
tra, thẩm tra, thẩm định, tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát,
kiểm toán, quyết toán, tư vấn khác (trong trường hợp công trình thực hiện có
yêu cầu hoặc khi cần thiết) của sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý,
bảo trì đường sắt
quốc
gia được tính riêng cho từng nhiệm vụ cụ thể và vận dụng theo quy định của Bộ
Xây dựng, Bộ Tài chính đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
2. Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án: Là chi phí cho
công tác quản lý của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý đặt hàng, giao kế hoạch
sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia.
Chi phí này được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) so với tổng kinh phí bảo dưỡng
đường sắt quốc gia
được giao trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm. Tỷ lệ chi phí
quản lý dự án này được vận dụng theo định mức chi phí quản lý dự án do Bộ Xây dựng
quy định đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Điều 6. Sử dụng các định
mức kinh tế - kỹ thuật
Việc xây dựng giá sản phẩm, dịch vụ
công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia phải sử dụng hệ thống
định mức kinh tế - kỹ thuật do các
cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Điều 7. Thẩm quyền
quyết định giá
Chi phí ngoài đơn giá, đơn giá hoặc
giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc
gia thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng nguồn
ngân sách trung ương do Bộ Giao thông vận tải quyết định.
Điều 8. Thời Điểm quyết
định giá
1. Việc quyết định giá sản phẩm, dịch
vụ công ích được thực hiện sau khi dự toán chi ngân sách Nhà nước đặt hàng,
giao kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách trung ương được Bộ Tài chính giao cho Bộ
Giao thông vận tải.
2. Thời hạn thẩm định và quyết định
giá thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Nghị định số
177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết và
hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Giá và văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế
(nếu có).
Điều 9. Điều chỉnh
giá hợp đồng đặt hàng; mức trợ giá, trợ cấp cho sản xuất và cung ứng sản phẩm,
dịch vụ công ích
Việc Điều chỉnh giá hợp đồng đặt hàng;
mức trợ giá, trợ cấp cho sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo
phương thức đặt hàng thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 10. Kiểm tra tình
hình thực hiện các quy định về quản lý giá
1. Việc kiểm tra chấp hành các quy định
về quản lý giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường
sắt quốc gia thực hiện theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp
luật hiện hành có liên quan.
2. Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm quy định tại Thông tư này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử
phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền xử phạt cụ thể, trình tự,
thủ tục xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính.
Điều 11. Quyền hạn và
trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Bộ Giao thông vận tải
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, cơ
quan chức năng thực hiện lập và quản lý giá theo thẩm quyền, quy định tại Thông
tư này và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật
theo thẩm quyền; quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn trong lĩnh vực quản lý, bảo trì
đường sắt quốc gia làm căn cứ để xây dựng giá.
c) Kiểm tra việc thực hiện giá sản phẩm,
dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia theo quy định
tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bộ Tài chính
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
trong việc quản lý giá theo quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật
có liên quan.
b) Hàng năm, bố trí kinh phí từ nguồn
ngân sách trung ương để thực hiện việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
và các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoặc chủ trì tổ chức thanh
tra, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện giá sản phẩm công ích trong lĩnh vực
quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia theo quy định tại Thông tư này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Điều 12. Tổ chức thực
hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2016,
thay thế Thông tư liên tịch số 76/2011/TTLT-BTC-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của
Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn lập và quản lý giá sản phẩm,
dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia thực hiện
theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Tài chính để xem xét, giải
quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Hiếu
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Đông
|
Nơi nhận:
-
Thủ tướng Chính phủ
và các Phó TTCP;
- Văn phòng Trung ương Đảng; VP Chính phủ;
- UB Quốc phòng An ninh của QH, VP Quốc hội;
- Viện KSNDTC;
-
Tòa án NDTC;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ, Tổng Kiểm toán NN;
- UBND và Sở TC, Sở GTVT, Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Ktra VB (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng thông tin điện tử CP;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải;
- Tổng công ty
Đường sắt Việt Nam;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT, Bộ TC;
- Lưu: Bộ GTVT (VT, TC); Bộ Tài chính (VT, QLG).
|
PHỤ
LỤC SỐ 01
KẾT CẤU GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRONG LĨNH VỰC QUẢN
LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA THEO PHƯƠNG THỨC ĐẶT HÀNG, GIAO KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
(Ban
hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGTVT-BTC
ngày 10/5/2016 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Tài chính)
TT
|
Nội dung
|
Cách tính
|
1
|
Chi phí nguyên, vật liệu, năng lượng
(VL)
|
|
2
|
Chi phí nhân công (NC)
|
Thực hiện
theo quy định pháp luật hiện hành về tiền lương
|
3
|
Chi phí máy, thiết bị thi công,
phương tiện thi công (M)
|
|
4
|
Chi phí trực tiếp khác (TT)
|
(VL + NC + M) x 1,0%
|
5
|
Chi phí chung (C)
|
|
|
+ Trường hợp bảo dưỡng công trình
|
NC x 66%
|
|
+ Trường hợp sửa chữa công trình
|
(VL + NC + M) x 5,3%
|
6
|
Thu nhập chịu thuế tính trước
(TL)
|
(VL+NC+M+TT+C) x 6%
|
7
|
Giá sản phẩm, dịch vụ công ích trước
thuế (GTT)
|
(VL + NC +
M + TT + C + TL)
|
8
|
Thuế giá trị gia tăng (TGTGT)
|
GTT x TGTGT
|
9
|
Giá sản phẩm, dịch vụ công ích sau
thuế (G)
|
GTT
+
GTGT
|
Ghi chú: Các tỷ lệ nêu ở bảng trên là
tỷ lệ tối đa. Căn cứ khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách Nhà nước và mặt bằng
thị trường, cơ quan có thẩm quyền quyết định tỷ lệ cụ thể.
- Trong đó:
+ Qj là khối lượng công tác
quản lý, bảo trì thứ j (j = 1¸n).
+ DjVL, DjNC, DjM là chi phí vật
liệu, chi phí nhân công, chi phí máy của công tác quản lý, bảo trì thứ j. Chi
phí vật liệu (DjVL), chi phí nhân công (DjNC), chi phí
máy thi công (DjM) được tính toán chi Tiết theo Phụ lục
số 02 của Thông tư này.
+ Knc, Kmtc là hệ
số Điều chỉnh nhân công, máy (nếu có).
+ GTT: Giá sản phẩm, dịch vụ
công ích trước thuế.
+ XGTGT: Mức thuế suất thuế
giá trị gia tăng quy định cho công tác quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia.
+ G: Giá sản phẩm, dịch vụ công ích
sau thuế.
- Đối với các nhiệm vụ công ích trong
lĩnh vực phòng, chống lụt, bão;
PHỤ
LỤC SỐ 02
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRONG
LĨNH VỰC QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA THEO PHƯƠNG THỨC ĐẶT HÀNG, GIAO KẾ
HOẠCH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
(Ban
hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGTVT-BTC
ngày 10/5/2016 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Tài chính)
1. Chi phí nguyên, vật liệu, năng lượng
(sau đây gọi chung là vật liệu)
Chi phí vật liệu được xác định theo
công thức:
VL =
Trong đó:
- Di: Lượng vật liệu thứ
i (i=1¸n) tính cho một đơn vị
khối lượng công việc quy định trong định mức kinh tế kỹ thuật.
- GVLi: Giá tại hiện
trường của một đơn vị vật liệu thứ i (i=1¸n), được xác định như sau:
+ Được xác định phù hợp với tiêu chuẩn,
chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng, gắn với vị trí nơi thi công. Giá vật
liệu xác định trên cơ sở giá thị trường, từ các nguồn thông tin: do tổ chức có
chức năng cung cấp, hoặc báo giá của nhà sản xuất, hoặc thông tin giá của nhà
cung cấp, hoặc giá của loại vật liệu có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự đã và
đang được áp dụng cho công trình khác và được tính đến hiện trường công trình;
+ Đối với những vật liệu không có trên
thị trường nơi thi công thì giá vật liệu bằng giá mua gốc xác định theo giá thị
trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và xuất xứ hàng hóa, cộng chi phí vận
chuyển đến hiện trường và các chi phí khác có liên quan. Việc tính chi phí vận
chuyển đến hiện trường và các chi phí khác có liên quan thực hiện theo hướng dẫn
của Bộ Xây dựng.
+ Giá vật liệu sử dụng để tính toán là
giá vật liệu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- KVL: Hệ số tính chi phí
vật liệu khác so với tổng chi phí vật liệu chính quy định trong định mức kinh tế
kỹ thuật.
- Trường hợp chi phí năng lượng (điện,
xăng, dầu) vận hành máy, thiết bị đã tính trong đơn giá ca máy thì không tính
trong Khoản chi phí này.
2. Chi phí nhân công
Theo quy định pháp luật hiện hành về
tiền lương.
3. Chi phí máy, thiết bị thi công,
phương tiện thi công (sau đây gọi chung là máy)
Chi phí máy được xác định bằng công thức
sau:
M =
Trong đó:
- Mi: Lượng hao phí ca máy của loại
máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1¸n) tính cho một khối lượng công việc quy định trong định
mức kinh tế kỹ thuật.
- giMTC: Giá ca máy của loại
máy, thiết bị thi công thứ i (i=1¸n) theo bảng giá ca
máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy xác định theo hướng dẫn
của Bộ Xây dựng.
- KMTC: Hệ số tính chi phí
máy khác (nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị chính quy định trong định mức
kinh tế kỹ thuật.
- Giá ca máy sử dụng để tính toán là
giá chưa bao gồm thuế giá trị tăng.
4. Chi phí trực tiếp khác
Chi phí trực tiếp khác bao gồm chi phí
cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp nhiệm vụ được giao như: di chuyển
lực lượng lao động, máy thiết bị trong nội bộ công trường, bảo vệ môi trường
cho người lao động và môi trường xung quanh, an toàn lao động, đảm bảo giao
thông và chi phí khác chưa xác định trong định mức tiêu hao vật tư, nhân công,
máy thiết bị.
Chi phí trực tiếp khác được tính tối
đa bằng 1% tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy.
5. Chi phí chung
a) Chi phí chung là Khoản chi phí của
nhà thầu, đơn vị được đặt hàng, giao nhiệm vụ (không bao gồm chi phí quản lý của
cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý đặt hàng, giao kế hoạch sản phẩm, dịch vụ
công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia, bao gồm: chi phí
tiền lương và các Khoản chi có tính chất lương, các Khoản đóng góp và các chế độ
khác cho bộ máy quản lý; các Khoản đóng góp và các chế độ khác của lao động trực
tiếp sản xuất (chưa tính trong chi phí nhân công trực tiếp sản xuất); chi phí
điện, nước, điện thoại, xăng xe, công tác phí, văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ
cho bộ máy quản lý; chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý đối với
doanh nghiệp; chi hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết của đơn vị; chi phí
chuyển quân, chi phí làm nhà tạm (hoặc thuê nhà trọ) cho lực lượng thi công.
Chi phí chung được tính như sau:
- Đối với trường hợp bảo dưỡng công
trình chi phí tối đa bằng 66% chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.
- Đối với trường hợp sửa chữa công trình
chi phí tối đa bằng 5,3% chi phí trực tiếp.
- Đối với các nhiệm vụ công ích trong
lĩnh vực phòng, chống lụt, bão; ứng phó thiên tai, thảm họa: nếu phát sinh các Khoản
chi phí đãi ngộ cho các lực lượng tham gia theo quy định (nằm ngoài chi phí
nhân công đã được quy định tại Điểm 2 của phụ lục này) thì chi phí chung sau
khi xác định theo tỷ lệ nêu trên được bổ sung thêm các Khoản chi phí đãi ngộ
cho các lực lượng tham gia theo quy định.
b) Đối với các công trình tại vùng
núi, biên giới, hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung sẽ được Điều chỉnh với
hệ số từ 1,05 đến 1,1 do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định giá quyết định
tùy Điều kiện cụ thể của sản phẩm công ích.
6. Thu nhập chịu thuế tính trước
Thu nhập chịu thuế tính trước được xây
dựng bảo đảm giá sản phẩm, dịch vụ công ích phù hợp với mặt bằng thị trường,
trong phạm vi dự toán được giao nhưng tối đa không quá 6% tổng chi phí vật liệu,
chi phí nhân công, chi phí máy, chi phí trực tiếp khác và chi phí chung.
7. Thuế giá trị gia tăng: Áp dụng theo
quy định hiện hành.